Trưng bày chuyên đề “Sen trên cổ vật”

Trưng bày chuyên đề “Sen trên cổ vật”

 

 

Nhằm giới thiệu tới công chúng vẻ đẹp tinh túy và ý nghĩa của biểu tượng hoa sen trong tâm thức của người Việt, ngày 14/5, Bảo tàng Lịch sử quốc gia sẽ tổ chức trưng bày chuyên đề “Sen trên cổ vật”. Trưng bày giới thiệu khoảng 100 hiện vật tiêu biểu có niên đại từ thế kỷ 7 - 9 tới thời Nguyễn (1802 - 1945) đang được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia, góp phần phác họa lịch sử phát triển của nghệ thuật tạo hình và trang trí gắn với biểu tượng hoa sen trong dòng chảy văn hóa Việt. Một số nhóm hiện vật tiêu biểu gồm: Sen trên cổ vật cung đình triều Nguyễn, giới thiệu sưu tập hiện vật là đồ ngự dụng được chế tác từ những chất liệu quý hiếm như ngọc, vàng, bạc, ngà…; Sen trong nghệ thuật Phật giáo, vật dụng nghi lễ và đồ thờ cúng, giới thiệu bộ sưu tập gồm tượng Phật, vật dụng nghi lễ và đồ thờ cúng bằng gỗ, đồng, gốm, đất nung, sành… có niên đại từ từ kỷ 11 đến thế kỷ 20; Sen trên vật liệu kiến trúc, tiêu biểu là kiến trúc Phật giáo thời Lý - Trần, hoa sen được trang trí rất phổ biến, là mô típ chủ đạo. Sen có thể được trang trí ở từng bộ phận của công trình như trên các bức phù điêu đá tảng kê chân cột, bệ tượng Phật, gạch lát nền, diềm ngói…, nhưng cũng có thể là biểu tượng của toàn bộ công trình như chùa Một Cột (thời Lý); Sen trong đời sống xã hội; Tranh thêu đề tài hoa sen… 

Trưng bày mở cửa đón khách tham quan từ ngày 14 tháng 5 đến cuối tháng 9 năm 2015, tại phòng trưng bày chuyên đề Bảo tàng Lịch sử quốc gia, số 1, phố Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Hình ảnh một số hiện vật sẽ giới thiệu trong trưng bày chuyên đề “Sen trên cổ vật”:

Tranh thêu sen-hạc Vải. Thời Nguyễn, niên hiệu Bảo Đại, năm Ất Hợi (1935). Thêu chỉ nhiều màu hình khóm sen, cỏ lau và đôi hạc trên đầm nước. Bên phải tranh thêu bốn chữ "Lam ngọc lương duyên", mang ý nghĩa chúc cho hôn nhân được tốt đẹp dài lâu.

 

Lư hương hình lá sen Gốm men rạn. Thời Lê Trung Hưng, gốm Bát Tràng thế kỷ 17 – 18.

Chân đèn hình đài sen Gốm men nâu. Thời Trần, thế kỷ 13 – 14.

Ống bút đúc nổi hình sen - cua Bạc. Thời Nguyễn, thế kỷ 19 – 20.

Ang rửa bút hình lá sen Ngọc. Thời Nguyễn, thế kỷ 19 – 20 hiện vật Cung đình Huế.

 

           

Hộp vẽ khóm sen và chim Gốm hoa lam. Thời Lê Sơ, thế kỷ 15. Hiện vật tàu đắm Cù Lao Chàm, Hội An, Quảng Nam.


Hộp thuốc đúc nổi hình sen - uyên ương
Bạc. Thời Nguyễn, thế kỷ 19 – 20.

Hộp chạm lộng hoa lá trong ô cánh sen Vàng. Thời Nguyễn, thế kỷ 19 – 20.

Gạch lát nền in nổi hình hoa sen mãn khai Đất nung. Thời Lý, thế kỷ 11 – 13.

Josdar

 
 
 
Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Thông báo

Thư viện

- Tác giả: Viện Khảo cổ học - Nhà xb: Khoa học xã hội - 2024 - Số trang: 1358tr - Khổ: 19x27cm
- Tác giả: Trương Khởi Chi (Chủ biên) - Nhà xuất bản: Đại học Quốc gia Hà Nội - Năm xb: 2021 - Khổ sách: 16 x 24 - Số trang: 661 trang
- Tác giả: Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa - Nhà xuất bản: Thanh Hóa – 2020 - Số trang: 212 tr - Khổ sách: 21 x 29,7cm
- Tác giả:  GS.TS. Nguyễn Hữu Minh PGS.TS. Phan Thị Mai Hương PGS.TS. Vũ Thị Thanh Hương PGS.TS. Vũ Mạnh Lợi - Năm xuất bản: ...
- Tác giả: Paul Ory - Người dịch: Phạm Văn Tuân - Nhà xb: Dân Trí, 2019 - Khổ: 14 x 20,5 - Số trang: 164tr
- Tác giả :TS.Trần Thị Phương Hoa (Chủ biên), Viện sử học - Năm xuất bản: 2023 - Số trang: 432tr  
- Tác giả: Viện KHXH vùng Nam Bộ - Năm xuất bản: 2023 - Nhà xb:Lao Động - Số trang: 500  
- Tác giả : TS. Lý Hoàng Mai (Chủ biên)​ - Năm xuất bản: 2022 - Số trang: 244

Tạp chí

Phần 3: KCH sơ sử và nhà nước sớm
Huyện Hoàng Su Phì và Xín Mần nằm ở phía tây tỉnh Hà Giang, cách thành phố Hà Giang 100 - 150 km về phía tây; phía bắc giáp tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, phía tây giáp tỉnh Lào Cai, phía đông giáp huyện Vị Xuyên và huyện Bắc Quang, phía nam giáp huyện Quang Bình.

61 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội

+8424 38255449
Copyright © 2016 by khaocohoc.gov.vn.
Thiết kế bởi VINNO
Tổng số lượt truy cập: 9209695
Số người đang online: 11