Thanh Hóa: Phát hiện đường thần đạo ở khu di tích 600 năm tuổi

Thanh Hóa: Phát hiện đường thần đạo ở khu di tích 600 năm tuổi

 

 

Khu di tích thành Nhà Hồ (Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) đã được lập hồ sơ đề nghị Trung tâm Di sản thế giới công nhận di sản văn hóa của nhân loại. Mới đây các nhà khảo cổ đã phát hiện tại đây trục đường thần đạo, đường vua đi lên trung tâm đàn tế.

alt

Di tích đàn tế Nam Giao, huyện Vĩnh Lộc đã được UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt khai quật mở rộng lần cuối cùng để bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa lịch sử với tổng diện tích là 24.000m2. 

Đàn tế nằm trong quần thể di tích thành nhà Hồ đã được lập hồ sơ đề nghị Trung tâm Di sản thế giới công nhận là di sản văn hóa của nhân loại. Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy những bằng chứng khẳng định giá trị đặc biệt của đàn tế này. 
 
Sau nhiều lần khai quật, di tích của đàn tế Nam Giao đã bắt đầu hiện rõ. Đây là đàn tế duy nhất may mắn không bị xâm hại bởi các tác nhân tự nhiên cũng như sự tàn phá của con người sau hơn 600 năm lịch sử. Theo các nhà chuyên môn có thể còn xuất hiện những điều bất ngờ tiếp theo trong quá trình tìm kiếm tư liệu lịch sử sống ở cụm di tích có giá trị đặc biệt quý hiếm này.


Theo TS Đỗ Quang Trọng - Trưởng Ban quản lí di tích thành nhà Hồ: Trong đợt khai quật thứ 4 mới đây, các nhà khai quật đã tìm thấy giếng ngự duyên được kè bằng đá, có hình vuông, bốn cạnh bằng nhau. mỗi cạnh dài khoảng 14m, giếng sâu 9m, được kè bằng đá. Qua việc phát hiện giếng ngọc có thể khẳng định nhà Hồ là một trong những triều đại phong kiến sử dụng thành thạo nhất kỹ thuật ghép đá, gia cố, cắt gọt và lắp ghép.

Đặc biệt, mới đây nhất các nhà khảo cổ học đã phát hiện trục đường thần đạo là con đường vua đi lên trung tâm đàn để làm lễ tế trời cầu cho quốc thái dân an. Con đường thần đạo mới được phát hiện dài khoảng 125 - 130m ở khu vực cấp nền thứ ba. Đường có ba lối đi, lối đi ở giữa nổi cao hơn so với hai lối hai bên. 


Đến thời điểm này có thể khẳng định giá trị toàn vẹn của đàn tế Nam Giao, một di tích đặc biệt ý nghĩa, ghi đậm dấu ấn của vương triều nhà Hồ. Để bảo vệ những khu vực trong khuôn viên khu di tích thành nhà Hồ có khả năng bị bào mòn, hư hỏng vì thời tiết, địa phương và ngành chức năng đã tiến hành xử lí như kè, phủ nilông, đệm cát che chắn.
 
Mới đây Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và UBND tỉnh Thanh Hóa đã đồng ý cho xây dựng kho bảo quản những hiện vật khai quật từ khu di tích thành nhà Hồ và đàn tế Nam Giao. 

 
 
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Thông báo

Thư viện

- Tác giả: Viện Khảo cổ học - Nhà xb: Khoa học xã hội - 2024 - Số trang: 1358tr - Khổ: 19x27cm
- Tác giả: Trương Khởi Chi (Chủ biên) - Nhà xuất bản: Đại học Quốc gia Hà Nội - Năm xb: 2021 - Khổ sách: 16 x 24 - Số trang: 661 trang
- Tác giả: Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa - Nhà xuất bản: Thanh Hóa – 2020 - Số trang: 212 tr - Khổ sách: 21 x 29,7cm
- Tác giả:  GS.TS. Nguyễn Hữu Minh PGS.TS. Phan Thị Mai Hương PGS.TS. Vũ Thị Thanh Hương PGS.TS. Vũ Mạnh Lợi - Năm xuất bản: ...
- Tác giả: Paul Ory - Người dịch: Phạm Văn Tuân - Nhà xb: Dân Trí, 2019 - Khổ: 14 x 20,5 - Số trang: 164tr
- Tác giả :TS.Trần Thị Phương Hoa (Chủ biên), Viện sử học - Năm xuất bản: 2023 - Số trang: 432tr  
- Tác giả: Viện KHXH vùng Nam Bộ - Năm xuất bản: 2023 - Nhà xb:Lao Động - Số trang: 500  
- Tác giả : TS. Lý Hoàng Mai (Chủ biên)​ - Năm xuất bản: 2022 - Số trang: 244

Tạp chí

Phần 3: KCH sơ sử và nhà nước sớm
Huyện Hoàng Su Phì và Xín Mần nằm ở phía tây tỉnh Hà Giang, cách thành phố Hà Giang 100 - 150 km về phía tây; phía bắc giáp tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, phía tây giáp tỉnh Lào Cai, phía đông giáp huyện Vị Xuyên và huyện Bắc Quang, phía nam giáp huyện Quang Bình.

61 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội

+8424 38255449
Copyright © 2016 by khaocohoc.gov.vn.
Thiết kế bởi VINNO
Tổng số lượt truy cập: 9174087
Số người đang online: 21