Phát hiện quần thể kiến trúc thời Trần ở Nghệ An

Phát hiện quần thể kiến trúc thời Trần ở Nghệ An

 

 

Theo báo cáo sơ bộ Kết quả khai quật khảo cổ học di tích động Lỗ Ngồi của Trung tâm nghiên cứu Kinh Thành (Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) đã phát hiện được quần thể kiến trúc thời Trần ở Nghệ An.

 Phát hiện quần thể kiến trúc thời Trần ở Nghệ An

Các chuyên gia đã phát hiện mặt bằng một tòa kiến trúc có niên đại từ thời Trần với nhiều di vật lịch sử tại núi Đụn, xã Vân Diên, huyện Nam Đàn, Nghệ An.

Trước đó, vào năm 2014, trong quá trình điều tra thực địa tại di chỉ thành Vạn An, các chuyên gia khảo cổ học Trung tâm tâm nghiên cứu Kinh Thành (Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) đã phát hiện mặt bằng một tòa kiến trúc trên động Lỗ Ngồi.

Di tích động Lỗ Ngồi có vị trí ở sườn núi phía Nam của dãy núi Hùng Sơn (rú Đụn), phía sau lăng mộ của vua Mai Hắc Đế và có mặt bằng tương đối bằng phẳng, cao hơn lăng mộ vua Mai Hắc Đế 50m.

Tiến hành khai quật di tích này đã phát lộ nhiều dấu tích, hiện vật được các chuyên gia nhận định có mối liên hệ chặt chẽ với di tích lăng mộ vua Mai Hắc Đế.

Điểm khai quật thứ nhất có mặt bằng hình chữ nhật diện tích 241,2m2. Dấu vết còn lại bao gồm bó nền, móng trụ bằng đá được kè kiên cố, ở giữa bó nền có một bậc thềm dẫn xuống sân, các chân tảng bằng đá chế tác đơn giản, kích thước 30cm x 30cm được đặt trên các móng trụ, nền được xử lý kiên cố và đầm chặt bằng chất liệu.

Trong lòng kiến trúc có nhiều di vật như: ngói mũi lá, đồ sành, sứ đặc trưng của văn hóa Trần. Phía trước di tích là khoảng sân có diện tích dài 14,5m, rộng 8,1m, nối với kiến trúc di tích điểm thứ nhất với một hệ thống bậc tam cấp.

Dựa trên kiến trúc nền móng còn lại và các di vật, các chuyên gia đã bước đầu xác định được di tích này có mặt bằng kiến trúc hình chữ nhật, khung gỗ, mái lợp ngói lá, khoảng cách các cột trong gian là 3,3m, di tích có chiều rộng là 6m.

Điều đặc biệt là di tích này có kiến trúc khá khác lạ với số gian thiên số chẵn (6 gian) khác với số gian lẻ thường thấy ở các kiến trúc phổ biến cùng thời kỳ.

Điểm thứ hai, tại vị trí phía Tây của khu đất thứ nhất, một mặt bằng kiến trúc hình vuông, có diện tích 129,6m2, còn nguyên bó nền và gia cố trụ móng, được xây dựng khá kiên cố với cấu trúc gồm 2 phần, phần đế rộng trung bình 60cm đến 80cm, được xếp bằng đá; phần thân xếp bằng gạch, hình chữ nhật, màu xám và màu đỏ.

Điểm đặc biệt tại điểm này là gạch bó nền hình chữ nhật và múi bưởi thời Tùy - Đường. Ngoài ra còn có nhiều di vật để sử dụng trong việc trang trí kiến trúc như: tượng chim uyên ương, tượng đầu rồng, tay rồng, lá đề, đầu đao được làm từ đất nung. Đặc biệt là các mảnh tháp bằng đất nung loại nhỏ 5 tầng, cao trung bình 30cm - 40cm.

Việc tìm thấy di tích động Lỗ Ngồi và các hiện vật liên quan ở khu vực Đền vua Mai, kết hợp với các yếu tố địa hình của khu vực này đã cho thấy mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Di tích động Lỗ Ngồi cũng được đánh giá là quần thể kiến trúc thời Trần đầu tiên được phát hiện ở khu vực Nghệ An và cũng là kiến trúc sớm nhất do triều đại phong kiến Việt Nam xây dựng để tôn vinh, ghi nhận công lao của vua Mai Hắc Đế.

(Theo: XUÂN LÊ - phunuonline.com.vn)

 

 
 
 
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Thông báo

Thư viện

- Tác giả: Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa - Nhà xuất bản: Thanh Hóa – 2020 - Số trang: 212 tr - Khổ sách: 21 x 29,7cm
- Tác giả:  GS.TS. Nguyễn Hữu Minh PGS.TS. Phan Thị Mai Hương PGS.TS. Vũ Thị Thanh Hương PGS.TS. Vũ Mạnh Lợi - Năm xuất bản: ...
- Tác giả: Paul Ory - Người dịch: Phạm Văn Tuân - Nhà xb: Dân Trí, 2019 - Khổ: 14 x 20,5 - Số trang: 164tr
- Tác giả :TS.Trần Thị Phương Hoa (Chủ biên), Viện sử học - Năm xuất bản: 2023 - Số trang: 432tr  
- Tác giả: Viện KHXH vùng Nam Bộ - Năm xuất bản: 2023 - Nhà xb:Lao Động - Số trang: 500  
- Tác giả : TS. Lý Hoàng Mai (Chủ biên)​ - Năm xuất bản: 2022 - Số trang: 244
NXB Tổng hợp TPHCM vừa ra mắt trọn bộ 2 quyển sách Khảo cổ học Đồng bằng sông Mê Kông - Tập II: Văn minh vật chất Óc Eo của tác giả Louis Malleret do...
- Tác giả: Phạm Văn Kỉnh - Nhà xb: Văn hóa dân tộc - Năm xb: 2024 - Số trang: 302tr

Tạp chí

Huyện Hoàng Su Phì và Xín Mần nằm ở phía tây tỉnh Hà Giang, cách thành phố Hà Giang 100 - 150 km về phía tây; phía bắc giáp tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, phía tây giáp tỉnh Lào Cai, phía đông giáp huyện Vị Xuyên và huyện Bắc Quang, phía nam giáp huyện Quang Bình.
QUY ĐỊNH GỬI BÀI CHO TẠP CHÍ KHẢO CỔ HỌC    

Tin tức khác


61 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội

+8424 38255449
Copyright © 2016 by khaocohoc.gov.vn.
Thiết kế bởi VINNO
Tổng số lượt truy cập: 9025854
Số người đang online: 30