Phát hiện di tích người nguyên thủy tại Cao Bằng

Phát hiện di tích người nguyên thủy tại Cao Bằng

 

 

Đầu tháng 7 năm 2007, Viện Khảo cổ học phối hợp với Bảo tàng Cao Bằng tiến hành điều tra, khảo sát khảo cổ học tại khu vực sơn khối đá vôi huyện Hoà An, tỉnh Cao Bằng và đã phát hiện một số di tích cư trú của người nguyên thuỷ tại hang đá Ngườm Bốc, thuộc địa phận xã Hồng Việt.

Phát hiện di tích người nguyên thủy tại Cao Bằng

Hang Ngường Bốc phân bố trên sườn phía tây một quả núi lớn, ở độ cao hơn 10 mét so với chân núi. Miệng hang hình vòm lớn mở về phía tây, trên trần có nhũ buông phủ, diện tích bề mặt khoảng 500m2, phần lớn diện tích lòng hang nhận được ánh sáng tự nhiên suốt cả ngày.

Hiện tại phần lớn diện tích bề mặt hang đã bị xáo trộn do quá trình đào bới tìm vàng của nhân dân địa phương, cũng như thăm dò khảo sát của anh em địa chất. Bằng chứng là có nhiều hố đào sâu hiện đang tồn tại trong lòng hang. Chính những hoạt động này đã vô tình huỷ hoại phần lớn lớp trầm tích văn hoá thời tiền sử, chỉ còn sót lạị một diện tích không lớn gần cửa hang.

          Qua khảo sát cho thấy lớp trầm tích văn hoá tiền sử đã bị can xi hoá mạnh gần như hoá thạch hiện còn phân bố ở hai bên vách trái và vách phải khu vực gần cửa hang. Lớp trầm tích văn hoá dày không đều từ 50cm - 80cm, được kết cấu bởi đất á sét thường có trong hang động và vỏ ốc suối (Melania), xương động vật, hạt quả và đặc biệt là công cụ lao động của người nguyên thuỷ. Do vậy để tiến hành đào thám sát, đoàn khảo sát đã phải sử dụng đến công cụ như búa, đục và xà beng để đào đục lấy ra từ những khối trầm tích văn hoá đang bị Carbonat Canxi hoá (Ca2Co3) những di vật khảo cổ. Trong khối trầm tích này có chứa xương cốt động vật bán hoá thạch, vỏ ốc suối khá lớn hầu hết đã bị chặt đít và đặc biệt quý hơn cả là có cả công cụ bằng đá cũng nằm trong đó. Theo các nhà nghiên cứu thì để thành tạo được lớp trầm tích như vậy phải trải qua thời gian ít nhất là khoảng 10.000 năm cách nay.

    Kết quả của việc đào thám sát 4m2 đã thu được hàng chục công cụ lao động bằng đá cùng nhiều tàn tích thức ăn của người nguyên thuỷ. Tất cả  công cụ đều được chế tác từ đá cuội sông suối, bằng kỹ thuật ghè đẽo trực tiếp, thô sơ. Bộ sưu tập Ngườm Bốc chứa những đặc trưng kỹ thuật văn hoá Hoà Bình sớm thể hiện qua những dạng công cụ đặc trưng như loại công cụ dạng bàu dục, rìu ngắn v.v… Chưa có đồ đá mài và đồ gốm.

Phần lớn xương răng động vật đều là những loài thú nhỏ, đáng chú ý là đã tìm thấy những dấu tích của hạt thực vật như hạt trám, hạt lai ( một loại quả mà người dân địa phương hiện nay vẫn thường ăn để lấy tinh dầu )

Theo TS. Trình Năng Chung, trưởng đoàn khảo sát Viện Khảo cổ học cho biết, dựa vào nghiên cứu tổng thể các di vật khảo cổ, màu sắc cấu tạo trầm tích và mức độ hoá thạch các xương răng động vật, các nhà khảo cổ cho rằng, Ngườm Bốc là một di tích cư trú của người nguyên thuỷ sống ở vào giai đoạn chuyển tiếp giữa thời đại đá cũ và đá mới, có tuổi địa chất cuối hậu kỳ Cánh tân - đầu Toàn tân, cách nay nay khoảng 10.000 năm trước. Đây là di tích thuộc giai đoạn văn hoá Hoà Bình sớm tìm thấy trên đất Cao Bằng.

Hiện tại, Các cơ quan chức năng địa phương và các nhà khảo cổ học đang tiếp tục nghiên cứu, lập phương án khai quật để làm rõ thêm giá trị khoa học, lịch sử - văn hoá của di tích này.

 
 
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Thông báo

Thư viện

- Tác giả: Viện Khảo cổ học - Nhà xb: Khoa học xã hội - 2024 - Số trang: 1358tr - Khổ: 19x27cm
- Tác giả: Trương Khởi Chi (Chủ biên) - Nhà xuất bản: Đại học Quốc gia Hà Nội - Năm xb: 2021 - Khổ sách: 16 x 24 - Số trang: 661 trang
- Tác giả: Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa - Nhà xuất bản: Thanh Hóa – 2020 - Số trang: 212 tr - Khổ sách: 21 x 29,7cm
- Tác giả:  GS.TS. Nguyễn Hữu Minh PGS.TS. Phan Thị Mai Hương PGS.TS. Vũ Thị Thanh Hương PGS.TS. Vũ Mạnh Lợi - Năm xuất bản: ...
- Tác giả: Paul Ory - Người dịch: Phạm Văn Tuân - Nhà xb: Dân Trí, 2019 - Khổ: 14 x 20,5 - Số trang: 164tr
- Tác giả :TS.Trần Thị Phương Hoa (Chủ biên), Viện sử học - Năm xuất bản: 2023 - Số trang: 432tr  
- Tác giả: Viện KHXH vùng Nam Bộ - Năm xuất bản: 2023 - Nhà xb:Lao Động - Số trang: 500  
- Tác giả : TS. Lý Hoàng Mai (Chủ biên)​ - Năm xuất bản: 2022 - Số trang: 244

Tạp chí

Phần 3: KCH sơ sử và nhà nước sớm
Huyện Hoàng Su Phì và Xín Mần nằm ở phía tây tỉnh Hà Giang, cách thành phố Hà Giang 100 - 150 km về phía tây; phía bắc giáp tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, phía tây giáp tỉnh Lào Cai, phía đông giáp huyện Vị Xuyên và huyện Bắc Quang, phía nam giáp huyện Quang Bình.

61 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội

+8424 38255449
Copyright © 2016 by khaocohoc.gov.vn.
Thiết kế bởi VINNO
Tổng số lượt truy cập: 9143572
Số người đang online: 19