Khai quật khảo cổ học thương cảng cổ Hội Thống ở Hà Tĩnh

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) phối hợp với các nhà khảo cổ học Nhật Bản và Bảo tàng tỉnh Hà Tĩnh tổ chức khai quật, khám phá khảo cổ học thương cảng cổ Hội Thống (thuộc xã Xuân Hội, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh).

Đây là hoạt động nằm trong kế hoạch thực hiện chương trình hợp tác nghiên cứu khảo cổ học và lịch sử quan hệ Việt Nam - Nhật Bản với Trường Đại học Chiêu Hòa (Nhật Bản).

Đoàn khảo cổ đang tiến hành mở các hố khai quật tại vị trí thương cảng cổ Hội Thống thuộc xã Xuân Hội, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh).
Đoàn khảo cổ đang tiến hành mở các hố khai quật tại vị trí thương cảng cổ Hội Thống (Hà Tĩnh).

Đoàn khảo khổ sẽ tổ chức khai quật tại hai địa điểm di tích Đình Hội ThốngĐền Cả thuộc xã Xuân Hội, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh). Diện tích cho phép khai quật là 20m2 (đình Hội Thống 10m2, đền Cả 10m2). Thời gian khai quật từ ngày 5/9 đến ngày 15/9/2016.

Đến thời điểm này, các nhà khảo cổ học Việt Nam và Nhật Bản đã tiến hành mở 4 hố khai quật, mỗi hố có chiều dài 2m, rộng 1m, sâu 1,5m. Địa điểm khai quật thứ nhất là Cồn Bồi, cách di tích Đền Cả 500m về hướng Đông, thuộc vị trí toạ độ: 18 độ, 44'16.6"N; 105 độ 46'14.7"E. Địa điểm thứ hai là phía trước đình Hội Thống về hướng Đông Bắc, có toạ độ: 18 độ 44'30.5"N 105 độ 46'13.7"E.

Hiện các nhà khảo cổ đang tiến hành bóc tách lớp sinh thổ phía trên các hố khai quật để tiến hành thăm dò sâu phía dưới các tầng văn hoá nhằm tìm kiếm hiện vật. Quá trình này đã phát lộ các mảnh gốm, sành, sứ cổ ở mặt trên các hố khai quật.

Theo ông Lê Bá Hạnh, Phó giám đốc Bảo tàng Hà Tĩnh, Hội Thống là thương cảng cổ có vai trò quan trọng trong lịch sử phát triển của dân tộc Việt thời Lý - Trần.

Quá trình này đã phát lộ các mảnh gốm, sành, sứ cổ ở mặt trên các hố khai quật.
Quá trình này đã phát lộ các mảnh gốm, sành, sứ cổ ở mặt trên các hố khai quật.

Cuộc khai quật khảo cổ học lần này nhằm bổ sung thêm tư liệu cho quá trình xác định quy mô vị trí và vai trò của thương cảng cổ Hội Thống trong hệ thống thương mại biển ven bờ khu vực Bắc Trung bộ Việt Nam. Đồng thời nghiên cứu vai trò của thương cảng cổ trong đó có cảng biển Hội Thống và mối quan hệ giao thương giữa hai quốc gia Nhật Bản - Đại Việt trong tiến trình phát triển lịch sử của dân tộc.

Theo khampha

Thông báo

Thư viện

- Tác giả: Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa - Nhà xuất bản: Thanh Hóa – 2020 - Số trang: 212 tr - Khổ sách: 21 x 29,7cm
- Tác giả:  GS.TS. Nguyễn Hữu Minh PGS.TS. Phan Thị Mai Hương PGS.TS. Vũ Thị Thanh Hương PGS.TS. Vũ Mạnh Lợi - Năm xuất bản: ...
- Tác giả: Paul Ory - Người dịch: Phạm Văn Tuân - Nhà xb: Dân Trí, 2019 - Khổ: 14 x 20,5 - Số trang: 164tr
- Tác giả :TS.Trần Thị Phương Hoa (Chủ biên), Viện sử học - Năm xuất bản: 2023 - Số trang: 432tr  
- Tác giả: Viện KHXH vùng Nam Bộ - Năm xuất bản: 2023 - Nhà xb:Lao Động - Số trang: 500  
- Tác giả : TS. Lý Hoàng Mai (Chủ biên)​ - Năm xuất bản: 2022 - Số trang: 244
NXB Tổng hợp TPHCM vừa ra mắt trọn bộ 2 quyển sách Khảo cổ học Đồng bằng sông Mê Kông - Tập II: Văn minh vật chất Óc Eo của tác giả Louis Malleret do...
- Tác giả: Phạm Văn Kỉnh - Nhà xb: Văn hóa dân tộc - Năm xb: 2024 - Số trang: 302tr

Tạp chí

Huyện Hoàng Su Phì và Xín Mần nằm ở phía tây tỉnh Hà Giang, cách thành phố Hà Giang 100 - 150 km về phía tây; phía bắc giáp tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, phía tây giáp tỉnh Lào Cai, phía đông giáp huyện Vị Xuyên và huyện Bắc Quang, phía nam giáp huyện Quang Bình.
QUY ĐỊNH GỬI BÀI CHO TẠP CHÍ KHẢO CỔ HỌC    

Tin tức khác


61 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội

+8424 38255449
Copyright © 2016 by khaocohoc.gov.vn.
Thiết kế bởi VINNO
Tổng số lượt truy cập: 9028300
Số người đang online: 12