Công bố kết quả thăm dò, khai quật khảo cổ Lỵ sở Dinh chúa Nguyễn (Quảng Trị)

Chiều 2/8, Trung tâm Bảo tồn Di tích và Danh thắng phối hợp Bảo tàng tỉnh Quảng Trị và UBND huyện Triệu Phong đã công bố sơ bộ kết quả cuộc thăm dò, khai quật khảo cổ Lỵ sở dinh chúa Nguyễn (1558-1626) tại huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.

Cuộc thăm dò và khai quật khảo cổ đã tìm ra được những bằng chứng thông qua những chứng tích, kí ức lịch sử về Lỵ sở của chúa Nguyễn, với một khu vực có sự góp mặt của nhiều công trình kiến trúc, đặc biệt là kiến trúc la thành.

Những dấu tích về thời kỳ chúa Nguyễn Hoàng dựng nghiệp được khai quật để phục vụ nghiên cứu

Sau đợt khai quật đã phát hiện nhiều dấu tích khác nhau như: gạch ngói và đồ gốm gạch chủ yếu là gạch thẻ màu đỏ, có độ nung thấp, dễ gọt cắt, chất liệu được làm khá kĩ; ngói chủ yếu là ngói phẳng, mỏng, độ nung thấp, có phát hiện thấy ngói mũi sen nhưng rất hiếm; đồ đất nung chủ yếu là các loại bát, nhiều mảnh nối còn giữ nguyên cả vết cháy đen do hun nấu, có niên đại từ thế kỷ XVI-XIX; gốm sành khá phổ biến, đa dạng về loại hình như bình, vò, hũ, chậu, lọ… có niên đại từ thế kỷ XV-XIX; gốm men và gốm sứ chủ yếu là đồ Trung Hoa có xuất xứ từ các lò Phúc Kiến, Quảng Đông, Cảnh Đức, gốm đẹp và có tính thương mại cao, có nhiều mẫu sang trọng để dùng trong tầng lớp quý tộc có niên đại từ thế kỷ XV- XIX…

Cuộc thăm dò, khai quật khảo cổ lần này là một nội dung nằm trong đề tài nghiên cứu “Những luận chứng khoa học lịch sử” nhằm xác định 3 vị trí lịch sử để phục vụ cho công tác quy hoạch, đầu tư, tôn tạo các di tích liên quan đến chúa Nguyễn trên địa bàn huyện Triệu Phong”, theo quyết định của Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch.

Những mảnh gạch, gốm sứ thu được trong quá trình khai quật

Cuộc khai quật được tiến hành tại khu vực thực địa ở Cát Dinh, thôn Trà Liên, xã Triệu Giang, huyện Triệu Phong trong 14 ngày từ 20/7-2/8, trên tổng diện tích 113,63m2, bao gồm 3 khu vực: Trà Bát 1, Trà Bát 2 và Trà Bát 3, thuộc xã Triệu Giang.

Theo đó, tại khu vực Trà Bát 1, các nhà khảo cổ đã thực hiện tại 3 hố với mục tiêu thăm dò cấu trúc La thành dinh Chúa Nguyễn với diện tích 67,13m2. Tại khu vực Trà Bát 2, mục tiêu thăm dò dấu tích Dinh Cát với diện tích 18m2. Khu vực Trà Bát 3 với mục tiêu thăm dò cấu trúc di tích Phủ Thờ sau khi chúa Nguyễn dời dinh, khu vực này được lấy làm nơi thờ bài vị Trung ương, với tổng diện tích 28,5m2. Ngoài ra, thăm dò 2 bờ đất nghi là lũy thành.

Tại các hố khai quật ở Trà Bát 1, với dấu vết các vệt thành, những phát hiện khảo cổ cũng đưa đến những kiến thức về kĩ thuật xây dựng thành thời kỳ này. Từ những chứng cứ khảo cổ ở khu vực trà Bát 2 và Trà Bát 3 cũng đưa đến những kết luận quan trọng như: khu vực Trà Bát 1 chính là nơi có khả năng là lỵ sở của chúa Nguyễn những năm đầu thế kỉ XVII; kết quả khai quật ở Cồn Dinh hay Phủ Thờ chứng minh trước đây nơi sầm uất, nơi tụ cư đông đúc.

dinh_chua_nguyen_qt.jpg

Các nhà khảo cổ cho rằng, đây mới chỉ là kết quả bước đầu nên cần phải có thời gian tìm hiểu sâu hơn mới có thể đưa ra khẳng định chính xác

Được biết, dấu ấn chúa Nguyễn Hoàng tại Quảng Trị được ghi lại theo lịch sử bắt đầu từ 1558, tính từ khi chúa Nguyễn Hoàng vào trấn thủ vùng đất mới. Ông đã dừng lại ở Ái Tử (nay huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị) và đặt thủ phủ đầu tiên. Sau đó, năm 1570 chúa Nguyễn Hoàng cho dời dinh từ Ái Tử sang làng Trà Bát còn gọi là Dinh Trà Bát. Năm 1600, Nguyễn Hoàng trở lại Thuận Hóa và tiến hành chuyển lỵ sở một lần nữa gọi là Dinh Cát (hay Cát Dinh). Năm 1626, ông tiến hành cho dời Lỵ sở từ Quảng Trị vào vùng Phước Yên của Thừa Thiên Huế. Tuy nhiên, Dinh Cát được xem là 1 trong 12 dinh của xứ đàng trong. Đồng thời, là trung tâm hành chính, chính trị từ thế kỉ XVII-XVIII. Vào thời kỳ 1802-1809 khi vua Gia Long lập dinh Quảng Trị thì Dinh Cát là được xem là lỵ sở của dinh Quảng Trị buổi ban đầu.

(Tổng hợp: baoquangtri; dantri; vietnam+)

Thông báo

Thư viện

- Tác giả: Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa - Nhà xuất bản: Thanh Hóa – 2020 - Số trang: 212 tr - Khổ sách: 21 x 29,7cm
- Tác giả:  GS.TS. Nguyễn Hữu Minh PGS.TS. Phan Thị Mai Hương PGS.TS. Vũ Thị Thanh Hương PGS.TS. Vũ Mạnh Lợi - Năm xuất bản: ...
- Tác giả: Paul Ory - Người dịch: Phạm Văn Tuân - Nhà xb: Dân Trí, 2019 - Khổ: 14 x 20,5 - Số trang: 164tr
- Tác giả :TS.Trần Thị Phương Hoa (Chủ biên), Viện sử học - Năm xuất bản: 2023 - Số trang: 432tr  
- Tác giả: Viện KHXH vùng Nam Bộ - Năm xuất bản: 2023 - Nhà xb:Lao Động - Số trang: 500  
- Tác giả : TS. Lý Hoàng Mai (Chủ biên)​ - Năm xuất bản: 2022 - Số trang: 244
NXB Tổng hợp TPHCM vừa ra mắt trọn bộ 2 quyển sách Khảo cổ học Đồng bằng sông Mê Kông - Tập II: Văn minh vật chất Óc Eo của tác giả Louis Malleret do...
- Tác giả: Phạm Văn Kỉnh - Nhà xb: Văn hóa dân tộc - Năm xb: 2024 - Số trang: 302tr

Tạp chí

Huyện Hoàng Su Phì và Xín Mần nằm ở phía tây tỉnh Hà Giang, cách thành phố Hà Giang 100 - 150 km về phía tây; phía bắc giáp tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, phía tây giáp tỉnh Lào Cai, phía đông giáp huyện Vị Xuyên và huyện Bắc Quang, phía nam giáp huyện Quang Bình.
QUY ĐỊNH GỬI BÀI CHO TẠP CHÍ KHẢO CỔ HỌC    

Tin tức khác


61 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội

+8424 38255449
Copyright © 2016 by khaocohoc.gov.vn.
Thiết kế bởi VINNO
Tổng số lượt truy cập: 9028271
Số người đang online: 25