Phát hiện khu kiến trúc cổ tại Đồng Tháp

Phát hiện khu kiến trúc cổ tại Đồng Tháp

 

 

Sau 25 ngày khai quật, với diện tích gần 400 m2 tại khu di tích Gò Tháp, các nhà khảo cổ phát hiện khu kiến trúc cổ hoàn toàn không giống với các các kiến trúc được khai quật tại vùng Tây Nam Bộ trước đó.

Phát hiện khu kiến trúc cổ tại Đồng Tháp

Ngày 18/7, TS Đào Linh Côn, Trung tâm Nghiên cứu khảo cổ, thuộc Viện Phát triển bền vững vùng Nam Bộ cho biết, hiện vật khai quật được tại khu di tích Gò Tháp (xã Tân Kiều, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp), gồm: nền gạch cổ có kết cấu vuông (15 m x 15 m); gạch xây có kích cỡ 10 - 30 cm, độ dày của gạch 6 cm; tường gạch được xây cao từ 1,5 đến hơn 2 m; bờ tường xây dày 80 – 90 cm. Nhưng cũng có nhiều loại gạch có kích cỡ lớn hơn bình thường. Tiếp tục đào sâu xuống móng, họ còn phát hiện dưới gạch được gia cố những khúc gỗ tròn lót ngang.
 Theo TS Đào Linh Côn, đây không phải là nét kiến trúc của người Chăm, nhưng chưa hẳn là của người Khmer. Nhận định ban đầu cho thấy, đây có thể là khu đền, tháp được xây dựng theo lối kiến trúc Ấn Độ giáo và có niên đại từ thế kỷ VII – X sau Công Nguyên.

Việc phát hiện khu kiến trúc cổ này làm rõ hơn về sự phát triển của vùng đất Tây Nam Bộ và một lần nữa khẳng định vùng đất này từng có một nền văn minh cổ phong phú. Ông Nguyễn Hữu Lý, Trưởng ban quản lý di tích Gò Tháp, nhận định đây có thể là kiến trúc của người Phù Nam.

Di tích này được biết đến từ trước, nhưng đến nay mới có điều kiện khai quật nghiên cứu. Sau khi hoàn thành việc khai quật, Ban quản lý sẽ làm mái bảo quản và phục vụ cho khách tham quan, nghiên cứu. Hiện nay, các nhà khảo cổ học tiếp tục khai quật để xác định thêm hiện vật và công bố niên đại chính xác của công trình này. Theo một số tài liệu sử học, từ thế kỷ thứ II đến thế kỷ thứ VII, từng có một vương quốc Phù Nam tồn tại ở vùng đất mà ngày nay là vùng đồng bằng Nam Bộ kéo qua TP HCM tới tận Nam Tây Nguyên. Đến thế kỷ thứ VII - VIII, Phù Nam bị Chân Lạp thôn tính. Chân Lạp trước đó là thuộc quốc của Phù Nam.

 
 
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Thông báo

Thư viện

- Tác giả: Viện Khảo cổ học - Nhà xb: Khoa học xã hội - 2024 - Số trang: 1358tr - Khổ: 19x27cm
- Tác giả: Trương Khởi Chi (Chủ biên) - Nhà xuất bản: Đại học Quốc gia Hà Nội - Năm xb: 2021 - Khổ sách: 16 x 24 - Số trang: 661 trang
- Tác giả: Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa - Nhà xuất bản: Thanh Hóa – 2020 - Số trang: 212 tr - Khổ sách: 21 x 29,7cm
- Tác giả:  GS.TS. Nguyễn Hữu Minh PGS.TS. Phan Thị Mai Hương PGS.TS. Vũ Thị Thanh Hương PGS.TS. Vũ Mạnh Lợi - Năm xuất bản: ...
- Tác giả: Paul Ory - Người dịch: Phạm Văn Tuân - Nhà xb: Dân Trí, 2019 - Khổ: 14 x 20,5 - Số trang: 164tr
- Tác giả :TS.Trần Thị Phương Hoa (Chủ biên), Viện sử học - Năm xuất bản: 2023 - Số trang: 432tr  
- Tác giả: Viện KHXH vùng Nam Bộ - Năm xuất bản: 2023 - Nhà xb:Lao Động - Số trang: 500  
- Tác giả : TS. Lý Hoàng Mai (Chủ biên)​ - Năm xuất bản: 2022 - Số trang: 244

Tạp chí

Phần 3: KCH sơ sử và nhà nước sớm
Huyện Hoàng Su Phì và Xín Mần nằm ở phía tây tỉnh Hà Giang, cách thành phố Hà Giang 100 - 150 km về phía tây; phía bắc giáp tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, phía tây giáp tỉnh Lào Cai, phía đông giáp huyện Vị Xuyên và huyện Bắc Quang, phía nam giáp huyện Quang Bình.

61 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội

+8424 38255449
Copyright © 2016 by khaocohoc.gov.vn.
Thiết kế bởi VINNO
Tổng số lượt truy cập: 9134409
Số người đang online: 17