Phát hiện thêm mộ cư dân sông Hồng 1.500 tuổi tại Ciputra

Phát hiện thêm mộ cư dân sông Hồng 1.500 tuổi tại Ciputra

 

 

4 tháng sau khi hai mộ cổ độc đáo được phát hiện ở công trường xây dựng khu đô thị Ciputra (Hà Nội), thêm một ngôi mộ cổ nữa được các công nhân thi công phát hiện khi đào móng xây dựng tại khu vực này.

Phát hiện thêm mộ cư dân sông Hồng 1.500 tuổi tại Ciputra

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PGS.TS Nguyễn Lân Cường - Phó Tổng thư ký Hội Khảo cổ học Việt Nam cho biết, ngôi mộ đã bị máy xúc cào gần hết, chỉ còn lại phần đáy; có chiều dài 4,3m, chiều ngang 0,94m. Phần chính thất của ngôi mộ dài 3,85m, rộng 0,63m. Chiều cao của phần đã bị phá đo được 0,7m.

Gạch dùng để xây mộ dài 28cm, rộng 16cm, dày 4,5cm. Đất trong mộ khá cứng và không có bùn. Nhiều khả năng mộ được xây theo kiểu vòm cuốn như hai ngôi mộ khai quật hối tháng 4.

Trao đổi với Đất Việt, PGS.TS Nguyễn Lân Cường cho biết: Điểm khác biệt so với hai ngôi mộ trước là đáy mộ không lát  gạch như hai ngôi mộ trước, ở giữa các viên gạch dường như có một chất kết dính và trên những viên gạch xây mộ không có hoa văn. Về cơ bản, ngôi mộ này có loại hình giống như ngôi mộ nhỏ trong hai ngôi mộ đã khai quật.

Hiện vật tìm thấy trong mộ gồm có đồ gốm và đinh quan tài làm bằng sắt. Trong quá trình khai quật, các nhà khảo cổ còn tìm thấy 1 chiếc vò sành màu nâu xám có 4 núm, 7 chiếc bát sứ.


Dựa vào cấu trúc của mộ và hiện vật thu được, ngôi mộ này cũng thuộc thời Lục triều (khoảng thế kỷ thứ 4 đến thế kỷ thứ 6), cùng thời với hai ngôi mộ đã khai quật. “Tôi tin rằng tại khu vực này, vẫn còn rất nhiều di tích nằm ở độ sâu khoảng 2m dưới lòng đất”,  PGS - TS Nguyễn Lân Cường nhận định.

Theo PGS.TS Nguyễn Lân Cường, từ những ngôi mộ và hiện vật khai quật được, bước đầu có thể phác thảo bức tranh về một cụm dân cư Việt cổ ven sông Hồng khoảng 1.500 năm trước: "Nằm ở ven sông Hồng, gần như chắc chắn ngôi làng Việt cổ đã có một bến thuyền, đóng vai trò quan trong đời sống, sinh hoạt của cư dân. Có thể người dân làng đã vận chuyển các vật tư, như gỗ, đá từ miền cao về bến và vận chuyển lương thực thực phẩm theo chiều ngược lại”.

Việc phát lộ những di tích mới cũng như nghiên cứu kỹ lưỡng về các hiện vật khảo cổ thu thập được sẽ là cơ sở để đưa ra kết luận về trình độ phát triển của cộng đồng dân cư Việt cổ ven sông Hồng.

 
 
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Thông báo

Thư viện

- Tác giả: Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa - Nhà xuất bản: Thanh Hóa – 2020 - Số trang: 212 tr - Khổ sách: 21 x 29,7cm
- Tác giả:  GS.TS. Nguyễn Hữu Minh PGS.TS. Phan Thị Mai Hương PGS.TS. Vũ Thị Thanh Hương PGS.TS. Vũ Mạnh Lợi - Năm xuất bản: ...
- Tác giả: Paul Ory - Người dịch: Phạm Văn Tuân - Nhà xb: Dân Trí, 2019 - Khổ: 14 x 20,5 - Số trang: 164tr
- Tác giả :TS.Trần Thị Phương Hoa (Chủ biên), Viện sử học - Năm xuất bản: 2023 - Số trang: 432tr  
- Tác giả: Viện KHXH vùng Nam Bộ - Năm xuất bản: 2023 - Nhà xb:Lao Động - Số trang: 500  
- Tác giả : TS. Lý Hoàng Mai (Chủ biên)​ - Năm xuất bản: 2022 - Số trang: 244
NXB Tổng hợp TPHCM vừa ra mắt trọn bộ 2 quyển sách Khảo cổ học Đồng bằng sông Mê Kông - Tập II: Văn minh vật chất Óc Eo của tác giả Louis Malleret do...
- Tác giả: Phạm Văn Kỉnh - Nhà xb: Văn hóa dân tộc - Năm xb: 2024 - Số trang: 302tr

Tạp chí

Huyện Hoàng Su Phì và Xín Mần nằm ở phía tây tỉnh Hà Giang, cách thành phố Hà Giang 100 - 150 km về phía tây; phía bắc giáp tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, phía tây giáp tỉnh Lào Cai, phía đông giáp huyện Vị Xuyên và huyện Bắc Quang, phía nam giáp huyện Quang Bình.
QUY ĐỊNH GỬI BÀI CHO TẠP CHÍ KHẢO CỔ HỌC    

Tin tức khác


61 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội

+8424 38255449
Copyright © 2016 by khaocohoc.gov.vn.
Thiết kế bởi VINNO
Tổng số lượt truy cập: 9024309
Số người đang online: 20