Hà Tĩnh: Phát hiện dãy thành lũy cổ bằng đá

Hà Tĩnh: Phát hiện dãy thành lũy cổ bằng đá

 

 

Ngày 17/6 Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch hà Tĩnh vừa cho biết, nhóm nghiên cứu khảo cổ học Hà Tĩnh vừa phát hiện đoạn thành lũy cổ bằng đá trên địa bàn xã Kỳ Lạc, huyện Kỳ Anh.

Hà Tĩnh: Phát hiện dãy thành lũy cổ bằng đá

Theo đó, thành lũy cổ được nhóm nghiên cứu phát hiện nằm ở đỉnh Đèo Bụt thuộc địa bàn xã Kỳ Lạc, huyện Kỳ Anh. Thành lũy nằm theo trục từ Tây sang Đông với chiều dài hơn 1km và được ghép bằng những phiến đá liếp kích thước to nhỏ không đều nhau.

Phía Nam, mặt đứng thành lũy tạo theo phương thẳng đứng (độ cao bình quân 3.5m - 4 m), phía Bắc chân thành lũy được mở rộng ra, cách nhau 5m lại được tạo một ô hình vuông (70cm x 70cm) xuyên từ mặt bắc sang mặt nam của thành và cứ 20 m có ghép lớp đá theo kiểu tam cấp để lên mặt lũy. Mặt trên thành lũy khá bằng phẳng, nơi rộng nhất là 2m, nơi hẹp nhất từ 1.20m 1.50m.

Khảo cứu ban đầu được biết, thành lũy cổ trên là một đoạn còn lại trong hệ thống lũy cổ Lâm Ấp (thời kỳ Đại Việt - Chăm Pa) kéo dài từ Tây sang Đông với độ dài khoảng trên 30 km do chúa Lâm Ấp là Phạm Văn (345-375) khởi công xây dựng để bảo vệ biên giới.

Lũy bắt đầu từ địa phận làng Ngưu Sơn tổng Hoằng Lễ (nay là xã Kỳ Nam, Kỳ phương) kéo tận lên làng Xuân Quan, Xuân Sơn tổng Vọng Liêu (nay là xã Kỳ Lạc), chỗ được ghép bằng đá, chỗ đắp bằng đất và xây dựng dựa vào dãy Hoành Sơn. Đến giai đoạn Trịnh - Nguyễn phân tranh (đợt thứ 5 - 5/1655-5/1659) thì hệ thống lũy này được chúa Trịnh Toàn củng cố thêm nên người dân còn gọi là lũy ông Ninh (Ninh Quận công - Trịnh Toàn).

Anh Nguyến Tiến Thiệu cán bộ chuyên trách văn hóa xã Kỳ Lạc cho biết thêm, trước đây lũy đá này này được cây rừng bao phủ. Thời kỳ xây đập Kim Sơn (xã Kỳ Hoa) người dân trong vùng đã khai thác đá của thành lũy để kè bờ đập và trong quá trình xây dựng đường điện Bắc - Nam, một cột trụ của đường điện nằm sát điểm đầu vị trí Đèo Bụt nên một phần thành lũy bị phá vỡ.

Đây là một phát hiện khá lý thú chuyên ngành khảo cổ học nói riêng và giới nghiên cứu lịch sử nói chung trong việc khám phá, nghiên cứu về những dấu tích thành lũy cổ Việt Nam.

 
 
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Thông báo

Thư viện

- Tác giả: Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa - Nhà xuất bản: Thanh Hóa – 2020 - Số trang: 212 tr - Khổ sách: 21 x 29,7cm
- Tác giả:  GS.TS. Nguyễn Hữu Minh PGS.TS. Phan Thị Mai Hương PGS.TS. Vũ Thị Thanh Hương PGS.TS. Vũ Mạnh Lợi - Năm xuất bản: ...
- Tác giả: Paul Ory - Người dịch: Phạm Văn Tuân - Nhà xb: Dân Trí, 2019 - Khổ: 14 x 20,5 - Số trang: 164tr
- Tác giả :TS.Trần Thị Phương Hoa (Chủ biên), Viện sử học - Năm xuất bản: 2023 - Số trang: 432tr  
- Tác giả: Viện KHXH vùng Nam Bộ - Năm xuất bản: 2023 - Nhà xb:Lao Động - Số trang: 500  
- Tác giả : TS. Lý Hoàng Mai (Chủ biên)​ - Năm xuất bản: 2022 - Số trang: 244
NXB Tổng hợp TPHCM vừa ra mắt trọn bộ 2 quyển sách Khảo cổ học Đồng bằng sông Mê Kông - Tập II: Văn minh vật chất Óc Eo của tác giả Louis Malleret do...
- Tác giả: Phạm Văn Kỉnh - Nhà xb: Văn hóa dân tộc - Năm xb: 2024 - Số trang: 302tr

Tạp chí

Huyện Hoàng Su Phì và Xín Mần nằm ở phía tây tỉnh Hà Giang, cách thành phố Hà Giang 100 - 150 km về phía tây; phía bắc giáp tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, phía tây giáp tỉnh Lào Cai, phía đông giáp huyện Vị Xuyên và huyện Bắc Quang, phía nam giáp huyện Quang Bình.
QUY ĐỊNH GỬI BÀI CHO TẠP CHÍ KHẢO CỔ HỌC    

Tin tức khác


61 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội

+8424 38255449
Copyright © 2016 by khaocohoc.gov.vn.
Thiết kế bởi VINNO
Tổng số lượt truy cập: 9023977
Số người đang online: 24