Chùm ảnh di tích đàn tế Nam Giao (thành Nhà Hồ Thanh Hóa)

Chùm ảnh di tích đàn tế Nam Giao (thành Nhà Hồ Thanh Hóa)

 

 

Bài và ảnh: Nguyễn Văn Kự Ngày 16-6-2012, tỉnh Thanh Hóa tổ chức lễ đón bằng công nhận Thành Nhà Hồ là Di sản văn hóa Thế giới do tổ chức Văn hóaKkhoa học và Giáo dục Liên Hiệp Quốc (UNESCO) trao.

Khu di tích đàn tế Nam Giao ở phía Nam thành Nhà Hồ tọa lạc trong tay ngai Đún Sơn ( còn gọi là núi Đún) thuộc địa phận xã Vĩnh Thành, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa, cách thành Nhà Hồ khoảng 2,5km về phía Nam.

Đây là nơi được Vương triều Hồ sử dụng để tế Trời, tế Thượng đế, tế Thần Đất và tất cả các loại thần khác nhằm cho quốc thái dân an, quốc gia trường tồn, muôn vật phồn thịnh để từ đó người dân được hưởng phúc lợi của trời. Đàn Nam Giao được xây vào 1402 dưới thời Vua Hồ Hán Thương. Sách Đại Việt sử kí toàn thư đã ghi “ Nhâm Ngọ 1402, tháng 8, Hán Thương sai đắp đàn Nam Giao ở núi Đún Sơn để làm lế tế Giao, đại xá thiên hạ. Ngày hôm tế, Hán Thương ngồi trên kiệu Vân Long đi từ cửa Nam đi ra”.

Do nhiều điều kiện khách quan, trải hơn 6 thế kỷ cho đến trước 2004, di tích đàn tế Nam Giao đã bị hủy hoại hoàn toàn. Từ 2004 đến nay, sau 4 đợt khai quật khảo cổ diện mạo mặt bằng tổng thể của khu di tích đàn tế Nam Giao đang ngày càng dần lộ rõ:  đó là nền đàn và các mặt bằng tổng thể của đàn.Dấu tích kiến trúc đàn tế đã xuất lộ chạy theo hướng Bắc – Nam là 250m, hướng Đông – Tây là 150m với tổng diện tích 35.000m2. Tính từ chân núi Đún, di tích đàn tế được xây dựng trên 5 tầng nền giật cấp cao dần lên, nền 1 là nền cao nhất với độ cao là 21,7m so với mực nước biển; nền 5 là nền thấp nhất có độ cao 12m so với mực nước biển.

Vật liệu chính để xây dựng đàn là đá xanh và nhóm vật liệu bằng đất nung ( gạch ngói,…). Một công trình kiến trúc được bảo tồn khá nguyên vẹn ở đây là Giếng Vua hay còn gọi là Ngự Dục, Ngự Duyên có hình vuông được kè đá theo các cấp bậc nhỏ dần vào lòng…

Đàn Nam Giao – một loại hình di tích cực kỳ quý hiếm trên đất nước ta. Đó là một mặt bằng tổng thể đàn tế còn tương đối nguyên vẹn cổ nhất Việt Nam. Đó cũng là một đàn tế vừa có đặc điểm chung của đàn tế giao phương Đông, cũng là  một đàn tế vừa có những nét đặc sắc riêng có của Việt Nam, khẳng định tinh thần tự tôn dân tộc rất cao của Vương triều Hồ cuối thế kỷ XIV đầu XV”. Chính điều này đã góp phần làm nên giá trị nổi bật toàn cầu của khu di sản thành Nhà Hồ ngày nay đã là Di sản Thế giới.

                     Nguồn: Trung tâm bảo tồn di sản Thành Nhà Hồ Thanh Hóa

                                                                    

 
 
 
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Thông báo

Thư viện

- Tác giả: Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa - Nhà xuất bản: Thanh Hóa – 2020 - Số trang: 212 tr - Khổ sách: 21 x 29,7cm
- Tác giả:  GS.TS. Nguyễn Hữu Minh PGS.TS. Phan Thị Mai Hương PGS.TS. Vũ Thị Thanh Hương PGS.TS. Vũ Mạnh Lợi - Năm xuất bản: ...
- Tác giả: Paul Ory - Người dịch: Phạm Văn Tuân - Nhà xb: Dân Trí, 2019 - Khổ: 14 x 20,5 - Số trang: 164tr
- Tác giả :TS.Trần Thị Phương Hoa (Chủ biên), Viện sử học - Năm xuất bản: 2023 - Số trang: 432tr  
- Tác giả: Viện KHXH vùng Nam Bộ - Năm xuất bản: 2023 - Nhà xb:Lao Động - Số trang: 500  
- Tác giả : TS. Lý Hoàng Mai (Chủ biên)​ - Năm xuất bản: 2022 - Số trang: 244
NXB Tổng hợp TPHCM vừa ra mắt trọn bộ 2 quyển sách Khảo cổ học Đồng bằng sông Mê Kông - Tập II: Văn minh vật chất Óc Eo của tác giả Louis Malleret do...
- Tác giả: Phạm Văn Kỉnh - Nhà xb: Văn hóa dân tộc - Năm xb: 2024 - Số trang: 302tr

Tạp chí

Huyện Hoàng Su Phì và Xín Mần nằm ở phía tây tỉnh Hà Giang, cách thành phố Hà Giang 100 - 150 km về phía tây; phía bắc giáp tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, phía tây giáp tỉnh Lào Cai, phía đông giáp huyện Vị Xuyên và huyện Bắc Quang, phía nam giáp huyện Quang Bình.
QUY ĐỊNH GỬI BÀI CHO TẠP CHÍ KHẢO CỔ HỌC    

Tin tức khác


61 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội

+8424 38255449
Copyright © 2016 by khaocohoc.gov.vn.
Thiết kế bởi VINNO
Tổng số lượt truy cập: 9025124
Số người đang online: 25