Nhóm cổ vật độc đáo mới phát hiện ở huyện Mường Ảng (Điện Biên)

Nhóm cổ vật độc đáo mới phát hiện ở huyện Mường Ảng (Điện Biên)

 

 

Tháng 12 năm 2013 người dân bản Co Sản (xã Mường Lạn, huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên) đã phát hiện được nhiều hiện vật bằng kim loại khi mưa làm sạt vách taluy dương của một quả đồi. Nhận được tin báo Công an huyện Mường Ảng đã tới vận động bà con giao nộp và đưa về lưu giữ đồng thời báo cho các cơ quan chức năng. Tháng 7/2014 Sở VHTTDL Điện Biên đã tiến hành nghiên cứu giám định sưu tập hiện vật quý này.

Khi tiếp cận với sưu tập hiện vật được lưu giữ tại Công an huyện Mưởng Ảng chúng tôi nhận thấy đây là một sưu tập hiện vật rất độc đáo, có giá trị cao về mặt văn hoá lịch sử cũng như nghệ thuật.

Nhóm cổ vật độc đáo mới phát hiện ở huyện Mường Ảng (Điện Biên)

Bộ sưu tập gồm 72 hiện vật kim loại với nhiều loại hình và chất liệu khác nhau: vòng tay đồng (16 chiếc), vòng tay bạc (3 chiếc), vòng cổ bạc (1 chiếc), khuyên tai ống (28 chiếc), đầu châm hình hoa mạ vàng (2 chiếc), ấm bạc (2 chiếc), chén bạc (4 chiếc), âu bạc (2 chiếc)… Rất nhiều hiện vật được trang trí rất tinh vi đẹp mắt như hai chiếc ấm bạc được trang trí khắp toàn thân là hình hoa lá, chim, cánh sen, lá đề cách điệu… Trên chiếc ấm còn vòi rót có hai chữ Hán “Phúc”, “Thọ”; Trên chiếc còn lại có hai chữ Hán “Trường”, “Sinh”. Trong 4 chiếc chén bạc có 2 chiếc được trang trí rất cầu kỳ. Chiếc lớn hơn trang trí hoa dây và chim phượng cùng bốn chữ Hán “Phúc”, “Thọ”, “Trường”, “Sinh”. Chén nhỏ hơn trang trí hình rồng cùng hau chữ Hán “Trường”, “Sinh”, phía dưới gần đế chén có trang trí một băng cánh sen lồng rất đẹp. Căn cứ vào các mô tip hoa văn trang trí chúng tôi nhận định đây là bộ sưu tập hiện vật quý có niên đại thế kỷ XVIII-XIX, nhóm hiện vật này được chôn giấu của chứ không phải đồ tuỳ táng. Về chủ nhân của bộ sưu tập chúng ta chưa có tư liệu rõ ràng nhưng xét trên tư liệu hiện vật thì có nhiều yếu tố liên quan đến Phật giáo (cánh sen, lá đề…) và một số hoa văn dân tộc Thái, Lào trên địa bàn tỉnh Điện Biên vẫn đang sử dụng.

Bộ sưu tập hiện vật phát hiện ở bản Co Sản rất có giá trị về mặt văn hoá lịch sử cũng như nghệ thuật. Sở VHTTDL Điện Biên đang tiến hành các thủ tục cần thiết theo đúng Luật định để đưa nhóm hiện vật về cho Bảo tàng Điện Biên bảo quản, trưng bày phục vụ nhân dân và các nhà nghiên cứu.

Nguyễn Thơ Đình

 
 
 
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Thông báo

Thư viện

- Tác giả: Viện Khảo cổ học - Nhà xb: Khoa học xã hội - 2024 - Số trang: 1358tr - Khổ: 19x27cm
- Tác giả: Trương Khởi Chi (Chủ biên) - Nhà xuất bản: Đại học Quốc gia Hà Nội - Năm xb: 2021 - Khổ sách: 16 x 24 - Số trang: 661 trang
- Tác giả: Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa - Nhà xuất bản: Thanh Hóa – 2020 - Số trang: 212 tr - Khổ sách: 21 x 29,7cm
- Tác giả:  GS.TS. Nguyễn Hữu Minh PGS.TS. Phan Thị Mai Hương PGS.TS. Vũ Thị Thanh Hương PGS.TS. Vũ Mạnh Lợi - Năm xuất bản: ...
- Tác giả: Paul Ory - Người dịch: Phạm Văn Tuân - Nhà xb: Dân Trí, 2019 - Khổ: 14 x 20,5 - Số trang: 164tr
- Tác giả :TS.Trần Thị Phương Hoa (Chủ biên), Viện sử học - Năm xuất bản: 2023 - Số trang: 432tr  
- Tác giả: Viện KHXH vùng Nam Bộ - Năm xuất bản: 2023 - Nhà xb:Lao Động - Số trang: 500  
- Tác giả : TS. Lý Hoàng Mai (Chủ biên)​ - Năm xuất bản: 2022 - Số trang: 244

Tạp chí

Phần 3: KCH sơ sử và nhà nước sớm
Huyện Hoàng Su Phì và Xín Mần nằm ở phía tây tỉnh Hà Giang, cách thành phố Hà Giang 100 - 150 km về phía tây; phía bắc giáp tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, phía tây giáp tỉnh Lào Cai, phía đông giáp huyện Vị Xuyên và huyện Bắc Quang, phía nam giáp huyện Quang Bình.

61 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội

+8424 38255449
Copyright © 2016 by khaocohoc.gov.vn.
Thiết kế bởi VINNO
Tổng số lượt truy cập: 9255345
Số người đang online: 16