Báo cáo kết quả khảo sát và khai quật thám sát khu vực Yên Giang và cánh đồng Yên Giang

Báo cáo kết quả khảo sát và khai quật thám sát khu vực Yên Giang và cánh đồng Yên Giang

 

 

Chiều ngày 29/12/2014, tại Viện Khảo cổ học đã diễn ra hội thảo “Báo cáo kết quả khảo sát và khai quật thám sát khu vực Yên Giang và cánh đồng Yên Giang” trên bờ sông Chanh, khu 6, phường Yên Giang, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh thuộc đồ án “Bảo tồn, phát huy giá trị khu di tích lịch sử chiến thắng Bạch Đằng” do TS. Lê Thị Liên làm chủ nhiệm.

alt

Chiều ngày 29/12/2014, tại Viện Khảo cổ học đã diễn ra hội thảo “Báo cáo kết quả khảo sát và khai quật thám sát khu vực Yên Giang và cánh đồng Yên Giang” trên bờ sông Chanh, khu 6, phường Yên Giang, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh thuộc đồ án “Bảo tồn, phát huy giá trị khu di tích lịch sử chiến thắng Bạch Đằng” do TS. Lê Thị Liên làm chủ nhiệm.

Tham dự Hội thảo có PGS.TS Bùi Văn Liêm và TS Nguyễn Gia Đối, hai Phó Viện trưởng Viện Khảo cổ học, PGS.TS Tống Trung Tín, nguyên Viện trưởng Viện Khảo cổ học, GS.TS. Nguyễn Quang Ngọc, Giám đốc Trung tâm Hà Nội học và Phát triển Thủ đô, ông Nguyễn Văn Vụ, Cục Di sản, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, ông Hoàng Tùng, Cán bộ Công ty Mỹ thuật Xây dựng Việt Nam và đông đảo các nhà nghiên cứu trong và ngoài Viện.

Mục đích của cuộc khảo sát và khai quật nhằm xác định tính chất, đặc điểm phạm vi phân bố các dấu tích khảo cổ học, đánh giá giá trị và cung cấp các ý kiến tư vấn cho việc bảo tồn và phát huy các giá trị khảo cổ học trong khu vực quy hoạch chi tiết bảo tồn, phát huy giá trị khu di tích lịch sử chiến thắng Bạch Đằng.

20 hố khai quật thám sát đã được mở ở các khu vực dự tính có các công trình xây dựng và chia làm 5 khu vực. Sơ bộ kết quả tại khu vực 1 cho thấy địa tầng khu vực này thuộc ven sông cổ, được bồi tích nhiều thời kỳ, mức độ hoạt động của dòng chảy yếu. Khu vực 2 có tính chất lòng sông. Khu vực 3, ở độ sâu khoảng 60cm đã xuất lộ dày đặc một lớp di vật gồm các loại mảnh sành, gốm, gốm men, chày đá…Đây có thể là dấu tích cư trú tạm thời. Khu vực 4 có sự xáo trộn khá lớn và mang tính chất của dòng chảy yếu. Khu vực 5 là khu vực có dòng chảy khá mạnh.

Đã thu được tổng số 3450 mảnh di vật các loại, trong đó đáng chú ý có 1832 mảnh ngói, 21 mảnh gạch, 1365 mảnh sành và 26 mảnh gốm, 106 mảnh gốm men. Ngoài ra còn có các loại hình đơn chiếc như chì lưới, con quay, chuôi dao sắt, mảnh xương. Đồ sành thu được chủ yếu thuộc thời Lý, Trần với các loại hình như lon, vại, chum, hũ, lọ, chậu. Đồ gốm men chủ yếu thuộc thời Trần, một số thuộc thời Lý và thời Đường hay giai đoạn muộn hơn với các loại hình bát, đĩa, âu, liễn, thạp thuộc các dòng men trắng, men ngọc, men nâu, men đen.

Kết quả khảo sát cho thấy địa hình bờ bắc sông Chanh cổ gồm các gò cát lớn nhỏ, chia cắt bởi các đường nước, mang tính chất bãi bồi ven sông. Về phía nam-tây nam tính chất lòng sông có dòng chảy hoạt động theo chu kỳ. Càng về phía nam tướng lòng sông càng lộ rõ. Sự có mặt của dấu tích văn hóa khá rõ trên sườn và ven chân các gò cát. Tuy nhiên, chưa phát hiện được dấu vết tầng văn hóa của khu cư trú dài ngày. Sự xuất lộ của các di vật cho thấy hoạt động của con người ít nhất là từ thời Bắc thuộc ở khu vực ven sông, trên các cồn cát. Hoạt động này khá sôi nổi và tập trung ở khu vực I vào thời Lý, khu vực III, IV vào thời Lý, Trần, đặc biệt là vào thời Trần. Đáng chú ý là chiếc cọc gỗ lớn phát hiện trong hố thám sát 17 cho thấy một lần nữa tầm quan trọng chiến lược của bãi cọc Yên Giang, căn cứ vào kích thước cọc, độ sâu và vị trí đóng cọc. Cho đến nay, vẫn chưa phát hiện được những dấu tích đáng chú ý về di tồn của trận chiến (xác tàu đắm, vũ khí…)

Các đại biểu tham dự Hội thảo như GS,TS Nguyễn Quang Ngọc, PGS.TS Tống Trung Tín, PGS.TS Bùi Văn Liêm, TS Nguyễn Gia Đối… đều đánh giá cao những giá trị khoa học của đợt điều tra khảo sát lần này. Việc áp dụng kết quả những phương pháp nghiên cứu mới trong việc phục dựng lại cảnh quan môi trường cổ, sự xuất hiện của của các dấu tích văn hóa trên sườn và ven chân các gò cát đã giúp chúng ta có cái nhìn đầy đủ hơn không chỉ về chiến trường Bạch Đằng năm 1288 mà còn về diện mạo lịch sử văn hóa của khu vực này trong lịch sử.

 
 
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Thông báo

Thư viện

- Tác giả: Viện Khảo cổ học - Nhà xb: Khoa học xã hội - 2024 - Số trang: 1358tr - Khổ: 19x27cm
- Tác giả: Trương Khởi Chi (Chủ biên) - Nhà xuất bản: Đại học Quốc gia Hà Nội - Năm xb: 2021 - Khổ sách: 16 x 24 - Số trang: 661 trang
- Tác giả: Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa - Nhà xuất bản: Thanh Hóa – 2020 - Số trang: 212 tr - Khổ sách: 21 x 29,7cm
- Tác giả:  GS.TS. Nguyễn Hữu Minh PGS.TS. Phan Thị Mai Hương PGS.TS. Vũ Thị Thanh Hương PGS.TS. Vũ Mạnh Lợi - Năm xuất bản: ...
- Tác giả: Paul Ory - Người dịch: Phạm Văn Tuân - Nhà xb: Dân Trí, 2019 - Khổ: 14 x 20,5 - Số trang: 164tr
- Tác giả :TS.Trần Thị Phương Hoa (Chủ biên), Viện sử học - Năm xuất bản: 2023 - Số trang: 432tr  
- Tác giả: Viện KHXH vùng Nam Bộ - Năm xuất bản: 2023 - Nhà xb:Lao Động - Số trang: 500  
- Tác giả : TS. Lý Hoàng Mai (Chủ biên)​ - Năm xuất bản: 2022 - Số trang: 244

Tạp chí

Phần 3: KCH sơ sử và nhà nước sớm
Huyện Hoàng Su Phì và Xín Mần nằm ở phía tây tỉnh Hà Giang, cách thành phố Hà Giang 100 - 150 km về phía tây; phía bắc giáp tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, phía tây giáp tỉnh Lào Cai, phía đông giáp huyện Vị Xuyên và huyện Bắc Quang, phía nam giáp huyện Quang Bình.

61 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội

+8424 38255449
Copyright © 2016 by khaocohoc.gov.vn.
Thiết kế bởi VINNO
Tổng số lượt truy cập: 9255354
Số người đang online: 19