Hé lộ phạm vi, cấu trúc thành Nội khu di tích Luy Lâu

Hé lộ phạm vi, cấu trúc thành Nội khu di tích Luy Lâu

 

 

Luy Lâu là một khu di tích lịch sử văn hóa có quy mô to lớn và phong phú đã, đang và luôn tiếp tục là di tích quan trọng hàng đầu trong việc nghiên cứu, tìm hiểu lịch sử, văn hóa Việt Nam thời Bắc thuộc.

Hé lộ phạm vi, cấu trúc thành Nội khu di tích Luy Lâu

Theo quyết định số 3714/QĐ-BVHTTDL, ngày 5-11-2014 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho phép BTLSG phối hợp với Đại học Đông Á Nhật Bản và Sở VHTTDL tỉnh Bắc Ninh tiến hành khai quật khảo cổ học tại di tích thành cổ Luy Lâu với diện tích khai quật 30m2, từ ngày 10-11-2014 đến ngày 5-1-2015. Chủ trì khai quật là NCS Trương Đắc Chiến - Bảo tàng Lịch sử quốc gia.

NCS Trương Đắc Chiến – Chủ trì cuộc khai quật bên hố thám sát P4.

Đoàn công tác gồm có 5 chuyên gia, là các giáo sư đến từ Nhật Bản, do GS Hoàng Hiểu Phấn- Trường Đại học Đông Á Nhật Bản làm Trưởng nhóm. Về phía Việt Nam có các cán bộ nghiên cứu của BTLSQG và của Sở VHTTDL tỉnh Bắc Ninh tham gia. Trước đây, Bảo tàng Lịch sử quốc gia đã tiến hành nhiều đợt khai quật khảo cổ học tại di tích này. Dựa trên kết quả của những đợt khai quật trước cùng kết quả 3 đợt khảo sát vào các năm 2008, 2012 và 2013 của BTLSQG; kết hợp kết quả khảo sát thực địa và khảo sát viễn thám, đoàn nghiên cứu đã quyết định mở 2 hố khai quật và 1 hố thám sát để tìm xem vết tích chính xác của thành nội Luy Lâu.

GS Hoàng Hiểu Phấn - Đại học Đông Á Nhật Bản tại hố khai quật T1.

 Đoàn công tác đang tiến hành khai quật tại hố T2.

Kết quả đợt phối hợp khai quật lần này đem lại nhiều thành công to lớn. Ngày 30-12-2014, Bảo tàng Lịch sử quốc gia đã tổ chức Hội nghị công bố kết quả đợt khai quật khảo cổ học tại di tích thành cổ Luy Lâu năm 2014.

Kết quả nghiên cứu đã bước đầu xác định vị trí và phạm vi thành nội di tích Luy Lâu lệch về phía Đông và phía Nam (chứ không phải là lệch phía Tây gần đền Sĩ Nhiếp như trước đây), khẳng định thành cổ Luy Lâu ở vị trí xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, bên hữu ngạn dòng sông Dâu cổ.

Đoàn khai quật cũng tìm ra được lớp đắp thành từ thời Đông Hán (khoảng thế kỉ thứ 2-3 sau Công nguyên), tìm thấy dấu vết của tường thành phía Bắc và vết tích cổng thành phía Bắc thành Nội. Đây cũng là lần đầu tiên nhóm nghiên cứu tìm được những mảnh khuôn đúc trống đồng Đông Sơn với số lượng lớn và nằm trong địa tầng ổn định, chứng minh cho tính bản địa của trống Đông Sơn cũng như góp phần giúp chúng ta hình dung rõ hơn về quy trình đúc trống đồng.

Bên cạnh đó, kết quả đào được tại các hố thám sát trong năm nay xuất lộ một số lượng lớn gạch ngói cùng với các hiện vật đúc đồng, cho thấy có hoạt động sản xuất chế tạo đồ kim loại tại khu vực Luy Lâu. Gạch tìm thấy trong khu thành Nội cùng với gạch tìm thấy trong khu mộ phía đông thành có sự tương đồng về trang trí hoa văn.

Một số hoa văn trên gạch cũng mang yếu tố văn hóa Đông Sơn, ví dụ như vòng tròn đồng tâm, vòng tròn tiếp tuyến. Bà Hoàng Hiểu Phấn, Chủ nhiệm nhóm nghiên cứu cho biết: “Trong lần khai quật này, thành công lớn nhất của chúng tôi làm rõ phạm vi, cấu trúc bên trong cũng như niên đại xây dựng nội thành.

Chúng tôi làm rõ được nội thành được xây dựng từ thời Hán, sau đó các thời kì sau cũng được liên tục tu sửa. Chúng tôi cũng thấy được sự hình thành của đội quân Giao Chỉ, sự hình thành chế độ quân quyền ở khu vực này. Giá trị lớn nhất là chúng tôi thấy được sự tích hợp giữa văn hóa Hán-tức văn hóa ngoại lai với văn hóa bản địa-là văn hóa Đông Sơn.”

Trong những năm tới, nhóm nghiên cứu sẽ tiếp tục khai quật với mong muốn làm sáng tỏ diện mạo khu di tích Luy Lâu, đánh giá được ý nghĩa trị sở của quận Giao Chỉ giai đoạn đầu Công nguyên, đồng thời sẽ tổ chức một số cuộc hội thảo quốc tế để công bố kết quả nghiên cứu tại Việt Nam và Nhật Bản./.

 

 

 
 
 
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Thông báo

Thư viện

- Tác giả: Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa - Nhà xuất bản: Thanh Hóa – 2020 - Số trang: 212 tr - Khổ sách: 21 x 29,7cm
- Tác giả:  GS.TS. Nguyễn Hữu Minh PGS.TS. Phan Thị Mai Hương PGS.TS. Vũ Thị Thanh Hương PGS.TS. Vũ Mạnh Lợi - Năm xuất bản: ...
- Tác giả: Paul Ory - Người dịch: Phạm Văn Tuân - Nhà xb: Dân Trí, 2019 - Khổ: 14 x 20,5 - Số trang: 164tr
- Tác giả :TS.Trần Thị Phương Hoa (Chủ biên), Viện sử học - Năm xuất bản: 2023 - Số trang: 432tr  
- Tác giả: Viện KHXH vùng Nam Bộ - Năm xuất bản: 2023 - Nhà xb:Lao Động - Số trang: 500  
- Tác giả : TS. Lý Hoàng Mai (Chủ biên)​ - Năm xuất bản: 2022 - Số trang: 244
NXB Tổng hợp TPHCM vừa ra mắt trọn bộ 2 quyển sách Khảo cổ học Đồng bằng sông Mê Kông - Tập II: Văn minh vật chất Óc Eo của tác giả Louis Malleret do...
- Tác giả: Phạm Văn Kỉnh - Nhà xb: Văn hóa dân tộc - Năm xb: 2024 - Số trang: 302tr

Tạp chí

Huyện Hoàng Su Phì và Xín Mần nằm ở phía tây tỉnh Hà Giang, cách thành phố Hà Giang 100 - 150 km về phía tây; phía bắc giáp tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, phía tây giáp tỉnh Lào Cai, phía đông giáp huyện Vị Xuyên và huyện Bắc Quang, phía nam giáp huyện Quang Bình.
QUY ĐỊNH GỬI BÀI CHO TẠP CHÍ KHẢO CỔ HỌC    

Tin tức khác


61 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội

+8424 38255449
Copyright © 2016 by khaocohoc.gov.vn.
Thiết kế bởi VINNO
Tổng số lượt truy cập: 9025773
Số người đang online: 18