Phát hiện nhiều gạch thời Đường ở Thành nhà Hồ
Phát hiện nhiều gạch thời Đường ở Thành nhà Hồ
Thứ ba, 02 Tháng 6 2015 17:40
Trong các đợt khai quật khảo cổ học tại Di sản Thế giới Thành Nhà Hồ, đã phát hiện được rất nhiều viên gạch có in, khắc chữ “Giang Tây Quân”, “Giang Tây Chuyên”.
Theo các nhà khảo cổ học, đây là những loại gạch cổ được sản xuất cách đây hàng nghìn năm, toàn bộ số gạch cổ trên đã được Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành Nhà Hồ chỉnh lý, lập hồ sơ khoa học và đưa vào bảo quản phục vụ công tác nghiên cứu trưng bày.
Gạch “giang tây Quân”, “gạch Tây Chuyên” có hình chữ nhật, kích thước trung bình 37 x 5,5cm, nhỏ hơn loại gạch bìa là gạch được sử dụng chủ yếu để xây dựng Thành Nhà Hồ, ở giữa mặt gạch có đóng khung gỗ và khắc chữ chìm rồi in vào gạch khi đang còn ướt. Nét chữ to đậm, viết theo lối chữ chân, chữ được in trên bề mặt viên gạch không giống như gạch bìa của Thành Nhà Hồ thường khắc ở cạnh.
Một đặc điểm khác nữa là loại gạch này có màu xám ghi, được làm từ đất sét mịn, nung ở nhiệt độ cao nên gạch rất đanh chắc. Mặc dù đã qua hàng nhìn năm nhưng gạch không bị thôi bột và luôn giữ được màu sắc.
Theo kết quả của các nhà nghiên cứu thì đây là loại gạch có niên đại rất sớm từ thời nhà Đường (618-907). Nguyên nước ta thời thuộc Đường có tên là An Nam Đô hộ phú, hàng năm cứ vào mùa đông và mùa thu nhà Đường thường phái nhiều đội quân phòng thủ vùng Lĩnh Nam gọi là “quân phòng thu”, “quân phòng đông”. Các đoàn quân này được tô chức và mang phiên hiệu từng tỉnh ở Trung Quốc và chủ yếu là quân vùng Giang Tây được phái sang nước ta. Chính quyền đô hộ đã lệnh cho quân sĩ đóng gạch, nung ngói để xây thành đắp lũy, trong khi sản xuất, gạch của địa phương nào thì khắc tên của địa phương ấy lên gạch. Gạch “Giang Tây Quân”, “Giang Tây Chuyên” là do quân lính của tỉnh Giang Tây sản xuất.
Viên gạch có chữ "Giang Tây chuyên" phát hiện ở Thành nhà Hồ |
Viên gạch có chữ "Giang Tây quân" phát hiện ở Thành nhà Hồ
Cuối thời đường, An Nam Đô Hộ Phủ được đổi thành Tĩnh Hải Quân. Từ “quân” ở đây có nghĩa là là một đơn vị hành chính cũng giống như các “quân” (đơn vị hành chính) ở Trung Quốc.
Tại Hoàng thành Thăng Long, kết quả khai quật cũng đã phát hiện nhiều viên gạch tương tự nằm ở lớp cuối những dấu tích kiến trúc trong Hoàng Thành, nó tồn tại song song với gạch Lý - Trần. Như vậy có thể khẳng định rằng, các triều đại Việt Nam sau này đã sử dụng các loại gạch này để xây dựng các công trình kiến trúc, cung điện, thành quách.
Sách Đại Việt Sử ký toàn thư chép: “Hồ Qúy Ly đã cho tháo dỡ một số công trình cung điện tại kinh đô Thăng Long về xây dựng thành An Tôn: Năm Đinh Mão (1397) Hành khiến đông tri Đại tông chính tự Lương Nguyên Bưu dỡ gạch ngói, gỗ lớn ở các cung điện Thụy Chương, Đại An, giao hết cho các châu Từ Liêm và Nam Sách chở tới kinh đô mới, gặp bão chìm đắm mất quá nửa”. Như vậy trong quá trình xây dựng Thành Nhà Hồ đã có sự huy động nguồn nguyên vật liệu từ Hoàng thành Thăng Long chở về An Tôn để xây dựng kinh đô mới.
- 04/07/2015 14:58 - Kết quả sơ bộ khai quật khảo cổ học Đà Nẵng năm 2015
- 03/07/2015 11:37 - Những phát hiện mới về Sa Huỳnh - Champa tại Đà Nẵng
- 27/06/2015 03:00 - Tập huấn khảo cổ học dưới nước Quốc tế tại Hội An
- 12/06/2015 05:49 - Di tích 317 tuổi chờ... sập!
- 09/06/2015 05:58 - Nhiều bí ẩn bỏ ngỏ quanh khu phế tích Champa Triền Tranh
- 02/06/2015 17:34 - Những phát hiện mới tại Di sản Thế giới Thành nhà Hồ
- 01/06/2015 08:04 - Khai quật di chỉ khảo cổ học vườn đình Khuê Bắc (Đà Nẵng)
- 29/05/2015 18:35 - Ba khẩu thần công “Bảo quốc An dân Đại tướng quân” tại Bảo tàng Hà Tĩnh
- 24/05/2015 20:07 - Khai quật khảo cổ di tích chùa Bà Tấm (huyện Gia Lâm - Hà Nội)
- 21/05/2015 14:17 - Tọa đàm khoa học: Di tích khảo cổ học Cồn Cổ Ngựa - Tiếp cận phương pháp nghiên cứu liên ngành