Hội thảo khoa học: “Linh nhân Hoàng thái hậu và Khu di tích Đền Ghênh, thị trấn Như Quỳnh, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên”
Hội thảo khoa học: “Linh nhân Hoàng thái hậu và Khu di tích Đền Ghênh, thị trấn Như Quỳnh, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên”
Thứ hai, 03 Tháng 8 2015 17:40
PGS.TS. Phạm Văn Đức, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm,
phát biểu tại Hội thảo |
PGS.TS. Đinh Quang Hải, Viện trưởng Viện Sử học,
phát biểu tại Hội thảo |
Trong bài phát biểu khai mạc Hội thảo, PGS.TS. Đinh Quang Hải, Viện trưởng Viện Sử học đã khẳng định ý nghĩa quan trọng và mục đích của Hội thảo nhằm làm rõ hơn nữa thân thế, sự nghiệp của Linh nhân Hoàng Thái hậu Ỷ Lan, cung cấp cơ sở khoa học cho việc bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị lịch sử - văn hóa của Khu di tích Đền Ghênh ngang tầm với công lao to lớn của Linh nhân Hoàng Thái hậu Ỷ Lan là bậc “Nữ trung hào kiệt”, danh nhân lịch sử - văn hóa nổi tiếng của đất nước ở thế kỷ XI - XII, Người phụ nữ đã trở thành biểu tượng cho lòng can đảm, trí thông minh, khéo léo, có trách nhiệm lo toan, gánh vác công việc chung Vương triều Lý nói riêng, của quốc gia, dân tộc nói chung .Tên tuổi và sự nghiệp của Linh nhân Hoàng Thái hậu gắn liền với sự nghiệp vua Lý Thánh Tông (chồng Bà) và vua Lý Nhân Tông (con trai Bà).
Ban Tổ chức đã nhận được 24 báo cáo tham luận, đã có 8 báo cáo khoa học được trình bày tại Hội thảo và 10 ý kiến phát biểu thảo luận. Nội dung các báo cáo tham luận và các ý kiến phát biểu rất sôi nổi, thẳng thắn, mang tính khoa học cao tại Hội thảo đều tập trung làm rõ hơn vị trí, vai trò và những đóng góp to lớn của Linh nhân Hoàng Thái hậu đối với Vương triều Lý và sự nghiệp đấu tranh bảo vệ đất nước trước sự xâm lược của quân Tống. Một nội dung quan trọng khác thu hút nhiều sự quan tâm của các đại biểu tham dự là quê hương của Linh Nhân Hoàng Thái hậu. Các tham luận và các ý kiến thảo luận đều nhất trí cần tiếp tục đi sâu nghiên cứu tài liệu và tìm kiếm các cơ sở khoa học để có thể khẳng định chắc chắn về quê hương của Linh nhân hoàng Thái hậu. Hội thảo cũng dành nhiều thời gian để khẳng định Khu di tích Đền Ghênh là một di sản lịch sử - văn hóa có giá trị, vốn đã được khởi dựng từ thời Lý, tồn tại suốt dưới triều Trần, Lê sơ và đến thời Lê Trung hưng được quy hoạch, xây dựng lại hoàn toàn mới với quy mô rộng lớn hơn. Hiện nay, cùng với Khu di tích Đến Gênh là hệ thống các di tích đình, chùa miếu... hiện hữu trên địa bàn huyện Văn Lâm thuộc tỉnh Hưng yên và các tỉnh Bắc Ninh, Hà Nội có liên quan mật thiết đến Linh nhân Hoàng Thái hậu.
Phát biểu kết luận Hội thảo, PGS.TS. Phạm Văn Đức, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm, khẳng định: Hội thảo đã khẳng định giá trị cổ kính, đặc sắc và rất có giá trị về lịch sử - văn hóa, kiến trúc của Khu di tích Đền Ghênh, thị trấn Như Quỳnh, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên. Khu di tích Đền Ghênh nằm trong quần thể những di tích thờ Linh nhân Hoàng Thái hậu Ỷ Lan ở Hà Nội, Bắc Ninh và Hưng Yên, vì vậy cần có sự kết nối, đoàn kết, một hướng đi cho sự liên kết, phát triển kinh tế -xã hội của ba địa phương là Hà Nội, Hưng Yên và Bắc Ninh cùng nhiều tỉnh thành khác vì một đất nước Việt Nam hòa bình và thịnh vượng. Từ kết quả đã đạt được của Hội thảo, thay mặt Ban Tổ chức Hội thảo, PGS.TS. Phạm Văn Đức nêu một số đề xuất, kiến nghị như sau:
Toàn cảnh Hội thảo
|
Toàn cảnh Hội thảo
|
1. Chính quyền và nhân dân thị trấn Như Quỳnh, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên cần tiếp tục nghiên cứu, sưu tầm những tư liệu liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp của Linh nhân Hoàng Thái hậuỶ Lan, đồng thời làm tốt hơn nữa công tác gìn giữ và phát huy giá trị lịch sử - văn hóa của Khu di tích Đền Ghênh trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
2. Cục Di sản văn hóa thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các cơ quan chuyên môn của tỉnh Hưng Yên chỉ đạo sát sao hơn nữa định hướng quy hoạch, bảo tồn, tôn tạo các hạng mục thuộc Khu di tích, để Khu di tích Đền Ghênh ngày càng khang trang, bề thế và linh thiêng, tương xứng với vai trò, vị thế của Linh nhân Hoàng Thái hậu Ỷ Lan trong lịch sử.
3. Lãnh đạo tỉnh Hưng Yên, Hà Nội, Bắc Ninh cần xây dựng kế hoạch và lộ trình cụ thế trong việc tri ân và tôn vinh Linh nhân Hoàng Thái hậu Ỷ Lan thông qua việc gắn kết chặt chẽ giữa các di tích thờ thờ Bà nhằm tạo thành một tuyến du lịch lịch sử - văn hóa - tâm linh, phục vụ phát triển du lịch của các địa phương.
4. Sau khi Hội thảo kết thúc, Ban Tổ chức tiến hành việc sửa chữa, bổ sung nội dung các tham luận để in thành Kỷ yếu Hội thảo, phục vụ đông đảo bạn đọc.
Theo Nguyễn Thu Hà (vass.gov.vn)
- 10/08/2015 10:10 - [ẢNH] Cận cảnh di tích Triền Tranh bí ẩn phát lộ khi mở đường cao tốc
- 10/08/2015 10:07 - Di dời di tích, di vật tại Triền Tranh để xây đường cao tốc
- 04/08/2015 17:46 - Phiên 2 Hội thảo khoa học quốc tế: “Khảo cổ học Việt Nam, Lào, Campuchia trong tiểu vùng sông Mê Kông”
- 04/08/2015 08:28 - Phiên 1 Hội thảo khoa học quốc tế: “Khảo cổ học Việt Nam, Lào, Campuchia trong tiểu vùng sông Mê Kông”
- 04/08/2015 05:58 - Hội thảo khoa học quốc tế: “Khảo cổ học Việt Nam, Lào, Campuchia trong tiểu vùng sông Mê Kông”
- 03/08/2015 04:11 - Lại đổ xô tìm cổ vật ở vùng biển Bình Châu
- 27/07/2015 08:26 - Khảo cổ học Champa sau năm 1975 và hoạt động bảo tồn, bảo tàng
- 23/07/2015 15:55 - Tìm thấy hóa thạch ốc biển hơn 240 triệu năm ở Nghệ An
- 21/07/2015 14:12 - Phát hiện 21 di tích tiền sử hang động ở biên giới Việt - Lào
- 20/07/2015 09:44 - Giữ gìn biểu tượng của làng quê Việt