Chế độ dinh dưỡng cổ : Bằng chứng khảo cổ học mới thay đổi suy nghĩ của chúng ta về cách con người cổ chuẩn bị thức ăn như thế nào
Nguồn: Kit8.net/Shutterstock
Phân tích của nhóm nghiên cứu Đại học Liverpool, dẫn đầu bởi Ts. Kabukcu về những mẫu than thức ăn cổ nhất cho thấy rằng việc nấu bữa tối của chúng ta là một thói quen của con người có từ ít nhất 70.000 năm trước.
Dr. Kabukcu cho biết: Hãy tưởng tượng những người cổ chia sẻ một bữa ăn. Theo khuôn mẫu, chúng ta hình dung mọi người đang xé nhỏ thức ăn sống hoặc có thể nướng thịt trên lửa. Nhưng nghiên cứu mới của chúng tôi cho thấy cả người Neanderthal và người Homo sapiens đều có chế độ ăn uống phức tạp bao gồm nhiều bước chuẩn bị, và có gia vị bằng việc sử dụng thực vật có vị đắng và cay.
Mức độ phức tạp về ẩm thực này chưa từng được ghi nhận trước đây đối với những người săn bắt hái lượm thời kỳ Đồ đá cũ.
Trước nghiên cứu của chúng tôi, thức ăn thực vật được biết đến sớm nhất ở Tây Nam Á đó là một địa điểm săn bắn hái lượm ở Jordan có niên đại khoảng 14.400 năm trước, theo báo cáo vào năm 2018.
Chúng tôi đã kiểm tra tàn tích thức ăn từ hai địa điểm thuộc hậu kì thời kỳ đồ Đá cũ, trải qua khoảng thời gian gần 60.000 năm, để xem chế độ ăn của những người săn bắn hái lượm đầu tiên. Bằng chứng của chúng tôi dựa trên những mảnh thức ăn thực vật đã qua chế biến ( những mẩu bánh mì và cháo bị cháy) được tìm thấy trong hai hang động. Bằng mắt thường hoặc dưới kính hiển vi năng lượng thấp, chúng trông giống như những mảnh vụn hoặc khối carbon hóa, với những mảnh hạt hợp nhất. Nhưng kính hiển vi điện tử quét cho phép chúng tôi xem chi tiết tế bào thực vật.
Kính hiển vi điện tử quét hình ảnh tàn tích thức ăn bị carbon hóa. Trái: Thức ăn giống như bánh mì được tìm thấy trong hang động Franchthi. Phải: Mảnh thức ăn giàu chất béo từ Hang Shanidar với hạt đậu hoang (Nguồn: Ceren Kabukcu).
Đầu bếp thời tiền sử
Chúng tôi đã tìm thấy những mảnh thức ăn bị carbon hóa trong hang Franchthi (Aegean, Hy Lạp) có niên đại khoảng 13.000-11.500 năm cách đây. Tại hang Franchthi, chúng tôi tìm thấy một mảnh thức ăn nghiền mịn có thể là bánh mì, bột nhão hoặc một loại cháo ngoài các loại thực phẩm xay thô, các hạt đậu.
Trong Hang Shanidar (Zagros, Kurdistan thuộc Iraq), gắn liền với người hiện đại đầu tiên khoảng 40.000 năm trước và người Neanderthal khoảng 70.000 năm trước, chúng tôi cũng tìm thấy những tàn tích thức ăn cổ. Điều này bao gồm mù tạt và hạt dẻ cười dạng hoang dại trộn vào thức ăn. Chúng tôi đã phát hiện ra những hạt cỏ dại trộn lẫn với các loại đậu trong tàn tích cháy thành than từ các cư trú của người Neanderthal. Các nghiên cứu trước đây tại Shanidar đã tìm thấy dấu vết của hạt cỏ trong cao răng của người Neanderthal.
Ở cả hai địa điểm, chúng tôi thường tìm thấy các loại hạt như đậu tằm (Vicia ervilia), cỏ đậu (Lathyrus spp) và đậu dại (Pisum spp). Những người sống trong những hang động này đã thêm hạt vào hỗn hợp được đun nóng với nước trong quá trình xay, giã hoặc nghiền hạt đã ngâm.
Phần lớn các đậu hoang dại được đặc trưng bởi hỗn hợp có vị đắng. Trong nấu ăn hiện đại, những loại đậu này thường được ngâm, đun nóng và tách vỏ (loại bỏ lớp vỏ hạt) để giảm vị đắng và chất độc của chúng. Những tàn tích thức ăn cổ mà chúng tôi tìm thấy cho thấy con người đã làm việc này hàng chục nghìn năm. Nhưng thực tế lớp vỏ hạt không bị loại bỏ hoàn toàn cho thấy những người này muốn giữ lại một chút vị đắng.
Cảnh quan hang Shanida ở Zagros, Iraqi Kurdistan. Nguồn: Chris Hunt
Những gì nghiên cứu trước đây cho thấy
Sự có mặt của mù tạt hoang, với hương vị sắc nét đặc biệt của nó, là một loại gia vị được ghi chép rõ ràng trong thời kỳ Gốm sứ (sự khởi đầu của cuộc sống làng quê ở Tây Nam Á, 8500 năm trước Công nguyên) và sau đó là các địa điểm thời kỳ đồ Đá mới trong khu vực. Các loại thực vật như hạnh nhân dại (đắng), hạt dẻ cười (giàu tanin và dầu) và trái cây dại ( đôi khi chua, đôi khi giàu tanin) phổ biến trong các tàn tích thực vật từ Tây Nam Á và Châu Âu trong thời kỳ đồ Đá cũ sau này (40.000 -10.000 năm trước). Việc đưa chúng vào các món ăn làm từ cỏ, củ, thịt, cá sẽ mang lại hương vị đặc biệt cho bữa ăn. Vì vậy, những cây này đã được ăn trong hàng chục nghìn năm trên các khu vực cách xa nhau hàng nghìn dặm. Những món ăn này có thể là nguồn gốc thực hành ẩm thực của con người.
Dựa trên bằng chứng từ thực vật được tìm thấy trong khoảng thời gian này, không còn nghi ngờ gì nữa, chế độ ăn của cả người Neanderthal và người hiện đại đầu tiên đều bao gồm các loại thực vật. Các nghiên cứu trước đây đã tìm thấy cặn thức ăn trong cao răng trên răng của người Neanderthal ở Châu Âu và Tây Nam Á, cho thấy họ đã nấu chín và ăn các loại cỏ và củ như lúa mạch dại và cây thảo dược. Tàn tích than thực vật cho thấy họ đã thu thập đậu và hạt thông.
Bếp lửa của người Neanderthal được tìm thấy tại Hang Shanidar ( Nguồn: Graeme Barker)
Tàn dư thực vật được tìm thấy trên các công cụ nghiền của hậu thời kỳ đồ Đá cũ ở châu Âu cho thấy những người hiện đại đầu tiên đã nghiền và rang hạt cỏ dại. Tàn tích từ một địa điểm thuộc thời đại hậu Đồ đá cũ ở thảo nguyên Pontic, phía đông châu Âu, cho thấy người cổ đã nghiền củ trước khi ăn. Bằng chứng khảo cổ học từ Nam Phi từ 100.000 năm trước cho thấy Homo sapiens đã sử dụng hạt cỏ dại nghiền nát.
Mặc dù cả người Neanderthal và người hiện đại đầu tiên đều ăn thực vật, nhưng điều này không thể hiện một cách nhất quán trong bằng chứng đồng vị bền từ các bộ xương, cho chúng ta biết về các nguồn protein chính của chế độ dinh dưỡng trong suốt cuộc đời cá thể. Các nghiên cứu gần đây cho thấy quần thể người Neanderthal ở châu Âu là loài ăn thịt cấp cao nhất. Các nghiên cứu cho thấy Homo sapiens dường như có chế độ ăn uống đa dạng hơn so với người Neanderthal, với tỷ lệ thực vật cao hơn. Nhưng chúng tôi chắc chắn rằng bằng chứng của chúng tôi về sự phức tạp ban đầu về ẩm thực là sự khởi đầu của nhiều phát hiện từ các địa điểm săn bắt hái lượm sớm trong khu vực.
Người dịch: Minh Tran
Tài liệu tham khảo:
https://theconversation.com/the-real-paleo-diet-new-archaeological-evidence-changes-what-we-thought-about-how-ancient-humans-prepared-food-195127
Thông báo
Thứ tư, 12 Tháng 6 2024- 09:59
Thứ bảy, 27 Tháng 5 2023- 14:12
Thứ hai, 06 Tháng 6 2022- 10:10
Thứ tư, 23 Tháng 3 2022- 14:57
Thứ ba, 07 Tháng 9 2021- 16:38
Thư viện
- Tác giả: Viện Khảo cổ học
- Nhà xb: Khoa học xã hội - 2024
- Số trang: 1358tr
- Khổ: 19x27cm
- Tác giả: Trương Khởi Chi (Chủ biên)
- Nhà xuất bản: Đại học Quốc gia Hà Nội
- Năm xb: 2021
- Khổ sách: 16 x 24
- Số trang: 661 trang
- Tác giả: Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa
- Nhà xuất bản: Thanh Hóa – 2020
- Số trang: 212 tr
- Khổ sách: 21 x 29,7cm
- Tác giả:
GS.TS. Nguyễn Hữu Minh
PGS.TS. Phan Thị Mai Hương
PGS.TS. Vũ Thị Thanh Hương
PGS.TS. Vũ Mạnh Lợi
- Năm xuất bản: ...
- Tác giả: Paul Ory
- Người dịch: Phạm Văn Tuân
- Nhà xb: Dân Trí, 2019
- Khổ: 14 x 20,5
- Số trang: 164tr
- Tác giả :TS.Trần Thị Phương Hoa (Chủ biên), Viện sử học
- Năm xuất bản: 2023
- Số trang: 432tr
- Tác giả: Viện KHXH vùng Nam Bộ
- Năm xuất bản: 2023
- Nhà xb:Lao Động
- Số trang: 500
- Tác giả : TS. Lý Hoàng Mai (Chủ biên)
- Năm xuất bản: 2022
- Số trang: 244
Tạp chí
Phần 3: KCH sơ sử và nhà nước sớm
Khảo cổ học số 2/2024
Khảo cổ học số 1/2024
Khảo cổ học số 1/2024
Huyện Hoàng Su Phì và Xín Mần nằm ở phía tây tỉnh Hà Giang, cách thành phố Hà Giang 100 - 150 km về phía tây; phía bắc giáp tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, phía tây giáp tỉnh Lào Cai, phía đông giáp huyện Vị Xuyên và huyện Bắc Quang, phía nam giáp huyện Quang Bình.
Phần 2: Khảo cổ học Tiền sử
Phần 1: Vấn đề chung
Tin tức khác
06 Th12 2024 10:30
04 Th12 2024 17:52
02 Th12 2024 14:27
15 Th11 2024 16:09
15 Th11 2024 14:46
08 Th11 2024 17:00
Copyright © 2016 by khaocohoc.gov.vn.
Thiết kế bởi VINNO
Tổng số lượt truy cập: 9309312
Số người đang online: 32