Luật Di sản văn hóa đang bị thách thức ở cụm di chỉ khảo cổ Vườn Chuối

Trong những ngày qua cụm di chỉ khảo cổ Vườn Chuối (H.Hoài Đức, Hà Nội) bao gồm Vườn Chuối, Dền Rắn và Mỏ Phượng lại tiếp tục bị các đơn vị thi công tàn phá trái phép.
Di chỉ gò Mỏ Phượng đã bị đào ủi để làm đường nội bộ, gò Dền Rắn cũng bị san ủi làm đường ở phía nam và tập kết ống cống ở khu vực trung tâm gò. Ngày 3-4/11, đơn vị thi công cho máy móc vào san ủi làm một con đường từ đông sang tây ở phía nam di chỉ Vườn Chuối. Các việc làm này cho thấy Công ty xây dựng khu đô thị Thăng Long 9 cố tình không tuân thủ pháp luật và việc thực thi Luật Di sản văn hóa đang bị thách thức nghiêm trọng tại đây.
Theo văn bản về di chỉ Vườn Chuối của Viện Khảo cổ học, có 3 kết luận đã được các nhà khoa học đưa ra. Đó là đề nghị Sở Văn hóa Thể thao, Ban Quản lý di tích danh thắng báo cáo UBND TP.Hà Nội phương án đưa địa điểm này vào danh mục kiểm kê di tích của thành phố, sau đó lập hồ sơ di tích trình Bộ VH-TT-DL, UBND TP xem xét xếp hạng di tích; đề xuất phương án bảo tồn nguyên trạng địa điểm khảo cổ học Vườn Chuối; lưu ý các đơn vị đầu tư xây dựng đường 3,5 và khu đô thị Thăng Long 9 phối hợp với cơ quan văn hóa, UBND huyện Hoài Đức, UBND xã Kim Chung theo dõi và dừng thi công khi tại khu vực di tích để xử lý theo luật Di sản văn hóa.
Ngày 4.11, Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội đã có văn bản gửi Công ty cổ phần thương mại xây dựng Việt Nam và UBND huyện Hoài Đức về việc bảo vệ di chỉ khảo cổ học Vườn Chuối. Theo đó, các đơn vị chủ đầu tư xây dựng đường 3,5 và khu đô thị Thăng Long 9 tổ chức theo dõi, phát hiện di tích, di vật trong quá trình thi công tại khu vực liên quan đến di chỉ Vườn Chuối cũng như các khu vực khác. Trường hợp thấy có di tích hoặc di vật, cổ vật thì chủ dự án phải dừng thi công và thông báo cho Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Hoài Đức, Ban Quản lý di tích danh thắng thuộc Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội có biện pháp xử lý kịp thời.
Di chỉ Vườn Chuối và các di chỉ khảo cổ xung quanh chứa đựng lớp văn hóa kéo dài qua nhiều thời kỳ khác nhau, từ văn hóa Đồng Đậu qua Gò Mun tiến đến Đông Sơn, phản ánh thời kỳ dựng và giữ nước đầu tiên của dân tộc Việt Nam. Việc chậm trễ trong ứng xử với di sản văn hóa tại khu di chỉ Vườn Chuối sẽ khiến những giá trị văn hóa nơi đây bị tàn phá không thể cứu vãn.
Nguyễn Thơ Đình

Thông báo

Thư viện

- Tác giả: Viện Khảo cổ học - Nhà xb: Khoa học xã hội - 2024 - Số trang: 1358tr - Khổ: 19x27cm
- Tác giả: Trương Khởi Chi (Chủ biên) - Nhà xuất bản: Đại học Quốc gia Hà Nội - Năm xb: 2021 - Khổ sách: 16 x 24 - Số trang: 661 trang
- Tác giả: Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa - Nhà xuất bản: Thanh Hóa – 2020 - Số trang: 212 tr - Khổ sách: 21 x 29,7cm
- Tác giả:  GS.TS. Nguyễn Hữu Minh PGS.TS. Phan Thị Mai Hương PGS.TS. Vũ Thị Thanh Hương PGS.TS. Vũ Mạnh Lợi - Năm xuất bản: ...
- Tác giả: Paul Ory - Người dịch: Phạm Văn Tuân - Nhà xb: Dân Trí, 2019 - Khổ: 14 x 20,5 - Số trang: 164tr
- Tác giả :TS.Trần Thị Phương Hoa (Chủ biên), Viện sử học - Năm xuất bản: 2023 - Số trang: 432tr  
- Tác giả: Viện KHXH vùng Nam Bộ - Năm xuất bản: 2023 - Nhà xb:Lao Động - Số trang: 500  
- Tác giả : TS. Lý Hoàng Mai (Chủ biên)​ - Năm xuất bản: 2022 - Số trang: 244

Tạp chí

Phần 3: KCH sơ sử và nhà nước sớm
Huyện Hoàng Su Phì và Xín Mần nằm ở phía tây tỉnh Hà Giang, cách thành phố Hà Giang 100 - 150 km về phía tây; phía bắc giáp tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, phía tây giáp tỉnh Lào Cai, phía đông giáp huyện Vị Xuyên và huyện Bắc Quang, phía nam giáp huyện Quang Bình.

61 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội

+8424 38255449
Copyright © 2016 by khaocohoc.gov.vn.
Thiết kế bởi VINNO
Tổng số lượt truy cập: 9222237
Số người đang online: 13