Những phát hiện mới về Hoàng thành Thăng Long

Những phát hiện mới về Hoàng thành Thăng Long

 

 

VietNamNet)- Cấm thành là nơi tập trung những cung điện tiêu biểu nhất của các vương triều, những sản phẩm cao cấp nhất của nền kinh tế, văn hóa của đất nước qua các thời kỳ lịch sử.

Những phát hiện mới về Hoàng thành Thăng Long

Ngày 9/2/2002,  một cuộc hội thảo khoa học về khu di tích Hoàng thành Thăng Long đã được tổ chức tại Hà Nội quy tụ các nhà sử học, khảo cổ học trên cả nước. Được sự đồng ý của GS sử học Phan Huy Lê, chúng tôi xin đăng tải bài tham luận về những kết luận mới làm giàu thêm nhận thức về di tích đặc biệt quý hiếm này. Đầu đề do chúng tôi đặt.

1. Khu di tích Hoàng thành Thăng Long tại 18 Hoàng Diệu bắt đầu khai quật từ 12-2002 và được phát lộ trên diện tích lớn vào giữa năm 2003.

Diện tích khai quật cho đến nay là 19.000 m2. Ngay từ khi phát hiện, giới khảo cổ học và sử học đã xác định sơ bộ là khu di tích nằm trong phạm vi Hoàng thành Thăng Long thời Lý, Trần, Lê sơ, Mạc, Lê trung hưng và thành Hà Nội thời Nguyễn. Nhưng đây là một phức hợp di tích khảo cổ học đô thị gồm nhiều di tích kiến trúc và một khối lượng di vật đồ sộ của nhiều thời kỳ lịch sử khác nhau nên rất nhiều câu hỏi được đặt ra và lôi cuốn sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trong nước và quốc tế.  

Trong năm 2004 - 2005 cho đến đầu năm 2006, nhiều hội thảo khoa học mang tính thông báo hay nghiên cứu chuyên ngành, liên ngành đã được Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Bộ Văn hóa Thông tin và Bộ Xây dựng tổ chức. Quan trọng nhất là Hội nghị khoa học toàn quốc do Viện Khoa học xã hội tổ chức ngày 19-20/8/2004, Hội thảo tư vấn quốc tế do Viện Khoa học xã hội Việt Nam phối hợp với ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam và Văn phòng UNESCO tại Hà Nội tổ chức ngày 10-11/8/2004 và Hội nghị ngày 18/2/2006 do Bộ Văn hóa Thông tin tổ chức.

Qua các hội thảo, rất nhiều vấn đề được đặt ra từ những vấn đề tổng quát như vị trí của khu di tích trong cấu trúc thành Thăng Long-Hà Nội, tính chất và niên đại các di tích, giá trị của khu di tích...cho đến những vấn đề rất cụ thể như cấu trúc và niên đại từng di tích kiến trúc, loại hình và đặc điểm, nguồn gốc, niên đại một số di vật, niên đại và mối quan hệ giữa các tầng văn hóa, giải mã các chữ viết trên một số di vật, đặc điểm cấu tạo địa chất, môi trường sinh thái, nguồn gốc các di tích sông, hồ...

Điều đáng vui mừng là càng nghiên cứu và càng thảo luận, bên cạnh nhiều vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu, nhiều câu hỏi mới được đặt ra, thì nhận thức chung của các nhà khoa học về giá trị tổng quát của khu di tích càng ngày càng xích lại gần nhau theo xu hướng đồng thuận. Trong kết quả nghiên cứu này, chúng ta trân trọng cảm ơn sự tham gia và hợp tác nghiên cứu của một số chuyên gia quốc tế đến từ UNESCO, Nhật Bản, Pháp, ý, Tây Ban Nha.

2. Nhận thức chung tương đối đồng thuận về giá trị của khu di tích Hoàng thành Thăng Long 18 Hoàng Diệu có thể tóm lược như sau:

Cầu có cấu trúc vòm hình bán nguyệt, phân bố theo hướng Đông – Tây, được xây bằng hàng trăm phiến đá hình khối chữ nhật đẽo vuông vắn với các bề mặt khá bằng phẳng, với nhiều kích cỡ khác nhau. Các viên đá có kích thước trung bình dài 67cm, rộng 35cm, dày 25cm; viên lớn nhất dài 175cm, rộng 40cm, dày 25cm, được gắn chắp bằng chất kết dính là vữa vôi và mật. Ở vị trí đỉnh vòm có xây chèn bằng những tảng đá có mặt cắt hình thang với tác dụng như là những chiếc nêm nêm chặt (giống như những viên gạch múi bưởi xây vòm cửa). Toàn bộ những tảng đá này không có hoa văn trang trí trên bề mặt.

Cây cầu được bắc ngang khúc suối nước chảy xiết, hai bờ đối diện có những dải đá lớn trồi lên, người xưa đã đục, san bạt đặt lên đó những tấm đá lớn tạo hai móng trụ cầu. Do địa hình tại khu vực mà móng cầu bờ đông cao hơn móng bờ tây khoảng 45cm. Hai trụ cầu có kích thước rộng 2,50m, dày khoảng 3,0m,khoảng cách hai chân trụ 6,8m. Độ cao của đỉnh vòm cầu (mặt đáy) so với bề mặt nước đo được vào mùa mưa là 4,20m. Trên bề mặt cầu còn dấu tích của các viên đá rải trên bề mặt.

Theo những cụ già dân tộc Tày, Nùng trong làng cho biết xưa kia hai bên cầu có hàng lan can thấp xây bằng đá, trải qua thời gian dài sử dụng, hang lan can đá bị rơi vỡ, ngày nay chúng được thay bằng loại gạch xi măng trộn cát vàng. Quanh thân cầu hiện nay cây xanh leo phủ kín, che khuất đỉnh vòm cầu.

alt

Khu di tích 18 Hoàng Diệu (trong phần viền xanh) và Trục Thần đạo: Đoan Môn - Kính Thiên - Hậu Lâu - Bắc Thành.

. Gần đây, các nhà khảo cổ học Việt Nam trong lúc chỉnh lý hiện vật, lập hồ sơ khoa học và hợp tác với chuyên gia Nhật Bản nghiên cứu các di tích tại hiện trường, đã cung cấp thêm một số thông tin đưa ra một số kết quả kết quả nghiên cứu mới nâng cao thêm nhận thức về giá trị khu di tích. Viện khảo cổ học đã báo cáo về những kết quả nghiên cứu mới này, trong đó hai kết quả tôi quan tâm nhất là:

Qua chỉnh lý hiện vật, các nhà khảo cổ đã dập lại các trang trí trên hiện vật và phát hiện thêm nhiều di vật có chữ Hán. Ngoài những chữ Hán mang phiên hiệu quân đội và một số đơn vị hành chính tham gia xây dựng Hoàng thành, còn những chữ Hán mang tên một kiến trúc cung đình trong Cấm thành đã được thư tịch cổ ghi chép như: “Hoàng môn thự dận giám tạo”, “Trường Lạc cung”, “Kim Quang điện”. Kết quả chỉnh lý hiện vật và thống kê cũng cung cấp những thông tin có hệ thống về những đặc trưng và biến đổi đồ gốm sứ qua các thời kỳ, về những đồng tiền Việt Nam từ thời Lý, Trần đến Lê, Nguyễn và tiền Trung Hoa từ thời Hán, Đường đến Tống, Minh, Thanh. Những thống kê về di cốt động vật tìm thấy cung cấp những thông tin liên quan đến sinh hoạt và nghệ thuật ẩm thốc cung đình.

Kết quả nghiên cứu sâu các di tích kiến trúc tại hiện trường cho phép các chuyên gia Nhật Bản và Việt Nam đưa ra những nhận xét về kiến trúc và lập bản vẽ mặt bằng kiến trúc một số kiến trúc thời Lý, Trần với những số liệu đo đạc cụ thể. Thông tin này càng cho thấy qui mô khá to lớn của các cung điện trong Cấm thành xưa.

Nhiều vấn đề và câu hỏi vẫn đang đặt ra, những những kết quả nghiên cứu càng ngày càng làm sáng tỏ hơn các giá trị của khu di tích Hoàng thành Thăng Long.

4. Khu di tích Hoàng thành Thăng Long từ khi phát lộ đến nay đã hơn 4 năm và đang đứng trước những yêu cầu giải quyết rất bức xúc.

Càng nghiên cứu giá trị khu di tích càng được khẳng định, nhưng hiện trạng có điều đáng lo lắng. Các nhà khảo cổ đã cố gắng hết sức để bảo vệ di tích như làm mái nhà che, lập hệ thống bơm hút nước, áp dụng một số giải pháp chống nước ngầm, chống rêu mốc...Nhưng do thay đổi môi trường tồn tại từ trong lòng đất đưa ra ngoài trời, những thay đổi khí hậu như ẩm, độ nóng đều ảnh hưởng đến chất lượng di tích.
 

alt


Qua 4 năm, dù tất cả những cố gắng bảo vệ như trên, khu di tích đang bị xuống cấp dần theo năm tháng. Các chuyên gia Nhật Bản rất lo lắng cho chúng ta về tình trạng xuống cấp này. Tình trạng xuống cấp này chỉ được giải quyết căn bản khi có chủ trương bảo tồn lâu dài khu di tích, trên cơ sở đó lập qui hoạch bảo tồn lâu dài và xây dựng kế hoạch triển khai theo từng bước tùy theo khả năng của chúng ta. Về phương diện này, UNESCO và chuyên gia nhiều nước sẳn sàng hợp tác, tư vấn và hỗ trợ chúng ta. Cũng phải trên cơ sở đó, mới có thể áp dụng những giải pháp bảo tồn lâu dài, hiệu quả bằng những công nghệ hiện đại.

Khu di tích Hoàng thành đã phát lộ kết hợp với những di tích trên mặt đất và trong lòng đất (chưa bị các kiến trúc hiện đại phá hủy) của Cấm thành Thăng Long và những di tích cách mạng, kháng chiến thời hiện đại, có thể qui hoạch thành một Công viên lịch sử-văn hóa Thăng Long-Hà Nội chạy suốt từ thời tiền Thăng Long, thời kinh thành Thăng Long, thời thành Hà Nội cho đến thủ đô Hà Nội thời đại Hồ Chí Minh. Phạm vi qui hoạch và tên gọi khu di tích cũng cần nghiên cứu kỹ và thảo luận rộng rãi giữa các cơ quan quản lý và các chuyên gia trên những lĩnh vực khoa học liên quan.

Một di sản văn hóa như thế tồn tại giữa trung tâm Hà Nội sẽ nâng cao vị thế lịch sử, văn hóa của thủ đô và có đủ tiêu chí được công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt và Di sản văn hóa thế giới. Đó là đề xuất của giới khoa học qua các hội thảo khoa học, là nguyện vọng tha thiết của nhân dân thủ đô và cả nước, cũng là trách nhiệm của thế hệ chúng ta trước lịch sử.

Và nếu như khu di tích này không được bảo tồn toàn bộ và lâu dài thì có thể nói thủ đô Hà Nội sẽ vĩnh viễn không có một Di sản văn hóa thế giới giữa lòng thủ đô nghìn năm văn hiến, niềm tự hào của người dân thủ đô cũng như nhân dân cả nước và cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Điều này càng có ý nghĩa thiêng liêng khi Hà Nội và cả nước đang chuẩn bị kỷ niệm Thăng Long nghìn tuổi.

 

 
 
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Thư viện

- Tác giả: George Soulie De Morant - Nxb: Mỹ Thuật - Năm xb: 2023 - Số trang: 381tr - Khổ: 16 x 24 cm - Bìa: bìa mềm
- Tác giả: Đỗ Trường Giang, Đổng Thành Danh, Bá Minh Truyền - Nxb: Thế Giới - Năm xb: 2021 - Số trang: 527tr - Khổ: 16 x 24 cm - Bìa: bìa mềm
- Tác giả: Viên Như - Nxb: Hồng Đức - Năm xb: 2022 - Số trang: 335tr - Khổ: 16 x 24 cm - Bìa: bìa mềm
- Tác giả: Vũ Huyễn Trang - Nxb: Thế giới - Năm xb: 2022 - Số trang: 266 - Khổ: 16 x 24 cm - Bìa: bìa mềm
- Tác giả: Marcel Bernanose - Nxb: Mỹ Thuật -Năm xb: 2023 - Số trang: 238 - Khổ: 16 x 24 cm - Bìa: bìa mềm
- Tác giả: Đại úy hải quân Francis Garnier, Nguyễn Minh dịch và chú giải - Nxb: Đại học Sư phạm - Năm xb: 2023 - Số trang: 848 - Khổ: 18.5 x 26.5...
- Tác giả: Trần Minh Nhựt - Nxb: Dân Trí -Năm xb: 2022 - Số trang: 261 - Khổ: 20.5 x 27.5 cm - Bìa: mềm
- Tác giả: Đinh Khắc Thuân - Nxb: Đại học Quốc gia Hà Nội - 2021 - Số trang: 752 tr - Khổ sách: 16x24tr - Hình thức bìa: cứng
- Tác giả: Nguyễn Tuấn Cường - Nxb: Khoa học xã hội - 2020 - Số trang: 522 tr - Khổ sách: 16x24tr

Tạp chí

Tin tức khác


61 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội

+8424 38255449
Copyright © 2016 by khaocohoc.gov.vn.
Thiết kế bởi VINNO
Tổng số lượt truy cập: 7588098
Số người đang online: 19