Khai quật di chỉ hang Pắc Tà (Hà Giang)

Thực hiện Quyết định số 1682/QĐ-BVHTTDL của Bộ VHTTDL, từ ngày 25/4 đến 15/5/2017 Viện Khảo cổ học phối hợp với Bảo tàng Hà Giang tiến hành khai quật di chỉ hang Pắc Tà (xóm Pắc Tà, thôn Lùng Thiềng, xã Minh Tân, huyện Vị Xuyên) với diện tích 36m2. Hang có tọa độ địa lý: 220 55’ 41,2” vĩ Bắc, 1040 55’ 40,9” kinh Đông, cao 331m so với mực nước biển, cao khoảng 150m – 170m so với mực nước suối.
quang_canh_pt.jpg
Quang cảnh khu vực gần hang Pắc Tà
Di chỉ được phát hiện và thám sát năm 2014. Đây là một hang động đá vôi có kích thước lớn, cao 40m, rộng 60m, sâu 140m khô ráo, thoáng mát, là một điều kiện thuận lợi cho cư dân cổ sinh sống. Kết quả khai quật cho thấy tầng văn hóa khá ổn định, dày 0,9m, chứa đựng các dấu tích  thời kỳ cư trú của cư dân cổ. Cấu tạo tầng văn hóa có đặc điểm như sau:
+Lớp mặt (1): lớp văn hóa hiện đại, màu xám tro
+Lớp 2: lớp trầm tích hang động vô sinh, màu vàng nhạt
+Lớp 3: lớp văn hóa, màu xám đen
+Lớp 4: lớp văn hóa, màu vàng nhạt
+Lớp 5: lớp văn hóa, màu xám tro loang lổ
+Lớp 6: lớp trầm tích hang động vô sinh
+Lớp 7: lớp văn hóa, màu nâu đỏ (do ảnh hưởng của lửa)
+Lớp vô sinh dưới cùng: trầm tích hang động
dia_tang_pt.jpg
Địa tầng di chỉ hang Pắc Tà
Căn cứ vào tầng văn hóa cho thấy các cư dân cổ ở hang Pắc Tà tiến hành các hoạt động săn bắt và hái lượm, đun nấu trong hang. Trong các lớp văn hóa từ trên xuống dưới đều xuất hiện các dấu tích bếp lửa, trong đó có rất nhiều xương, răng động vật, các loài ốc núi, ốc suối và ốc ruộng. Di vật đá phong phú nhiều loại hình khác nhau, như công cụ hình bầu dục, công cụ mũi nhọn, công cụ rìa dọc, rìa ngang, rìu ngắn, công cụ hình đĩa, cùng với hàng trăm mảnh tước, công cụ mảnh khác nhau. Ngoài ra trong tầng văn hóa còn phát hiện nhiều thỏi cuội có vết mài và các loại cuội nguyên liệu khác nhau, thổ hoàng…
do_da_pt.jpg
Hiện vật đá tại di chỉ hang Pắc Tà
nhuyen_the_pt.jpg
Xương và nhuyễn thể trong hố khai quật
Căn cứ vào loại hình di vật, bước đầu chúng tôi cho rằng di chỉ nằm trong khung niên đại văn hóa Bắc Sơn (6000 -11.000 năm cách ngày nay). Hang Pắc Tà thêm lần nữa khẳng định sự có mặt của người tiền sử trên vùng đất địa đầu tổ quốc, đưa tổng số di tích hang động thời tiền sử ở vùng đất Hà Giang lên con số 5, gồm các di tích: Đán Cúm, Nà Chảo, Khuổi Nấng, Nà Luông.
Nguyễn Trường Đông, Lưu Văn Phú

Thư viện

- Tác giả: Lê Quang Định - Nxb: Thế giới -Năm xb: 2022 - Số trang: 684tr - Khổ: 16 x 24cm
- Tác giả: Quảng Văn Sơn và Ngô Minh Hùng - Nxb: Thế Giới -Năm xb: 2020 - Số trang: 327tr - Khổ: 16 x 24cm
- Tác giả: Anne Cheng - Nxb: Thế giới -Năm xb: 2022 - Số trang: 684tr - Khổ: 16 x 24cm
- Tác giả: Trương Cửu (chủ biên), Trần Kiến Quân (biên soạn) - Nxb: Đại học Quốc gia Hà Nội -Năm xb: 2020 - Số trang: 605tr - Khổ: 16 x 24cm
Hội nghị thông báo Những phát hiện mới về khảo cổ học lần thứ 58 của ngành Khảo cổ học Việt Nam do Viện Khảo cổ học thuộc Viện Hàn lâm Khoa...
Tác giả: Đinh Khắc Thuân Nhà xuất bản: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Năm xuất bản: 2021 Kích thước: 24 cm Số trang: 703
Tác giả: Vũ Văn Quân Nhà xuất bản: Hà Nội Năm xuất bản: 2019 Kích thước: 16x24 cm Số trang: 888
Tác giả: Vũ Văn Quân Nhà xuất bản: Hà Nội Năm xuất bản: 2019 Kích thước: 16x24 cm Số trang: 888
Nhà xuất bản: Nxb Đại học Sư phạm Năm xuất bản: 2021 Số trang: 491          

Tạp chí

Phần 2: Khảo cổ học Tiền sử
Khổ 19x27cm, dày 100 trang
Khổ 19x27cm, dày 100 trang. 
Khổ 19x27cm, dày 100 trang bao gồm cả bìa.
Khổ 19x27cm, dày 100 trang bao gồm cả bìa
Khổ 19x27cm, dày 100 trang bao gồm cả bìa.
Khổ 19x27cm, dày 100 trang cả bìa.
Rồng và hoa sen: bộ sưu tập gốm Việt Nam tại bảo tàng Birmingham

Tin tức khác


61 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội

+8424 38255449
Copyright © 2016 by khaocohoc.gov.vn.
Thiết kế bởi VINNO
Tổng số lượt truy cập: 6532341
Số người đang online: 11