Khai mạc Hội nghị thông báo Khảo cổ học toàn quốc lần thứ 52
Chiều 28-9, tại TP Thanh Hóa, Viện Khảo cổ học phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa khai mạc Hội nghị thông báo Khảo cổ học toàn quốc lần thứ 52 tại Khách sạn Central – Lô 01, Đại lộ Nguyễn Hoàng, phường Đông Hải, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
TS Nguyễn Gia Đối (Phó Viện trưởng) giới thiệu chương trình Hội nghị
PGS.TS Bùi Nhật Quang phát biểu khai mạc Hội nghị
PGS.TS Bùi Nhật Quang phát biểu khai mạc Hội nghị
Tới dự có các đồng chí: PGS.TS Bùi Nhật Quang (Ủy viên Dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam); Ông Phạm Đăng Quyền (Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh); PGS.TS Nguyễn Giang Hải (Viện trưởng Viện Khảo cổ học) cùng đông đảo các nhà khoa học trong nước.
Theo ban tổ chức, năm nay hội nghị đã nhận được trên 312 bài viết về các nội dung: Khảo cổ học tiền sử (99 bài), Khảo cổ học lịch sử (159 bài), Khảo cổ học Champa – Óc Eo (40 bài), Khảo cổ học dưới nước (11 bài). Đây là những phát hiện mới di tích, di vật đến những nghiên cứu chuyên sâu về nhiều vấn đề xuyên suốt từ thời Tiền sử đến Lịch sử.
Khai mạc Hội nghị, PGS.TS Bùi Nhật Quang khẳng định Hội nghị là diễn đàn khoa học để các nhà khoa học chia sẻ các kết quả nghiên cứu, đồng thời là cơ hội để các nhà khoa học, nhất là nhà khoa học trẻ tiếp cận, học hỏi các thế hệ đi trước nhằm hoàn thiện năng lực nghiên cứu khoa học của mình. Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đánh giá cao những nỗ lực của Viện Khảo cổ học trong việc đưa Hội nghị Khảo cổ học hàng năm về các địa phương, như là một hoạt động quảng bá cho ngành khảo cổ học Việt Nam vừa là cơ hội để mọi người đến được nhiều hơn với khảo cổ học Việt Nam.
Phát biểu chào mừng hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Đăng Quyền khẳng định, nhận thức được vai trò to lớn của Di sản văn hóa, nhất là lĩnh vực Khảo cổ học đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Thanh Hóa luôn quan tâm chăm lo công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa, các danh lam thắng cảnh. Đồng thời tổ chức tốt các hoạt động tuyên truyền sâu rộng trong cộng đồng dân cư về việc gìn giữ và phát huy giá trị các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể trên. Hội nghị là cơ hội để Thanh Hóa mở rộng giao lưu, hợp tác, quảng bá những nét đẹp văn hóa độc đáo của vùng đất và con người xứ Thanh tới bạn bè trong và ngoài nước; là cơ hội để tỉnh nghiên cứu, tham khảo, vận dụng vào việc quyết định các chủ trương, chính sách, chiến lược phát triển văn hóa của tỉnh trong những năm tới.
Đánh giá về Hoạt động nghiên cứu khaỏ cổ học toàn quốc năm 2017, PGS.TS Bùi Văn Liêm (Tổng biên tập Tạp chí Khảo cổ học, Phó Viện trưởng Viện Khảo cổ học) cho rằng các nghiên cứu khoa học đã bổ sung những tư liệu rất mới/quý trong nghiên cứu diễn trình hình thành và phát triển dân tộc Việt Nam, sự xuất hiện và hoàn thiện con người Việt Nam. Góp phần xứng đáng vào việc nghiên cứu, bảo vệ, bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị lịch sử, văn hóa Việt Nam. Những thông báo của chúng ta cùng chung mục tiêu nghiên cứu quá trình dựng nước và giữ nước của cha ông. Những tư liệu từ các nhà khoa học là minh chứng khẳng định và bảo về vững chắc chủ quyền thiêng liêng của dân tộc Việt Nam.
Sau phiên khai mạc, Hội nghị tiếp tục thảo luận tại các tiểu ban cho tới 16h30 ngày 29/9. Ngày 30/9 các đại biểu sẽ đi tham quan di tích Lam Kinh (huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa).
Khai mạc Hội nghị, PGS.TS Bùi Nhật Quang khẳng định Hội nghị là diễn đàn khoa học để các nhà khoa học chia sẻ các kết quả nghiên cứu, đồng thời là cơ hội để các nhà khoa học, nhất là nhà khoa học trẻ tiếp cận, học hỏi các thế hệ đi trước nhằm hoàn thiện năng lực nghiên cứu khoa học của mình. Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đánh giá cao những nỗ lực của Viện Khảo cổ học trong việc đưa Hội nghị Khảo cổ học hàng năm về các địa phương, như là một hoạt động quảng bá cho ngành khảo cổ học Việt Nam vừa là cơ hội để mọi người đến được nhiều hơn với khảo cổ học Việt Nam.
Phát biểu chào mừng hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Đăng Quyền khẳng định, nhận thức được vai trò to lớn của Di sản văn hóa, nhất là lĩnh vực Khảo cổ học đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Thanh Hóa luôn quan tâm chăm lo công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa, các danh lam thắng cảnh. Đồng thời tổ chức tốt các hoạt động tuyên truyền sâu rộng trong cộng đồng dân cư về việc gìn giữ và phát huy giá trị các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể trên. Hội nghị là cơ hội để Thanh Hóa mở rộng giao lưu, hợp tác, quảng bá những nét đẹp văn hóa độc đáo của vùng đất và con người xứ Thanh tới bạn bè trong và ngoài nước; là cơ hội để tỉnh nghiên cứu, tham khảo, vận dụng vào việc quyết định các chủ trương, chính sách, chiến lược phát triển văn hóa của tỉnh trong những năm tới.
Đánh giá về Hoạt động nghiên cứu khaỏ cổ học toàn quốc năm 2017, PGS.TS Bùi Văn Liêm (Tổng biên tập Tạp chí Khảo cổ học, Phó Viện trưởng Viện Khảo cổ học) cho rằng các nghiên cứu khoa học đã bổ sung những tư liệu rất mới/quý trong nghiên cứu diễn trình hình thành và phát triển dân tộc Việt Nam, sự xuất hiện và hoàn thiện con người Việt Nam. Góp phần xứng đáng vào việc nghiên cứu, bảo vệ, bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị lịch sử, văn hóa Việt Nam. Những thông báo của chúng ta cùng chung mục tiêu nghiên cứu quá trình dựng nước và giữ nước của cha ông. Những tư liệu từ các nhà khoa học là minh chứng khẳng định và bảo về vững chắc chủ quyền thiêng liêng của dân tộc Việt Nam.
Sau phiên khai mạc, Hội nghị tiếp tục thảo luận tại các tiểu ban cho tới 16h30 ngày 29/9. Ngày 30/9 các đại biểu sẽ đi tham quan di tích Lam Kinh (huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa).
Tin, ảnh: Nguyễn Thơ Đình
Thông báo
Thứ bảy, 27 Tháng 5 2023- 14:12
Thứ hai, 06 Tháng 6 2022- 10:10
Thứ tư, 23 Tháng 3 2022- 14:57
Thứ ba, 07 Tháng 9 2021- 16:38
Thư viện
- Tác giả: Phạm Văn Kỉnh
- Nhà xb: Văn hóa dân tộc
- Năm xb: 2024
- Số trang: 302tr
- Dịch giả: Phan Phương Thảo, Phan Hải Linh, Phạm Lê Huy
- Nhà xb: Khoa học xã hội
- Năm xb: 2024
- Số trang: 722tr
- Tác giả: GS.TS. Lâm Thị Mỹ Dung và TS. Nguyễn Anh Thư
- Nhà xb: Văn hóa dân tộc
- Năm xb: 2020
- Số trang: 312tr
- Tác giả: GS.TS Ngô Đức Thịnh
- Nhà xb: Đại học Quốc gia Hà Nội
- Năm xb: 2021
- Số trang: 403tr
- Khổ: 16 x 24cm
- Tác giả: Nguyễn Xuân Kính
- Nhà xb: Khoa học xã hội
- Năm xb: 2019
- Số trang: 1022tr
- Tác giả: PGS.TS. Nguyễn Thừa Hỷ
- Nhà xb: Hà Nội
- Năm xb: 2022
- Số trang: 492 tr
Tạp chí
Dày 100 trang, khổ 19x27cm
Dày 100 trang, khổ 19x27cm
Khảo cổ học số 5 - 2023
Khảo cổ học số 1- 2023
Khảo cổ học số 3/2023
Dày 100 trang, khổ 19x27cm
Khổ 19x27cm
Khổ 19x27cm
Tin tức khác
12 Th6 2024 09:59
17 Th8 2023 10:00
16 Th8 2023 07:55
05 Th6 2023 14:38
02 Th6 2023 08:34
29 Th12 2022 12:59
Copyright © 2016 by khaocohoc.gov.vn.
Thiết kế bởi VINNO
Tổng số lượt truy cập: 8859527
Số người đang online: 9