Kết quả khai quật di tích khảo cổ Phong Lệ: Đã phát hiện một “mỏ vàng”!

Kết quả khai quật di tích khảo cổ Phong Lệ: Đã phát hiện một “mỏ vàng”!

 

 

Như tin đã đưa, Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng vừa công bố kết quả sau hai tháng phối hợp cùng Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQG Hà Nội) tiến hành khai quật di tích khảo cổ Phong Lệ (thôn 3, phường Hòa Thọ Đông, quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng).

alt

Theo đánh giá ban đầu, đây là một phế tích, nghi ngờ tháp Chăm lần đầu tiên được phát hiện tại Đà Nẵng, dù rằng địa phương này đang sở hữu một bảo tàng điêu khắc trên đá của dân tộc Chămpa lớn nhất Đông Nam Á hiện nay.

 Điều đáng lưu ý, mặc dù từ năm 1890, nhà khảo cổ người Pháp Henry Parmentier đã tìm được và để lại một bức phù điêu Siva múa niên đại thế kỷ X khá độc đáo. Song đến nay, hơn một thế kỷ qua, giới nghiên cứu vẫn chưa tìm được mối tương quan giữa bức tượng với địa danh Phong Lệ. Bởi trên thực tế, thì địa điểm khảo cổ Phong Lệ gần như bị bỏ hoang phế trong những năm chiến tranh. Sau ngày đất nước thống nhất, HTX nông nghiệp của địa phương đã san ủi một phần khu di tích làm trại chăn nuôi. Người dân từ các nơi về đây ngụ cư mà không biết rằng họ đã và đang ở trong một khu di tích khảo cổ quan trọng.

Vào tháng 3.2011, trong khi đào móng xây nhà, ông Ông Văn Tồn và bà Lê Kim Phụng (tổ 3, phường Hòa Thọ Đông, Cẩm Lệ) đã phát hiện 3 hiện vật bằng đá và một mảng móng tường bằng gạch cổ. Sau đó, gia đình đã báo cho cơ quan chức năng tiến hành xem xét và khai quật để xác định các hiện vật. Bảo tàng Điêu khắc Chăm đã cử chuyên viên trực tiếp đến xem xét, xác định đây là di tích khảo cổ Chămpa và làm thủ tục khai quật khẩn cấp di tích này. Trên cơ sở đó, UBND TP Đà Nẵng đã cấp kinh phí và cho phép nhóm khảo cổ ĐH Quốc gia Hà Nội phối hợp với Bảo tàng Chăm tổ chức khảo cổ khẩn cấp trên di chỉ này.

Chủ trì đợt khai quật, nhà nghiên cứu Nguyễn Chiều (khoa Khảo cổ học ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn) cho hay, qua năm hố khai quật với tổng diện tích 206m2, nền móng kiến trúc hai phế tích tháp Chăm quy mô lớn, 30 hiện vật tương đối nguyên vẹn và hàng trăm viên gạch, mảnh ngói, gốm… có nguồn gốc Chămpa niên đại khoảng 1.000 năm đã xuất lộ. Trong đó, dấu tích tại hố khai quật H1 rộng 90m2 cho thấy có thể từng tồn tại một tòa tháp Chăm đồ sộ tại đây.

Ông Võ Văn Thắng, Giám đốc Bảo tàng Điêu khắc Chăm nhận định, những phần nền móng tháp Chăm đã phát lộ cho thấy di tích khảo cổ Phong Lệ là khu vực tập trung một số đền tháp lớn, trùng khớp với những ghi chép trong thư tịch của các học giả Pháp đầu thế kỷ XX. Hiện Bảo tàng Điêu khắc Chăm cũng đang lưu giữ chín hiện vật được thu thập tại địa danh Phong Lệ cách đây hơn 100 năm.


Tại buổi báo cáo kết quả khai quật di tích khảo cổ Phong Lệ, các chuyên gia cho biết, sau 2 tháng triển khai thực hiện, đến nay giai đoạn khai quật khẩn cấp đã kết thúc, đạt được mục tiêu chính đề ra. Đã tiến hành 5 hố khai quật với tổng diện tích 206m2, phát lộ 2 phế tích Chăm có quy mô lớn. Các nền móng kiến trúc đền tháp Chămpa có giá trị nghiên cứu về di tích, đặc biệt là kỹ thuật xây dựng móng tháp và một số nội dung liên quan.

Khi khai quật, đã phát hiện và sưu tầm được 30 hiện vật tương đối nguyên vẹn và hàng trăm viên gạch, mảnh ngói, gốm và đá có nguồn gốc Chămpa có niên đại cách đây khoảng 1.000 năm, có giá trị bổ sung cho các bộ sưu tập hiện vật của bảo tàng điêu khắc Chăm. Cũng theo ông Võ Văn Thắng, trong khu vực liền kề với di tích nền móng tháp Chămpa cũng còn một di tích tín ngưỡng của người Việt, nhân dân địa phương gọi là “Dinh Bà”.

Dòng chữ Hán khắc trên đòn đông còn có ghi niên đại Tự Đức Nhâm Tuất (tức năm 1862). Gần đó còn có miếu âm linh và miếu thờ thần hoàng, thổ địa của xóm. Những yếu tố này cho thấy địa điểm trên hội đủ điều kiện để xếp hạng di tích, đưa vào bảo tồn, phục vụ công tác giáo dục và du lịch. Quần thể di tích này có vị trí thuận lợi (nằm cạnh quốc lộ 1A và sông Cầu Đỏ, nối thẳng tuyến du lịch đường sông lên khu di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn) lại bao hàm nhiều giá trị lớn lao. Vì vậy, nếu được quy hoạch kịp thời, khai quật hoàn chỉnh, nơi đây có đủ tiềm năng để trở thành điểm đến đầy giá trị về du lịch cũng như giáo dục lịch sử, văn hóa”.

Ông Thắng cũng cho biết, nếu được quy hoạch kịp thời thì địa điểm này và một góc làng Phong Lệ hiện nay có đủ các tiềm năng để trở thành một điểm tham quan có giá trị về mặt du lịch lẫn công tác giáo dục văn hóa. Ngoài ra, thông qua công việc khai quật đã thực hiện tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho nhân dân địa phương về công tác bảo vệ di chỉ văn hóa. Từ kết quả khai quật ban đầu, Bảo tàng Điêu khắc Chăm đề nghị UBND TP Đà Nẵng xem xét, chỉ đạo các đơn vị chức năng kiểm tra, tham mưu về việc quy hoạch khu vực khảo cổ Chămpa, trong đó có diện tích công cộng khoảng 5.000m2 bao gồm di tích, đền miếu, cây xanh... để có thể bảo tồn, nghiên cứu khảo cổ, phát huy giá trị, phục vụ lợi ích lâu dài của cộng đồng nói chung.

Trước tình hình nói trên, ông Nguyễn Hữu Chiến, Phó Giám đốc Sở VHTTDL TP Đà Nẵng cho rằng: “Tuy đây chỉ mới là kết quả khai quật bước đầu, song có thể nói chúng ta vừa phát hiện cả một “mỏ vàng” di tích Việt-Chăm vô giá, bởi dưới lòng đất khu vực này còn rất nhiều lớp trầm tích văn hóa Chăm và văn hóa Việt cổ cần tiếp tục khai phá”. Hy vọng, trong tương lai, nếu ai đã đến Bảo tàng Điêu khắc Chăm mà muốn đến một nơi cụ thể hơn để tìm hiểu cư dân Chăm xưa sống như thế nào, ở đâu, đền tháp ra sao… thì có thể đến làng Phong Lệ để tìm hiểu. Điều đó sẽ tạo thành một tour khép kín ngay trên địa bàn Đà Nẵng. Vì vậy, Sở VHTTDL yêu cầu Bảo tàng Điêu khắc Chăm khẩn trương chuẩn bị phương án quy hoạch tổng thể toàn bộ khu vực này trình lãnh đạo TP để đảm bảo vấn đề quản lý.

 
 
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Thông báo

Thư viện

- Tác giả: Trương Khởi Chi (Chủ biên) - Nhà xuất bản: Đại học Quốc gia Hà Nội - Năm xb: 2021 - Khổ sách: 16 x 24 - Số trang: 661 trang
- Tác giả: Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa - Nhà xuất bản: Thanh Hóa – 2020 - Số trang: 212 tr - Khổ sách: 21 x 29,7cm
- Tác giả:  GS.TS. Nguyễn Hữu Minh PGS.TS. Phan Thị Mai Hương PGS.TS. Vũ Thị Thanh Hương PGS.TS. Vũ Mạnh Lợi - Năm xuất bản: ...
- Tác giả: Paul Ory - Người dịch: Phạm Văn Tuân - Nhà xb: Dân Trí, 2019 - Khổ: 14 x 20,5 - Số trang: 164tr
- Tác giả :TS.Trần Thị Phương Hoa (Chủ biên), Viện sử học - Năm xuất bản: 2023 - Số trang: 432tr  
- Tác giả: Viện KHXH vùng Nam Bộ - Năm xuất bản: 2023 - Nhà xb:Lao Động - Số trang: 500  
- Tác giả : TS. Lý Hoàng Mai (Chủ biên)​ - Năm xuất bản: 2022 - Số trang: 244
NXB Tổng hợp TPHCM vừa ra mắt trọn bộ 2 quyển sách Khảo cổ học Đồng bằng sông Mê Kông - Tập II: Văn minh vật chất Óc Eo của tác giả Louis Malleret do...

Tạp chí

Huyện Hoàng Su Phì và Xín Mần nằm ở phía tây tỉnh Hà Giang, cách thành phố Hà Giang 100 - 150 km về phía tây; phía bắc giáp tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, phía tây giáp tỉnh Lào Cai, phía đông giáp huyện Vị Xuyên và huyện Bắc Quang, phía nam giáp huyện Quang Bình.
QUY ĐỊNH GỬI BÀI CHO TẠP CHÍ KHẢO CỔ HỌC    

Tin tức khác


61 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội

+8424 38255449
Copyright © 2016 by khaocohoc.gov.vn.
Thiết kế bởi VINNO
Tổng số lượt truy cập: 9037188
Số người đang online: 16