Hội thảo khoa học quốc tế "Thời đại đá cũ Việt Nam trong bối cảnh khu vực"

Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam phối hợp với Ủy ban Nhân dân tỉnh Gia Lai tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế "Thời đại đá cũ ở Việt Nam trong bối cảnh khu vực" từ ngày 31/10 đến ngày 01/11/2016 tại thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai.

Hoi thao khoa hoc quoc te 'Thoi dai da cu Viet Nam trong boi canh khu vuc' - Anh 1

Hội thảo khoa học quốc tế “Thời đại đá cũ Việt Nam trong bối cảnh khu vực”

GS.VS. Anatoly.Deravianko trình bày tham luận nguồn gốc Kỹ nghệ ghè hai mặt ở Đông và Đông Nam Á.

GS.VS. Anatoly.Deravianko trình bày tham luận nguồn gốc Kỹ nghệ ghè hai mặt ở Đông và Đông Nam Á

Hội thảo được tổ chức sau khi các nhà khảo cổ thuộc Viện Khảo cổ Việt Nam tiến hành khảo sát, đánh giá thực tế hệ thống các di tích khảo cổ học vùng thượng du sông Ba, nằm trên địa bàn thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai và đã phát hiện gần 30 di chỉ khảo cổ học. Cuộc khai quật hợp tác giữa các nhà khảo cổ học Viện Khảo cổ Việt Nam và các nhà khảo cổ học Nga sau đó đã phát hiện nhiều công cụ ghè đẽo thô sơ, đặc biệt với các rìu tay điển hình và các mảnh Tectit trong tầng văn hóa. Từ phát hiện này cho phép bổ sung vào bản đồ Thế giới về quê hương loài người trong đó đã có mặt người vượn đứng thẳng ở khu vực thượng du sông Ba ở Tây Nguyên, Việt Nam.
Diễn ra trong 2 ngày, Hội thảo đã thu hút sự quan tâm của 15 đại biểu quốc tế đến từ các quốc gia Nga, Úc, Italya, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan, Myanmar, Philipin và hơn 50 đại biểu trong nước đến từ Viện Khảo cổ học và các địa phương. Các nhà khoa học báo cáo và thảo luận về một số tham luận như: Nguồn gốc của kỹ nghệ ghè hai mặt ở Đông và Đông Nam Á; Kết quả sơ bộ nghiên cứu khảo cổ học tại thị xã An Khê, Gia Lai năm 2015-2016; Khảo cổ học thời đại đá cũ ở Thái Lan; Thời đại đá cũ ở Philipines; Phương pháp chế tác rìu tay ở khu vực sông Imjin – Hantan – phân tích vết âm bản bằng số liệu quét 3D.

gl.jpg
Các đại biểu tham dự Hội thảo khoa học quốc tế “Thời đại đá cũ Việt Nam trong bối cảnh khu vực”

Hội thảo nhằm lấy ý kiến đánh giá, phản biện, củng cố các nhận định khoa học và thúc đẩy nghiên cứu mở rộng cũng như chuyên sâu về hệ thống các di tích sơ kỳ đá cũ ở An Khê. Hoạch định chiến lược nghiên cứu trong thời gian tới, quảng bá các kết quả nghiên cứu bước đầu và giá trị đặc biệt của hệ thống di tích sơ kỳ đá cũ ở An Khê đối với giới nghiên cứu trong và ngoài nước cũng như xây dựng cơ sở khoa học cho việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa này.

Nguyễn Thơ Đình (Tổng hợp)

 

Thư viện

- Tác giả: Trịnh Khắc Mạnh - Nxb: Đại học Quốc gia Hà Nội - 2024 - Số trang: 999tr - Khổ sách: 17 x 24cm
- Tác giả: Đỗ Thị Bích Tuyền - Nxb: Đại học Quốc Gia Hà Nội - 2024 - Số trang: 467tr - Khổ sách: 16 x 24cm
- Tác giả: Nhiều tác giả - Nxb: Mỹ Thuật - 2023 - Số trang: 285tr - Khổ sách: 16 x 24cm
- Tác giả: Phan Thế Vinh - Nxb: Xây dựng - 2023 - Số trang: 268tr - Khổ sách: 19 x 27cm
- Tác giả: Phạm Long, Trần Hậu Yên Thế - Nxb: Đại học Sư phạm - 2024 - Số trang: 347tr - Khổ sách: 16 x 24cm
- Tác giả: Đoàn Văn Kiệt - Nxb: Đại học Quốc gia Hà Nội - 2023 - Số trang: 367tr - Khổ sách: 16 x 24cm
- Tác giả: KTS. Lê Phục Quốc - Nxb: Xây dựng - 2023 - Số trang: 360tr - Khổ sách: 20 x 24cm
- Tác giả: Huỳnh Công Bá - Nxb: Thuận Hóa - 2019 - Số trang: 943tr - Khổ sách: 16 x 24cm
- Tác giả: Nguyễn Đình Thi, Trần Quốc Bảo, Tôn Thất Đại và nnk - Nxb: Xây dựng - 2024 - Số trang: 446tr - Khổ sách: 19 x 27cm

Tạp chí

Phần 3: KCH sơ sử và nhà nước sớm
Huyện Hoàng Su Phì và Xín Mần nằm ở phía tây tỉnh Hà Giang, cách thành phố Hà Giang 100 - 150 km về phía tây; phía bắc giáp tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, phía tây giáp tỉnh Lào Cai, phía đông giáp huyện Vị Xuyên và huyện Bắc Quang, phía nam giáp huyện Quang Bình.

61 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội

+8424 38255449
Copyright © 2016 by khaocohoc.gov.vn.
Thiết kế bởi VINNO
Tổng số lượt truy cập: 9597481
Số người đang online: 21