Hội thảo khoa học cấp quốc gia “Khu di tích Óc Eo - Ba Thê, Nền Chùa: khai quật, nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị”

Ngày 22-11, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam phối hợp UBND tỉnh tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia “Khu di tích Óc Eo - Ba Thê, Nền Chùa: khai quật, nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị”. Hội thảo nhằm thông báo những kết quả khai quật, nghiên cứu mới nhất về di tích khảo cổ học Óc Eo - Ba Thê, Nền Chùa; trao đổi, thảo luận, tiến tới đánh giá thống nhất giá trị khu di tích, phục vụ việc xây dựng hồ sơ khoa học trình UNESCO công nhận là di sản văn hóa.

Hội thảo khoa học cấp quốc gia “Khu di tích Óc Eo - Ba Thê, Nền Chùa: khai quật, nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị”

Toàn cảnh Hội thảo

Múa Óc Eo

Một số hiện vật đặc sắc của nền văn hóa Óc Eo

Ban Tổ chức hội thảo đã nhận được 42 tham luận từ các nhà nghiên cứu, quản lý di sản văn hóa thuộc các viện nghiên cứu, trường đại học, các bộ, ngành và cơ quan quản lý di sản văn hóa ở địa phương.

Chủ đề bài viết được quan tâm nghiên cứu bao gồm: kết quả khai quật và nhận thức mới trong quá trình thực hiện Đề án “Nghiên cứu khu di tích Óc Eo - Ba Thê, Nền Chùa (văn hóa Óc Eo Nam Bộ)”; các nghiên cứu về cổ môi trường; nghiên cứu tính chất đô thị cổ của Óc Eo; các kết quả nghiên cứu so sánh và phân tích mẫu…

Theo PGS.TS Bùi Chí Hoàng (Viện Khoa học Xã hội vùng Nam Bộ, Phó Chủ nhiệm Đề án), các chủ đề nghiên cứu đã góp phần cập nhật và bổ sung vào những nhận thức khoa học liên quan đến văn hóa Óc Eo một cách rõ nét hơn qua các nguồn tư liệu mới trong những năm gần đây, đặc biệt là các kết quả đạt được trong quá trình thực hiện dề án từ năm 2017 đến nay.

Phát biểu tại hội thảo, GS.TS Nguyễn Quang Thuấn, Trưởng Ban Chỉ đạo - Chủ nhiệm Đề án cho biết: “Đến nay một diện tích đủ lớn của nền văn hóa Óc Eo đã được khai quật, các di tích và di vật được xuất lộ bước đầu làm lộ diện một nền văn hóa khảo cổ đã từng tồn tại cách đây khoảng 2.000 năm trên mảnh đất Tây Nam Bộ. Độ rộng không gian mà nền văn hóa này lan tỏa, cùng với chiều sâu thời gian lịch sử mà nền văn hóa này tồn tại, cũng như sự phong phú và độc đáo của các giá trị văn hóa của các di tích và di vật của nền Văn hóa Óc Eo cho phép chúng ta tự hào về sự quyết liệt của ý chí, sức sáng tạo của khối óc cũng như sự khéo léo của bàn tay, sự tinh tế về tâm hồn của bao thế hệ ông cha ta gửi gắm nơi đây. Căn cứ vào các kết quả khai quật và nghiên cứu được thực hiện trong thế kỷ 20 và thập niên đầu thế kỷ 21, trong địa bàn rộng lớn mà nền văn hóa Óc Eo lan tỏa, hai vị trí được xác định có vị trí hết sức quan trọng, đó là khu di tích Óc Eo - Ba Thê (An Giang) là một đô thị hoặc cảng thị, một trung tâm kinh tế-văn hóa lớn của văn hóa Óc Eo - Phù Nam và khu di tích Nền Chùa (Kiên Giang) được xem như một “tiền cảng” quan trọng, là nơi xuất, nhập khẩu các loại hàng hóa cho đô thị cổ Óc Eo và các thị tứ thời bấy giờ trong vùng tứ giác Long Xuyên”.

Ông Lê Văn Nưng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang khẳng định việc phối hợp để tăng cường nguồn lực đầu tư nghiên cứu, bảo tồn thật tốt di tích, đồng thời hướng tới xây dựng hồ sơ văn hóa Óc Eo trình UNESCO ghi danh di sản văn hóa thế giới cho Óc Eo - Ba Thê là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của tỉnh An Giang hiện nay. Thời gian qua, tỉnh An Giang đã tăng cường các nguồn lực đầu tư và cùng với các cơ quan khoa học, tiếp tục nghiên cứu, bảo tồn di tích văn hoá Óc Eo. Nhận thức đầy đủ những giá trị lịch sử, văn hóa của khu di tích quốc gia đặc biệt Óc Eo - Ba Thê, tỉnh đã ban hành nhiều chủ trương, chỉ thị về việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa..Những hoạt động này nhằm nâng cao nhận thức và sự chung tay, góp sức của cộng đồng dân cư địa phương trong việc bảo vệ, phát huy những giá trị của nền văn hóa Óc Eo bởi họ cũng chính là những chủ nhân thực sự của di sản này.

Tin: Nguyễn Thơ Đình

 

Thông báo

Thư viện

- Tác giả: Viện Khảo cổ học - Nhà xb: Khoa học xã hội - 2024 - Số trang: 1358tr - Khổ: 19x27cm
- Tác giả: Trương Khởi Chi (Chủ biên) - Nhà xuất bản: Đại học Quốc gia Hà Nội - Năm xb: 2021 - Khổ sách: 16 x 24 - Số trang: 661 trang
- Tác giả: Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa - Nhà xuất bản: Thanh Hóa – 2020 - Số trang: 212 tr - Khổ sách: 21 x 29,7cm
- Tác giả:  GS.TS. Nguyễn Hữu Minh PGS.TS. Phan Thị Mai Hương PGS.TS. Vũ Thị Thanh Hương PGS.TS. Vũ Mạnh Lợi - Năm xuất bản: ...
- Tác giả: Paul Ory - Người dịch: Phạm Văn Tuân - Nhà xb: Dân Trí, 2019 - Khổ: 14 x 20,5 - Số trang: 164tr
- Tác giả :TS.Trần Thị Phương Hoa (Chủ biên), Viện sử học - Năm xuất bản: 2023 - Số trang: 432tr  
- Tác giả: Viện KHXH vùng Nam Bộ - Năm xuất bản: 2023 - Nhà xb:Lao Động - Số trang: 500  
- Tác giả : TS. Lý Hoàng Mai (Chủ biên)​ - Năm xuất bản: 2022 - Số trang: 244

Tạp chí

Phần 3: KCH sơ sử và nhà nước sớm
Huyện Hoàng Su Phì và Xín Mần nằm ở phía tây tỉnh Hà Giang, cách thành phố Hà Giang 100 - 150 km về phía tây; phía bắc giáp tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, phía tây giáp tỉnh Lào Cai, phía đông giáp huyện Vị Xuyên và huyện Bắc Quang, phía nam giáp huyện Quang Bình.

61 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội

+8424 38255449
Copyright © 2016 by khaocohoc.gov.vn.
Thiết kế bởi VINNO
Tổng số lượt truy cập: 9212918
Số người đang online: 10