Hội nghị Thông báo khảo cổ học lần thứ 44

Hội nghị Thông báo khảo cổ học lần thứ 44

 

 

Ngày 24-9 và 25-9, tại Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Viện khảo cổ học Việt Nam đã tổ chức hội nghị khảo cổ học thường niên lần thứ 44 với sự tham gia của nhiều nhà khảo cổ học, chuyên gia bảo tàng, bảo tồn, nhà quản lý văn hóa trong cả nước.

alt

Năm 2009, Viện khảo cổ học đã nhận được 424 thông báo về những phát hiện khảo cổ học từ các địa phương trên khắp mọi miền đất nước, công trình nghiên cứu thuộc các thời đại: Đá, Kim khí, Chăm pa - Óc Eo… Một số kết quả đáng chú ý như: Lần đầu phát hiện di cốt người cổ ở Sơn La; quần thể động vật tại hang Mỏ Tuyển ở Lào Cai (thuộc khảo cổ học thời đại Đá); 12 thông báo phát hiện mới ở Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Đắc Lắc (thuộc khảo cổ học thời đại Kim khí); khai quật di tích Thành Hồ, Phú Yên, khu tháp Dương Long... bổ sung thêm nhiều phát hiện mới thuộc khảo cổ học Chăm Pa-Óc Eo. Thông qua các phát hiện đó đã giúp các nhà quản lý lập quy hoạch bảo vệ, trùng tu, tôn tạo, xếp hạng, khai thác nhiều di tích, di sản tiêu biểu như các di tích thời Trần (Nam Định), đàn Nam Giao (Thanh Hóa), đàn Xã Tắc (Thừa Thiên-Huế), tháp Dương Long (Bình Định)... Ngoài ra, các cuộc khai quật lớn để di dời các di tích ra khỏi vùng có dự án kinh tế lớn của Nhà nước được thực hiện có hiệu quả như ở 62-64 Trần Phú (Hà Nội) và các di chỉ vùng lòng hồ Thủy điện Sơn La, Vĩnh Yên (Khánh Hòa)... Khảo cổ học đã tiếp tục đóng góp thêm nhiều tư liệu mới cho hoạt động nghiên cứu, bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa của dân tộc.

 Sau 2 ngày thảo luận, trao đổi về các kết quả khai quật, nghiên cứu trong năm 2009, điểm chung dễ nhận thấy là nhiều vấn đề chưa thể "kết luận", mà lại mở ra những hướng mới, đòi hỏi tiếp tục đi sâu trong những năm tới. Liên tục có những đề xuất khai quật mở rộng được đưa ra. Nhiều kiến nghị được đưa ra tại hội nghị, như việc phải có một "chủ đề" riêng về khai quật khảo cổ học phục vụ công tác giải tỏa để giới khảo cổ chia sẻ kinh nghiệm, hay mỗi hội nghị hàng năm phải có kiến nghị với chính phủ về những vấn đề thiết thực với quản lý di sản... Phát biểu bế mạc hội nghị, PGS - TS Tống Trung Tín một lần nữa tha thiết đề xuất những người yêu di sản hợp tác cùng giới khảo cổ học để ngăn chặn tình trạng đào phá di chỉ đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ, bởi "Nếu không có di tích, di chỉ có nghĩa là khảo cổ học sẽ "chết". Nhiều di tích được khai quật khảo cổ học 1, 2 lần, sau đó nếu cơ quan quản lý của tỉnh không quan tâm thì một thời gian sau quay lại đã biến mất. Những nội dung cũng cần được tập trung trong thời gian tới được PGS Tín "điểm danh" gồm việc tiến hành quy hoạch khảo cổ học cho các tỉnh để phục vụ công tác bảo vệ và nghiên cứu; phải có những nhóm tác giả - đề tài đi sâu vào tổng kết các vấn đề của Khảo cổ học!

 

Thư viện

- Tác giả: George Soulie De Morant - Nxb: Mỹ Thuật - Năm xb: 2023 - Số trang: 381tr - Khổ: 16 x 24 cm - Bìa: bìa mềm
- Tác giả: Đỗ Trường Giang, Đổng Thành Danh, Bá Minh Truyền - Nxb: Thế Giới - Năm xb: 2021 - Số trang: 527tr - Khổ: 16 x 24 cm - Bìa: bìa mềm
- Tác giả: Viên Như - Nxb: Hồng Đức - Năm xb: 2022 - Số trang: 335tr - Khổ: 16 x 24 cm - Bìa: bìa mềm
- Tác giả: Vũ Huyễn Trang - Nxb: Thế giới - Năm xb: 2022 - Số trang: 266 - Khổ: 16 x 24 cm - Bìa: bìa mềm
- Tác giả: Marcel Bernanose - Nxb: Mỹ Thuật -Năm xb: 2023 - Số trang: 238 - Khổ: 16 x 24 cm - Bìa: bìa mềm
- Tác giả: Đại úy hải quân Francis Garnier, Nguyễn Minh dịch và chú giải - Nxb: Đại học Sư phạm - Năm xb: 2023 - Số trang: 848 - Khổ: 18.5 x 26.5...
- Tác giả: Trần Minh Nhựt - Nxb: Dân Trí -Năm xb: 2022 - Số trang: 261 - Khổ: 20.5 x 27.5 cm - Bìa: mềm
- Tác giả: Đinh Khắc Thuân - Nxb: Đại học Quốc gia Hà Nội - 2021 - Số trang: 752 tr - Khổ sách: 16x24tr - Hình thức bìa: cứng
- Tác giả: Nguyễn Tuấn Cường - Nxb: Khoa học xã hội - 2020 - Số trang: 522 tr - Khổ sách: 16x24tr

Tạp chí

Tin tức khác


61 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội

+8424 38255449
Copyright © 2016 by khaocohoc.gov.vn.
Thiết kế bởi VINNO
Tổng số lượt truy cập: 7584828
Số người đang online: 22