Hoàng thành Thăng Long (Thang long Imperial Citadel) (25/11/2009)
Cơ quan soạn thảo: Văn hóa Thông tin
Kích thước: 23 x 28.5 cm
Hình thức bìa: Bìa cứng
Năm xuất bản: 2006
Số trang: 216
Những phát lộ của khảo cổ học dưới lòng đất Thăng Long từ những năm 1998, đặc biệt năm 2002-2003, đã đem lại một khối lượng di tích, di vật vô cùng phong phú và quý giá
Thăng Long là kinh đô cũ của các triều đại, núi sông tươi sáng, muôn vật phồn thịnh, hàng ngàn năm nay là nơi đại đô hội của nước ta
.
Hàng ngàn năm xưa ấy, lịch sử Kinh đô Thăng Long tuy còn lưu đọng trong những trang sử cũ, nhưng diện mạo của các cung điện, đền đài, lầu gác, miếu mạo cùng những vật dụng dùng trong Hoàng cung Thăng Long qua các triều đại như thế nào vẫn là điều bí ẩn và là mối quan tâm lớn của giới khoa học và dư luận.
Những phát lộ của khảo cổ học dưới lòng đất Thăng Long từ những năm 1998, đặc biệt năm 2002-2003, đã đem lại một khối lượng di tích, di vật vô cùng phong phú và quý giá. Các bí mật hàng ngàn năm ẩn mình trong lòng đất giờ đây đang dần được hé mở. Lịch sử Thăng Long - Hà nội - Thủ đô yêu dấu đang dần dần hiển diện ngày một rõ nét qua những khám phá của khảo cổ học.
Nhóm tác giả của Viện Khảo cổ học và một số cộng sự tiếp tục biên soạn cuốn sách ảnh Hoàng thành Thăng Long nhằm giới thiệu một số hình ảnh Thăng Long qua những phát hiện của khảo cổ học trong thời gian qua
- 13/12/2010 10:34 - GIẢI THƯỞNG SÁCH VIỆT NAM NĂM 2010 (13/12/2010)
- 01/09/2010 10:42 - Khảo cổ học bình dân Nam bộ - Việt Nam, từ thực nghiệm đến lý thuyết (01/09/2010)
- 01/09/2010 10:40 - Di chỉ tiền sử Cái Bèo, đảo Cát Bà (01/09/2010)
- 01/09/2010 10:36 - Các Nền Văn Hóa Khảo Cổ Tiêu Biểu Ở Việt Nam (01/09/2010)
- 23/08/2010 10:44 - Sách mới: Sách (23/08/2010)
- 26/11/2009 11:15 - Khảo Cổ Học Tiền Sử Và Sơ Sử Sơn La (25/11/2009)
- 26/11/2009 11:12 - Tiền sử và sơ sử Tuyên Quang (25/11/2009)
- 26/11/2009 11:10 - Di tích lịch sử- khảo cổ học Hắc Y (25/11/2009)
- 26/11/2009 11:06 - Thạp đồng Đông Sơn (25/11/2009)
- 26/11/2009 11:04 - Chămpa và khảo cổ Mỹ Sơn (25/11/2009)
Khảo Cổ Học Tiền Sử Và Sơ Sử Sơn La (25/11/2009)
Thứ năm, 26 Tháng 11 2009 11:15
Cơ quan soạn thảo: NXB Khoa học xã hội
Kích thước: 14x20 cm, 400(gr)
Hình thức bìa: Bìa mềm
Năm xuất bản: 2005
Số trang: 437
Khảo Cổ Học Tiền Sử Và Sơ Sử Sơn La
|
||||||||||||||||
|
- 01/09/2010 10:42 - Khảo cổ học bình dân Nam bộ - Việt Nam, từ thực nghiệm đến lý thuyết (01/09/2010)
- 01/09/2010 10:40 - Di chỉ tiền sử Cái Bèo, đảo Cát Bà (01/09/2010)
- 01/09/2010 10:36 - Các Nền Văn Hóa Khảo Cổ Tiêu Biểu Ở Việt Nam (01/09/2010)
- 23/08/2010 10:44 - Sách mới: Sách (23/08/2010)
- 26/11/2009 11:17 - Hoàng thành Thăng Long (Thang long Imperial Citadel) (25/11/2009)
- 26/11/2009 11:12 - Tiền sử và sơ sử Tuyên Quang (25/11/2009)
- 26/11/2009 11:10 - Di tích lịch sử- khảo cổ học Hắc Y (25/11/2009)
- 26/11/2009 11:06 - Thạp đồng Đông Sơn (25/11/2009)
- 26/11/2009 11:04 - Chămpa và khảo cổ Mỹ Sơn (25/11/2009)
- 26/11/2009 11:02 - Nghiên cứu chữ viết cổ trên bia ký ở Đông Dương (26/11/2009)
Tiền sử và sơ sử Tuyên Quang (25/11/2009)
Thứ năm, 26 Tháng 11 2009 11:12
Cơ quan soạn thảo: Nhà xuất bản Khoa học xã hội
Hình thức bìa:
Năm xuất bản: 2009
Số trang: 343
Tuyên Quang là một tỉnh miền núi, có vị trí đặc biệt quan trọng về nhiều mặt trong lịch sử dân tộc ở Việt Nam. Văn hóa tiền sử và sơ sử Tuyên Quang là một trong những mảng màu văn hóa đặc sắc của cư dân cổ ở miền núi phía Bắc nước ta.
Giới thiệu:
Tuyên Quang là một tỉnh miền núi, có vị trí đặc biệt quan trọng về nhiều mặt trong lịch sử dân tộc ở Việt Nam. Văn hóa tiền sử và sơ sử Tuyên Quang là một trong những mảng màu văn hóa đặc sắc của cư dân cổ ở miền núi phía Bắc nước ta. Đã gần một thế kỷ trôi qua kể từ khi nhà địa chất kiêm khảo cổ học người Pháp là H. Mansuy phát hiện ra di chỉ tiền sử Bình Ca bên bờ sông Lô, Tuyên Quang, đến nay, ở Tuyên Quang đã phát hiện hơn 30 di chỉ khảo cổ học thời tiền sử và sơ sử, trong đó có gần 10 di chỉ đã được khai quật hoặc đào thám sát. Các nhà khảo cổ học đã thu được hàng chục di tích bếp, mộ táng; hàng nghìn công cụ lao động bằng đồng, đá; hàng nghìn mảnh gốm. Đó là nguồn sử liệu vật thật quan trọng cho phép phác dựng bức tranh tiền sử và sơ sử Tuyên Quang.
Hơn hai mưoi năm qua, các tác giả đã tiến hành nhiều đợt điều tra, khảo sát, khai quật và nghiên cứu các di tích đá cũ trên các đồi gò, các di tích từ sơ kỳ đến hậu kỳ đá mới trong hang động và trên các thềm sông, tìm kiếm các di tích Tiền Đông Sơn và Đông Sơn trên đất Tuyên Quang. Trong số những phát hiện và nghiên cứu đó, đáng chú ý là một số phát hiện quan trọng có liên quan đến các giai đoạn tiền sử lớn: phát hiện đá cũ ở Hàm Yên là một trong những hợp nguồn của văn hóa Sơn Vi hậu kỳ đá cũ; khai quật hang Phia Vài cùng với những đóng góp to lớn của nó trong việc nhận thức văn hóa Hòa Bình trên các khía cạnh khảo cổ học ở vùng núi Việt Bắc; khai quật hang Phia Muồn làm rõ đặc trưng văn hóa thuộc giai đoạn hậu kỳ đá mới ở Tuyên Quang cùng với những biến đổi về kinh tế, xã hội so với thời trước đó. Phát hiện di chỉ cư trú của cư dân cổ ở Bãi Soi hay ở Thiện Kế cho ta thấy, ở vào giai đoạn Tiền Đông Sơn các cư dân cổ Tuyên Quang có mối quan hệ rất chặt chẽ với các cư dân văn hóa Phùng Nguyên, văn hóa Gò Mun. Quan trọng hơn cả là phát hiện những di tích, di vật văn hóa Đông Sơn trên đất Tuyên Quang đã cung cấp cho ta những cơ sở khoa học để cho rằng, Tuyên Quang đã đóng góp vào dòng chảy chung – văn hóa Đông Sơn, tạo nên nền văn minh Đông Sơn rực rỡ.
Sách dày 343 trang, trong đó có 40 trang phụ bản minh hoạ bản vẽ và ảnh được phân bố trong 6 chương: Chương một - Tuyên Quang: thiên nhiên và con người; Chương hai - Những dấu tích người nguyên thủy thời đại đá cũ ở Tuyên Quang; Chương ba - Các di tích sơ kỳ đá mới Tuyên Quang; Chương bốn - Tuyên Quang trước ngưỡng cửa văn mính – Thời kỳ đá mới – sơ kỳ kim khí; Chương năm - Tuyên Quang thời các vua Hùng dựng nước; Chương sáu - Tiền sử - sơ sử Tuyên Quang trong bối cảnh rộng hơn.
Từ những kết quả nghiên cứu văn hoá tiền sử và sơ sử Tuyên Quang, công trình đã có đóng góp mới vào nhận thức về văn hoá tiền-sơ sử của cư dân cổ vùng núi phía Bắc Việt Nam.
- 01/09/2010 10:40 - Di chỉ tiền sử Cái Bèo, đảo Cát Bà (01/09/2010)
- 01/09/2010 10:36 - Các Nền Văn Hóa Khảo Cổ Tiêu Biểu Ở Việt Nam (01/09/2010)
- 23/08/2010 10:44 - Sách mới: Sách (23/08/2010)
- 26/11/2009 11:17 - Hoàng thành Thăng Long (Thang long Imperial Citadel) (25/11/2009)
- 26/11/2009 11:15 - Khảo Cổ Học Tiền Sử Và Sơ Sử Sơn La (25/11/2009)
- 26/11/2009 11:10 - Di tích lịch sử- khảo cổ học Hắc Y (25/11/2009)
- 26/11/2009 11:06 - Thạp đồng Đông Sơn (25/11/2009)
- 26/11/2009 11:04 - Chămpa và khảo cổ Mỹ Sơn (25/11/2009)
- 26/11/2009 11:02 - Nghiên cứu chữ viết cổ trên bia ký ở Đông Dương (26/11/2009)
- 26/11/2009 11:01 - Những phát hiện mới về Khảo cổ học năm 2005 (26/11/2009)
Di tích lịch sử- khảo cổ học Hắc Y (25/11/2009)
Thứ năm, 26 Tháng 11 2009 11:10
Cơ quan soạn thảo: Sở Văn hoá Thông tin Yên Bái
Kích thước: 14,5x20,5cm
Hình thức bìa: Bìa cứng
Năm xuất bản: 2008
Số trang: 200
Uỷ ban nhân dân tỉnh Yên Bái
Nơi xuất bản: Sở Văn hoá Thông tin Yên Bái
Năm xuất bản: 2008
Số trang: hơn 200
Kích thước: 14,5x20,5cm
Hình thức bìa: bìa cứng
- 01/09/2010 10:36 - Các Nền Văn Hóa Khảo Cổ Tiêu Biểu Ở Việt Nam (01/09/2010)
- 23/08/2010 10:44 - Sách mới: Sách (23/08/2010)
- 26/11/2009 11:17 - Hoàng thành Thăng Long (Thang long Imperial Citadel) (25/11/2009)
- 26/11/2009 11:15 - Khảo Cổ Học Tiền Sử Và Sơ Sử Sơn La (25/11/2009)
- 26/11/2009 11:12 - Tiền sử và sơ sử Tuyên Quang (25/11/2009)
- 26/11/2009 11:06 - Thạp đồng Đông Sơn (25/11/2009)
- 26/11/2009 11:04 - Chămpa và khảo cổ Mỹ Sơn (25/11/2009)
- 26/11/2009 11:02 - Nghiên cứu chữ viết cổ trên bia ký ở Đông Dương (26/11/2009)
- 26/11/2009 11:01 - Những phát hiện mới về Khảo cổ học năm 2005 (26/11/2009)
- 26/11/2009 10:57 - Những Điều Kỳ Thú Về Khảo Cổ - Vũ Trụ (26/11/2009)
Bí ẩn khảo cổ thế giới (26/11/2009)
Thứ năm, 26 Tháng 11 2009 10:46
Cơ quan soạn thảo: Thanh Hóa
Kích thước: 14.5x20.5 cm
Trọng lượng: 380 gram
Hình thức bìa: 360Kích
Năm xuất bản: 2009
Số trang: 360
Bí ẩn khảo cổ thế giới
Bí ẩn khảo cổ thế giới
- 26/11/2009 10:55 - Khảo Cổ Học Vùng Duyên Hải Đông Bắc Việt Nam (26/11/2009)
- 26/11/2009 10:53 - Các di tích hậu kỳ đá cũ và sơ kỳ đá mới ở Quảng Tây Trung Quốc trong mối quan hệ với Bắc Việt Nam (26/11/2009)
- 26/11/2009 10:51 - Những phát hiện mới về Khảo cổ học năm 2007 (26/11/2009)
- 26/11/2009 10:49 - Dấu Tích Ngàn Năm Thăng Long Hà Nội (26/11/2009)
- 26/11/2009 10:48 - Khảo Cổ Học (100 Câu Hỏi Về Gia Định Sài Gòn) (26/11/2009)
Giới thiệu về tạp chí Khảo cổ học
Thứ tư, 25 Tháng 11 2009 14:09
Tổng biên tập: Tống Trung Tín. Phó tổng biên tập: Lại Văn Tới. Giấy phép xuất bản: Số 144/GB-BVHTT ngày 17/04/2001. Trụ sở toà soạn:61-Phan Chu Trinh- Hà Nội. ISSN: 0866-742.
Ấn phẩm chuyên ngành của Viện Khảo cổ học. Có chức năng: công bố các tư liệu và kết quả nghiên cứu khảo cổ học của ngành, nhằm tìm hiểu và dựng lại quá khứ lịch sử của dân tộc, góp phần giáo dục truyền thống và bảo vệ di sản văn hoá dân tộc. Đối tượng phục vụ: các nhà nghiên cứu khảo cổ học, dân tộc học, văn hoá... trên phạm vi cả nước và quốc tế. Đã xuất bản được 130 số trong những năm 1969 - 2002: xuất bản 4 số 1 năm; từ 2003 đến nay: xuất bản 6 số 1 năm. Số lượng phát hành: 500 bản 1 số.
- 26/08/2010 14:01 - Tạp chí Khảo cổ học số 5/2009
- 26/08/2010 14:00 - Tạp chí Khảo cổ học số 6/2009
- 26/08/2010 13:59 - Tạp chí Khảo cổ học số 1/2010
- 26/08/2010 13:58 - Tạp chí khảo cổ học số 2/2010
- 25/08/2010 14:03 - Tạp chí Khảo cổ học số 3/2009
- 25/11/2009 14:07 - Tạp chí Khảo cổ học số 1/2009
- 25/11/2009 14:05 - Tạp chí Khảo cổ học số 2/2009
Tạp chí Khảo cổ học số 1/2009
Thứ tư, 25 Tháng 11 2009 14:07
Số đầu năm của tạp chí với nhiều tin tức mới. Mục lục
1. Viện KHXH Việt Nam 55 xây dựng và phát triển/Đỗ Hoài Nam.- Tạp chí Khảo cổ học, 2009, số 1.- Tr.3-11
2. Di chỉ Vĩnh Yên trong hệ thống khảo cổ học tiền sử Khánh Hoà/Nguyễn Khắc Sử, Phan Thanh Toàn.- Tạp chí Khảo cổ học, 2009, số 1.- Tr.12-24
3. Di chỉ Đông Khối (Thanh Hoá) qua cuộc khai quật năm 2006/Nguyễn Chiều, Phạm Thanh Sơn.- Tạp chí Khảo cổ học, 2009, số 1.- Tr.25-44
4. Cổ Luỹ - Phú Thọ (Quảng Ngãi) trong bối cảnh văn hoá Champa nửa đầu thiên niên kỷ I Công nguyên/Lâm Mỹ Dung, Nguyễn Anh Thư.- Tạp chí Khảo cổ học, 2009, số 1.- Tr.45-61
5. Khai quật tháp Dương Long (Bình Định)/Bùi Chí Hoàng, Nguyễn Quốc Mạnh.- Tạp chí Khảo cổ học, 2009, số 1.- Tr.62-84
6. Sứ Móng Cái dòng sứ Việt - Hoa bị lãng quên/Hoàng Xuân Chinh.- Tạp chí Khảo cổ học, 2009, số 1.- Tr.85-91
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHẢO CỔ HỌC
7. Loại hình học giai đoạn và phân loại mảnh tước/Nguyễn Trường Đông.- Tạp chí Khảo cổ học, 2009, số 1.- Tr.92-98
TƯ LIỆU CỔ TIỀN HỌC
8. Các đơn vị đo tiền cổ/Đỗ Văn Ninh.- Tạp chí Khảo cổ học, 2009, số 1.- Tr.99-100
THÔNG TIN HOẠT ĐỘNG KHẢO CỔ HỌC
GIỚI THIỆU SÁCH
- 26/08/2010 14:00 - Tạp chí Khảo cổ học số 6/2009
- 26/08/2010 13:59 - Tạp chí Khảo cổ học số 1/2010
- 26/08/2010 13:58 - Tạp chí khảo cổ học số 2/2010
- 25/08/2010 14:03 - Tạp chí Khảo cổ học số 3/2009
- 25/11/2009 14:09 - Giới thiệu về tạp chí Khảo cổ học
- 25/11/2009 14:05 - Tạp chí Khảo cổ học số 2/2009
Tạp chí Khảo cổ học số 2/2009
Thứ tư, 25 Tháng 11 2009 14:05
Tạp chí tiếp tục cập nhật những tin tức đầu năm 2009. Mời độc giả đón đọc số tiếp theo của tạp chí sẽ ra mắt trong năm 2009. Mục lục
1. Các di tích công xưởng Tây Nguyên với khảo cổ học lý thuyết/Nguyễn Khắc Sử.- Tạp chí Khảo cổ học, 2009, số 2.- Tr.3-14
2. Về những chiếc thố đồng Đông Sơn/Phạm Quốc Quân.- Tạp chí Khảo cổ học, 2009, số 2.- Tr.15-19
3. Kết quả nghiên cứu vải trong văn hóa Đông Sơn tại di tích Đông Xá (Hưng Yên) trong hợp tác khoa học Việt Nam - Úc lần thứ nhất/Judith Cameron, P. Bellwood, Bùi Văn Liêm, Nguyễn Việt.- Tạp chí Khảo cổ học, 2009, số 2.- Tr.20-25
4. Mộ Tày cổ Pù Quân - Heo Uẩn (Nà Hang, Tuyên Quang)/Trình Năng Chung, Phạm Như Hồ.- Tạp chí Khảo cổ học, 2009, số 2.- Tr.26-40
5. Linga - Yoni tại di tích Cát Tiên (Lâm Đồng)/Lê Đình Phụng.- Tạp chí Khảo cổ học, 2009, số 2.- Tr.41-54
6. Hai sắc phong thời Quang Trung mới được phát hiện ở Thừa Thiên - Huế/Lê Thị Toán, Lê Thiện Gia.- Tạp chí Khảo cổ học, 2009, số 2.- Tr.55-61
KHẢO CỔ HỌC LIÊN NGÀNH
7. Kết quả phân tích thạch học ở di chỉ Lung Leng (Kon Tum)/Lê Hải Đăng, Lê Cảnh Lam.- Tạp chí Khảo cổ học, 2009, số 2.- Tr.62-79
8. Xác định tuổi mẫu gốm bằng phương pháp nhiệt huỳnh quang tại Phòng Thí nghiệm Viện Khảo cổ học/Nguyễn Quang Miên, Bùi Văn Loát, Thái Khắc Định.- Tạp chí Khảo cổ học, 2009, số 2.- Tr.80-92
TƯ LIỆU CỔ TIỀN HỌC
9. Các loại tiền (tiếp theo)/Đỗ Văn Ninh.- Tạp chí Khảo cổ học, 2009, số 2.- Tr.93-94
THÔNG TIN HOẠT ĐỘNG KHẢO CỔ HỌC
GIỚI THIỆU SÁCH
- 26/08/2010 13:59 - Tạp chí Khảo cổ học số 1/2010
- 26/08/2010 13:58 - Tạp chí khảo cổ học số 2/2010
- 25/08/2010 14:03 - Tạp chí Khảo cổ học số 3/2009
- 25/11/2009 14:09 - Giới thiệu về tạp chí Khảo cổ học
- 25/11/2009 14:07 - Tạp chí Khảo cổ học số 1/2009
Bắc Kạn: Phát hiện dấu tích người tiền sử tại Ba Bể
Thứ năm, 01 Tháng 1 1970 07:00
Theo thông tin từ Bảo tàng tỉnh Bắc Kạn, trên địa bàn 6 xã thuộc vùng hồ Ba Bể và lưu vực sông Năng, các nhà khảo cổ đã phát hiện ba di chỉ có dấu tích người thời tiền sử sinh sống.
Việc điều tra, thám sát khảo cổ đã được Bảo tàng tỉnh Bắc Kạn phối hợp với Viện Khảo cổ học Việt Nam tiến hành trong tháng 6 và 7 năm nay.
Những di chỉ khảo cổ phát hiện mới đều phân bố dọc theo lưu vực sông Năng, địa điểm cách xa sông nhất khoảng 1km, địa điểm gần nhất khoảng 300m.
Tại khu vực Thẳm Hẩu thuộc thôn Dài Khao, xã Cao Trĩ, cách sông Năng khoảng 300m về phía Tây, các nhà khảo cổ phát hiện một mái đá lớn, mặt bằng mái đá cao hơn chân núi khoảng 40m.
Trên bề mặt mái đá có nhiều tảng đá lớn từ trần mái đá sập xuống phủ kín khắp bề mặt. Ở góc trái của mái đá nhìn từ bên ngoài vào có dấu hiệu bị đào bới do người dân địa phương khai thác phân dơi đào xới lên.
Tại vị trí này, đoàn điều tra thám sát đã tìm được 34 di vật đá do người thời tiền sử để lại, gồm các loại công cụ rìu lưỡi ngang, công cụ mũi nhọn, công cụ nạo, cắt, mảnh tước và rất nhiều vỏ ốc suối để lại trên bề mặt mái đá.
Ngoài địa điểm Thẳm Hẩu, đoàn còn phát hiện được 8 di vật đá tại Thẳm Cốc Nghịu (thôn Kéo Pựt, xã Cao Trĩ), 2 di vật đá tại Thẳm Ản (Bản Ngù, xã Cao Trĩ). Tuy nhiên, kết quả thám sát địa tầng trong hai hang đá này chưa phát hiện tầng văn hóa khảo cổ.
Theo Phó giáo sư-tiến sỹ Trình Năng Chung, Trưởng phòng Khoa học Viện Khảo cổ học Việt Nam, căn cứ vào những di vật đã phát hiện bước đầu có thể khẳng định chủ nhân của Thẳm Hẩu, Thẳm Cốc Nghịu, Thẳm Ản là người nguyên thủy thuộc thời đại đồ đá, trong đó chủ nhân của Thẳm Hẩu có nhiều sắc thái đặc trưng của người tiền sử thuộc thời kỳ đồ đá cũ.
Ở Thẳm Mỳa, đoàn điều tra đã thu được 10 di vật đá, cùng với những di vật đã phát hiện năm 2001, góp phần củng cố thêm nhận định đây là một địa điểm cư trú của người nguyên thủy thuộc hệ thống văn hóa Hòa Bình có niên đại khoảng 10.000 năm trước.
Kết quả này cho thấy trên địa bàn huyện Ba Bể, đặc biệt là địa bàn các xã thuộc lưu vực sông Năng, vùng hồ Ba Bể ngay từ thời đồ đá cũ cách đây khoảng 20.000 năm đến 10.000 năm trước Công nguyên đã có người tiền sử sinh sống.
Ở một số địa điểm như Thẳm Thinh, Thẳm Hẩu, Thẳm Mỳa..., người tiền sử đã sinh sống trong thời gian dài.
Thời gian tới, Bảo tàng tỉnh Bắc Kạn tiếp tục trình cấp có thẩm quyền bổ sung kinh phí để điều tra thám sát những khu vực còn lại đồng thời có kế hoạch nghiên cứu, khai quật những di chỉ khảo cổ đã phát hiện.
- 26/11/2009 09:58 - Hội nghị lần thứ 19 của Hội tiền sử Ấn Độ - Thái Bình Dương (IPPA)
- 26/11/2009 09:57 - Hội thảo về khảo cổ học cộng đồng
- 26/11/2009 09:56 - Hội nghị thông báo những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2009 sắp diễn ra
- 26/11/2009 09:55 - Hội nghị Thông báo khảo cổ học lần thứ 44
- 26/11/2009 06:12 - Ông “khùng” ở Bát Tràng và kho báu 2.000 cổ vật
Phát hiện đầu tượng khổng lồ của vua Ai Cập
Thứ năm, 01 Tháng 1 1970 00:00
Các nhà khảo cổ vừa tìm thấy chiếc đầu làm bằng đá granite đỏ của một vị hoàng đế Ai Cập đầy quyền lực từng cai trị cách đây khoảng 3.400 năm.
Hội đồng Cổ vật tối cao Ai Cập hôm qua thông báo chiếc đầu đá có chiều cao tương đương với thân của một người thường. Theo AP, nó thuộc về một bức tượng vua Amenhotep III và được đào lên trong một đền thờ đổ nát ở phía nam thành phố Luxor, Ai Cập. Tiến sĩ Hourig Sourouzian, người đứng đầu nhóm khai quật ngôi đền, nói rằng đây là khuôn mặt tượng còn nguyên vẹn nhất của Amenhotep III mà các nhà khảo cổ tìm thấy từ trước tới nay.
"Khuôn mặt của Amenhotep III trên những bức tượng khác luôn có một thứ gì đó bị vỡ, chẳng hạn như chóp mũi. Nhưng trên khuôn mặt này, mọi thứ từ đỉnh vương miện tới cằm đều nguyên vẹn. Nó được tạc và đánh bóng rất đẹp. Chẳng có bất kỳ thứ gì vỡ", AP dẫn lời tiến sĩ Sourouzian.
Phần thân và nhiều bộ phận khác thuộc bức tượng của Amenhotep III đã được tìm thấy từ nhiều năm trước. Các nhà khảo cổ sẽ sớm ghép chiếc đầu với các bộ phận kia.
Amenhotep III là ông nội của vị hoàng đế thiếu niên Tutankhamun. Ông cai trị Ai Cập từ năm 1387 tới năm 1348 trước Công nguyên. Khi đó Ai Cập đang trong giai đoạn cực thịnh, với lãnh thổ trải dài từ Nubia ở phía nam tới Syria ở phía bắc. Nubia là một quốc gia cổ đại nằm ở phía nam Ai Cập và phía bắc Sudan ngày nay. Sau thế kỷ 20 trước Công nguyên nó bị sáp nhập vào Ai Cập.
Tiến sĩ Sourrouzian nói rằng Amenhotep III nổi tiếng vì dưới sự cai trị của ông, người dân Ai Cập đã sống trong hòa bình và thịnh vượng trong suốt vài thập kỷ. Kỹ thuật chế tác tượng của các nghệ nhân Ai Cập cũng phát triển vượt bậc trong giai đoạn mà Amenhotep cầm quyền. Điều đó giải thích tại sao các đường nét trên mặt bức tượng rất cân xứng và đẹp.
"Rất có thể diện mạo của Amenhotep III giống hệt mặt tượng. Nếu đúng thế thì ông ấy là một người điển trai", Sourouzian phát biểu.
Phần lớn đền thờ Amenhotep III bị phá hủy bởi các trận lũ lụt, chỉ còn một số bức tường vẫn còn đứng vững đến ngày nay.
- 26/11/2009 15:23 - Phát hiện hoá thạch “cụ tổ” loài cá sấu
- 26/11/2009 15:22 - Tìm thấy cung điện của Nữ hoàng huyền thoại Nhật
- 26/11/2009 15:19 - Loài tuatara tiến hóa nhanh nhất thế giới
- 26/11/2009 14:44 - Phát hiện lưới nhện thời tiền sử
- 26/11/2009 14:36 - Khai quật hóa thạch khủng long 210 triệu năm