Thăm "Bảo tàng” của K’Tâm
Nhận thấy nhiều hiện vật trong đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) ở Tây Nguyên đang dần bị mai một, hơn 40 năm qua, Thượng tá Đặng Minh Tâm (64 tuổi, nguyên cán bộ công an tỉnh Lâm Đồng), đã không quản ngại bỏ ra công sức, tiền bạc miệt mài sưu tầm, lưu giữ nhiều hiện vật gắn với phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa của đồng bào Tây Nguyên.
Là lính Tiểu đoàn 1 - Tiểu đoàn tăng cường thuộc Bộ Công an lên Tây Nguyên năm 1978, ông Đặng Minh Tâm có thời gian làm việc và sinh hoạt cùng đồng bào DTTS tại các tỉnh Tây Nguyên. Ông ấn tượng bởi cuộc sống bà con nơi đây giản dị, chân chất thật thà cùng với những nét văn hóa đặc sắc.
Ông Tâm trải lòng, để bà con tin yêu, thì mình phải nói đi đôi với làm, cũng như hiểu được phong tục tập quán, nói được ngôn ngữ của họ, thì mới dễ dàng tiếp cận, hiểu được nét đẹp, giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào. Trải qua những tháng năm làm việc, sinh hoạt trong vùng đồng bào DTTS; cùng đồng đội bảo vệ cuộc sống bình yên cho đồng bào, nhiều ngôn ngữ của người Cơ ho, Ba Na, Jrai, Churu... đã được ông sử dụng thành thạo.
“Mỗi lần chuyển sang địa bàn khác công tác, trước lúc chia tay, bà con tặng tôi nhiều nhạc cụ, vật dụng sinh hoạt gắn bó với đời sống của họ. Xuất phát từ tình cảm đó, tôi bắt đầu cảm nhận được cái đẹp, cái giá trị, ý nghĩa của mỗi hiện vật gắn với đời sống, phong tục, tập quán của đồng bào, nên tôi đã tìm hiểu, nghiên cứu, sưu tầm những hiện vật và cất giữ cẩn thận”, ông Tâm kể.
Trong quá trình sưu tầm, tìm hiểu, ông Tâm thường khuyên bà con nên giữ lại các hiện vật truyền thống của dân tộc. Đối với những gia đình do hoàn cảnh khó khăn, buộc phải bán các hiện vật như ché, cồng chiêng... thì ông mua lại và lưu giữ từng món một.
Đến bộ sưu tập hơn 30.000 hiện vật
Sau hơn 40 năm, rong ruổi khắp các buôn làng ở các tỉnh Tây Nguyên, giờ đây ông Đặng Minh Tâm sở hữu bộ sưu tập hiện vật khá đồ sộ về đời sống sinh hoạt, tôn giáo, tín ngưỡng của các dân tộc với hơn 30.000 hiện vật. Ông dành một phần lớn diện tích căn nhà trên đường Lương Thế Vinh, phường 3, TP. Đà Lạt (Lâm Đồng) để làm nơi lưu giữ.
Chỉ tay về phía chiếc ché cổ được xếp vị trí trên cao, bên cạnh ché là những chiếc chum của người Chăm cổ, ông Tâm cho biết, đó là chiếc ché thế mạng của người Ba Na được chế tác từ thế kỷ 13. Lúc bấy giờ, giá trị chiếc ché tương đương khoảng 15 con trâu. Chiếc ché này quý hiếm đến mức, nếu chẳng may xảy ra sự cố gây chết người, muốn dung hòa và không bị đền mạng, thì chỉ cần đem chiếc ché này đền cho gia đình, hoặc cộng đồng nơi có người bị chết, là mọi chuyện đương nhiên được hóa giải.
“Để có được những hiện vật này, tôi phải đi xa hàng trăm km, đến các bản làng sưu tầm và mua lại. Có những thứ không đáng giá, nhưng đó là những kỷ niệm trong những năm tháng sống cùng đồng bào các dân tộc”, ông Đặng Minh Tâm nói.
Được biết, nhiều hiện vật của ông Đặng Minh Tâm đang sở hữu có giá trị cao, nhiều du khách đến tham quan ngỏ ý muốn mua và trả giá rất cao nhưng ông nhất quyết không bán. Việc ông sưu tầm các hiện vật này để thỏa lòng đam mê văn hóa và cũng muốn bảo tồn, gìn giữ cho thế hệ mai sau.
Hiện nay, “bảo tàng” lưu giữ hơn 30.000 hiện vật, tại gia đình ông Tâm còn là nơi tham quan, tìm hiểu, nghiên cứu của sinh viên các trường đại học, cao đẳng, nhà nghiên cứu muốn tìm hiểu đời sống văn hóa vật chất, tinh thần, phong tục tập quán của các dân tộc ở Tây Nguyên.
Văn Yên-Lê Thuận (Baodantoc.vn)
Thông báo
Thứ tư, 12 Tháng 6 2024- 09:59
Thứ bảy, 27 Tháng 5 2023- 14:12
Thứ hai, 06 Tháng 6 2022- 10:10
Thứ tư, 23 Tháng 3 2022- 14:57
Thứ ba, 07 Tháng 9 2021- 16:38
Thư viện
- Tác giả: Viện Khảo cổ học
- Nhà xb: Khoa học xã hội - 2024
- Số trang: 1358tr
- Khổ: 19x27cm
- Tác giả: Trương Khởi Chi (Chủ biên)
- Nhà xuất bản: Đại học Quốc gia Hà Nội
- Năm xb: 2021
- Khổ sách: 16 x 24
- Số trang: 661 trang
- Tác giả: Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa
- Nhà xuất bản: Thanh Hóa – 2020
- Số trang: 212 tr
- Khổ sách: 21 x 29,7cm
- Tác giả:
GS.TS. Nguyễn Hữu Minh
PGS.TS. Phan Thị Mai Hương
PGS.TS. Vũ Thị Thanh Hương
PGS.TS. Vũ Mạnh Lợi
- Năm xuất bản: ...
- Tác giả: Paul Ory
- Người dịch: Phạm Văn Tuân
- Nhà xb: Dân Trí, 2019
- Khổ: 14 x 20,5
- Số trang: 164tr
- Tác giả :TS.Trần Thị Phương Hoa (Chủ biên), Viện sử học
- Năm xuất bản: 2023
- Số trang: 432tr
- Tác giả: Viện KHXH vùng Nam Bộ
- Năm xuất bản: 2023
- Nhà xb:Lao Động
- Số trang: 500
- Tác giả : TS. Lý Hoàng Mai (Chủ biên)
- Năm xuất bản: 2022
- Số trang: 244
Tạp chí
Phần 3: KCH sơ sử và nhà nước sớm
Khảo cổ học số 2/2024
Khảo cổ học số 1/2024
Khảo cổ học số 1/2024
Huyện Hoàng Su Phì và Xín Mần nằm ở phía tây tỉnh Hà Giang, cách thành phố Hà Giang 100 - 150 km về phía tây; phía bắc giáp tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, phía tây giáp tỉnh Lào Cai, phía đông giáp huyện Vị Xuyên và huyện Bắc Quang, phía nam giáp huyện Quang Bình.
Phần 2: Khảo cổ học Tiền sử
Phần 1: Vấn đề chung
Tin tức khác
06 Th12 2024 10:30
04 Th12 2024 17:52
02 Th12 2024 14:27
15 Th11 2024 16:09
15 Th11 2024 14:46
08 Th11 2024 17:00
Copyright © 2016 by khaocohoc.gov.vn.
Thiết kế bởi VINNO
Tổng số lượt truy cập: 9213939
Số người đang online: 12