Công đoàn Viện Khảo cổ học dã ngoại đầu năm

Công đoàn Viện Khảo cổ học dã ngoại đầu năm

 

 

Ngày 6/3/2015, Công đoàn Viện Khảo cổ học tổ chức chuyến dã ngoại đầu xuân gắn với tìm hiểu di tích lịch sử cho các công đoàn viên tại khu di tích Quốc gia Tân Trào và nhiều di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.

Tân Trào là xã nằm ở đông bắc huyện Sơn Dương, gắn liền với tên tuổi sự nghiệp vị lãnh tụ của Cách mạng Việt Nam là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nơi đây đã ghi lại những sự kiện lịch sử hào hùng của ngày đầu thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Những di tích chính của Tân Trào gồm: Lán Nà Nưa, cây đa Tân Trào, đình Tân Trào, đình Hồng Thái… Cùng với những di tích lịch sử ghi dấu ấn cuộc kháng chiến của dân tộc ta suốt 9 năm trường kỳ. Khu di tích văn hóa lịch sử và sinh thái Quốc gia Tân Trào là tâm điểm của những chuyến du lịch về nguồn. Tại Tân Trào, ngày 2 tháng 12 năm 1953, Ban nghiên cứu Lịch sử, Địa lý, Văn học được thành lập theo Quyết định số 34/NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam.  Giữa năm 1954 Ban nghiên cứu Lịch sử, Địa lý, Văn học đổi tên thành Ban nghiên cứu Văn học, Lịch sử, Địa lý, gọi tắt là Ban nghiên cứu Văn, Sử, Địa. Đây chính là tiền thân của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam hiện nay.

Đến khu di tích Quốc gia Tân Trào, cán bộ Viện Khảo cổ học tham quan nơi lãnh tụ Hồ Chí Minh sinh sống và làm việc từ tháng 5 đến tháng 8/1945 để chỉ đạo công tác chuẩn bị Khởi nghĩa Cách mạng giành chính quyền. Tiếp đến đoàn thăm cây đa Tân Trào nơi ngày 16 tháng 8 năm 1945, quân Giải phóng Việt Nam làm lễ xuất quân trước sự chứng kiến của nhân dân Tân Trào và 60 Đại biểu toàn quốc về dự Quốc dân Đại hội. Đồng chí Võ Nguyên Giáp đã đọc Bản Quân Lệnh số 1 và ngay sau đó quân Giải phóng đã lên đường qua Thái Nguyên tiến về giải phóng Hà Nội.

Lán Nà Nưa, nơi ở của Lãnh tụ Hồ Chí Minh từ tháng 5 - tháng 8/1945

TS Nguyễn Gia Đối (Phó Viện trưởng, Chủ tịch Công đoàn) giới thiệu về bối cảnh lịch sử Việt Nam trước tháng 8/1945 và địa thế khu di tích Tân Trào

Công đoàn Viện Khảo cổ học cạnh lán Nà Nưa (Tân Trào, Tuyên Quang)

Công đoàn Viện Khảo cổ học bên gốc đa Tân Trào, Tuyên Quang

Công đoàn viên trẻ của Viện Khảo cổ học bên gốc đa Tân Trào, Tuyên Quang

Điểm đến tiếp theo của Công đoàn Viện Khảo cổ học là thăm Bảo tàng Tuyên Quang. Giám đốc Bảo tàng Tuyên Quang đánh giá cao kết quả hợp tác nghiên cứu giữa hai cơ quan trong những năm qua và hy vọng trong những năm tới hoạt động hợp tác sẽ phát triển hơn. Bảo tàng Tuyên Quang được xây dựng trên khu đất giữa hồ Tân Quang (TP Tuyên Quang) và đưa vào sử dụng từ tháng 7/2010. Bảo tàng có diện tích trưng bày 1.600 m2 được chia làm 4 phần: Phần trọng tâm và 3 chủ đề.

Phần trọng tâm là không gian trung tâm của bảo tàng, nơi bắt đầu hành trình tham quan mà hình ảnh ấn tượng đầu tiên là bức phù điêu bằng gỗ có diện tích 100 m2 với lán Nà Nưa, cây đa Tân Trào, làng Tân Lập- Hình tượng “Thủ đô Khu giải phóng” kết hợp trưng bày ảnh phong cảnh đẹp, ảnh về lịch sử, văn hóa của vùng đất Tuyên Quang. 

Chủ đề 1 được bố cục thành tiểu đề về điều kiện tự nhiên - tiềm năng kinh tế tỉnh Tuyên Quang và tiểu đề về đặc trưng văn hóa các dân tộc ở Tuyên Quang.

Chủ đề 2 trưng bày các hiện vật và nhóm hiện vật Tuyên Quang thời kỳ tiền sử, sơ sử; lịch sử xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước.

Chủ đề 3 là Tuyên Quang- Thủ đô Khu giải phóng- Thủ đô Kháng chiến và con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội. Hiện bảo tàng đang trưng bày hơn 18.000 hiện vật.

Kiến trúc nghệ thuật độc đáo, không gian đẹp và trưng bày nhiều hiện vật, bảo tàng đã thu hút đông đảo du khách đến tham quan và các nhà nghiên cứu lịch sử đến tìm hiểu. Đặc biệt, trong Bảo tàng đang trưng bày di cốt của người nguyên thủy cách nay khoảng 12.000 năm tuổi, còn tương đối nguyên vẹn. Di cốt được khai quật tại hang Phia Vài (Nà Hang). Điều đặc biệt ở di cốt này là cách táng thức độc đáo với 2 con ốc biển được đặt vào hai hốc mắt.

Giao lưu giữa cán bộ Bảo tàng Tuyên Quang và Công đoàn Viện Khảo cổ học

TS Nguyễn Gia Đối giới thiệu về mộ táng 12.000 năm tuổi với táng tục đặt 2 con ốc biển vào hốc mắt

Sưu tập hiện vật văn hoá Đông Sơn (rìu đồng, vũ khí đồng, trống đồng Hegher loại I...) và các thời kỳ lịch sử trong Bảo tàng Tuyên Quang rất phong phú và đa dạng. Với sự đa dạng, phong phú, độc đáo về hiện vật và chủ đề trưng bày, Bảo tàng Tuyên Quang thu hút được đông đảo khách đến thăm quan.

Công đoàn Viện Khảo cổ học tại Bảo tàng Tuyên Quang

(Nguyễn Thơ Đình)

Thông báo

Thư viện

- Tác giả: Trương Khởi Chi (Chủ biên) - Nhà xuất bản: Đại học Quốc gia Hà Nội - Năm xb: 2021 - Khổ sách: 16 x 24 - Số trang: 661 trang
- Tác giả: Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa - Nhà xuất bản: Thanh Hóa – 2020 - Số trang: 212 tr - Khổ sách: 21 x 29,7cm
- Tác giả:  GS.TS. Nguyễn Hữu Minh PGS.TS. Phan Thị Mai Hương PGS.TS. Vũ Thị Thanh Hương PGS.TS. Vũ Mạnh Lợi - Năm xuất bản: ...
- Tác giả: Paul Ory - Người dịch: Phạm Văn Tuân - Nhà xb: Dân Trí, 2019 - Khổ: 14 x 20,5 - Số trang: 164tr
- Tác giả :TS.Trần Thị Phương Hoa (Chủ biên), Viện sử học - Năm xuất bản: 2023 - Số trang: 432tr  
- Tác giả: Viện KHXH vùng Nam Bộ - Năm xuất bản: 2023 - Nhà xb:Lao Động - Số trang: 500  
- Tác giả : TS. Lý Hoàng Mai (Chủ biên)​ - Năm xuất bản: 2022 - Số trang: 244
NXB Tổng hợp TPHCM vừa ra mắt trọn bộ 2 quyển sách Khảo cổ học Đồng bằng sông Mê Kông - Tập II: Văn minh vật chất Óc Eo của tác giả Louis Malleret do...

Tạp chí

Huyện Hoàng Su Phì và Xín Mần nằm ở phía tây tỉnh Hà Giang, cách thành phố Hà Giang 100 - 150 km về phía tây; phía bắc giáp tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, phía tây giáp tỉnh Lào Cai, phía đông giáp huyện Vị Xuyên và huyện Bắc Quang, phía nam giáp huyện Quang Bình.
QUY ĐỊNH GỬI BÀI CHO TẠP CHÍ KHẢO CỔ HỌC    

Tin tức khác


61 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội

+8424 38255449
Copyright © 2016 by khaocohoc.gov.vn.
Thiết kế bởi VINNO
Tổng số lượt truy cập: 9038734
Số người đang online: 20