Chiến lược phát triển Viện Khảo cổ học đến năm 2020

  1. Mục tiêu đến năm 2020

Từ nay đến năm 2020, trên cơ sở các thành tựu đã đạt được trong thời gian qua, Viện Khảo cổ học phấn đấu để đạt các mục tiêu sau:

1.1. Tiếp tục xây dựng và phát triển Viện Khảo cổ học thành một cơ sở nghiên cứu hiện đại, toàn diện về nghiên cứu khảo cổ học, có đóng góp cụ thể trong việc nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn của khảo cổ học Việt Nam và khảo cổ học thế giới; Nghiên cứu những vấn đề cơ bản và cấp bách về nguồn gốc dân tộc, lịch sử văn hóa và văn minh Việt Nam nhằm phát huy truyền thống dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

1.2. Nghiên cứu, biên soạn và công bố có chọn lọc một số công trình nghiên cứu cơ bản của khảo cổ học Việt Nam có chất lượng cao, đạt chuẩn khu vực và quốc tế có tác động lớn đến quá trình hoạch định chính sách bảo vệ và phát huy các giá trị lịch sử văn hóa Việt Nam.

1.3. Xây dựng và phát triển đội ngũ các nhà khảo cổ học của Viện với nòng cốt là đội ngũ các nhà khoa học có trình độ cao, có khả năng giải quyết những nhiệm vụ khoa học quan trọng, tham gia có hiệu quả các chương trình nghiên cứu lớn do Nhà nước giao, các công trình hợp tác nghiên cứu khoa học quốc tế trong thời kỳ hội nhập.

  1. Các nhiệm vụ đến năm 2020

2.1. Về công tác nghiên cứu:

Bám sát vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức do Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam qui định, Viện Khảo cổ học chủ trương những hướng nghiên cứu lớn từ nay đến 2020 như sau:
- Xây dựng kế hoạch 5 năm và lâu dài hơn hướng đến năm 2020 trong việc đề ra các phương hướng nghiên cứu khảo cổ học. Tổ chức thực hiện tốt các kế hoạch đã đề ra, trong đó hướng đến việc nghiên cứu, biên soạn và xuất bản một số công trình thuộc Những vấn đề cơ bản của khảo cổ học Việt Nam, tập trung vào các vấn đề trọng điểm có chọn lọc với phương châm dứt điểm, hiệu quả, nhằm phục vụ việc nghiên cứu nguồn gốc dân tộc Việt Nam, lịch sử văn hóa và văn minh Việt Nam, phát huy truyền thống dân tộc trong
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ chủ quyền Tổ quốc.

- Tập trung hoàn thành các nhiệm vụ trọng điểm về nghiên cứu khoa học do Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam giao như: Chương trình nghiên cứu phát huy giá trị của các di tích khảo cổ học địa điểm 62-64 Trần Phú; Chỉnh lý, nghiên cứu và phát huy giá trị của di tích khảo cổ học tại khu vực bãi xe ngầm Nhà Quốc hội; Tích cực tham gia vào việc nghiên cứu khảo cổ học Óc Eo.

- Chú trọng đến công tác xây dựng và phát triển ngành khảo cổ học dưới nước, tiến hành thực hiện bước đầu một số các hoạt động khảo cổ học dưới nước nhằm góp phần tìm hiểu tài nguyên văn hóa biển góp phần phục vụ nghiên cứu lịch sử dân tộc, phục vụ bảo vệ chủ quyền an ninh lãnh thổ Việt Nam ở các vùng biển và hải đảo, phục vụ du lịch sinh thái văn hóa biển.

- Tham gia thẩm định và tư vấn về mặt khoa học các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội do Nhà nước, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, các bộ, ngành, địa phương giao nhằm góp phần bảo vệ và phát huy thật tốt giá trị các Di sản văn hóa dân tộc.

2.2. Về công tác phát triển nguồn nhân lực:

- Kết hợp nghiên cứu và đào tạo trong lĩnh vực khảo cổ học, thực hiện tốt kế hoạch đào tạo sau đại học theo quy định của pháp luật, tham gia phát triển nguồn nhân lực có trình độ theo yêu cầu của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam và Học viện Khoa học xã hội.
- Tổ chức và thực hiện tốt công tác hợp tác quốc tế về nghiên cứu và đào tạo theo quy định hiện hành.

- Trao đổi thông tin khoa học với các cơ quan trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật; quản lý tư liệu, thư viện của Viện; xuất bản các ấn phẩm khoa học, phổ biến các kết quả nghiên cứu, truyền bá các kiến thức khoa học tới quảng đại quần chúng.

2.3. Về công tác phát triển cơ sở hạ tầng:

- Chỉnh trang và tăng cường các trang thiết bị hiện đại, phấn đấu không tụt hậu so với khu vực. Nếu có điều kiện sẽ kiến nghị với cấp trên xin chuyển đổi trụ sở 61 Phan Chu Trinh tới một địa chỉ khác rộng lớn hơn để xây dựng mới thật khang trang, rộng rãi, đáp ứng nhu cầu làm việc của Viện đặc thù trong thời kỳ hội nhập toàn cầu.

- Đặc biệt chú ý trang thiết bị hiện đại cho các phòng chuyên ngành rất đặc thù của Viện là: Phòng Nghiên cứu Khảo cổ học dưới nước, Phòng Nghiên cứu Con người và môi trường cổ, Phòng Xét nghiệm và xác định
niên đại, Phòng Vẽ và phục chế, Phòng Ảnh.

- Kiện toàn hệ thống thư viện; xây dựng cơ sở dữ liệu điện tử. Đầu tư phát triển các phần mềm phân tích và xử lý số liệu phục vụ nghiên cứu.

  1. Về công tác mở rộng mạng lưới cộng tác viên, quảng bá hình
    ảnh của viện

- Tăng cường quan hệ với các cơ sở nghiên cứu trong và ngoài nước, các cơ quan hoạch định chính sách nhằm tăng cường nguồn lực nghiên cứu. - Tăng cường quan hệ với các cộng tác viên trong và ngoài nước,
khuyến khích gắn nghiên cứu lý thuyết với ứng dụng vào thực tế.

- Đầu tư cho cổng thông tin điện tử của Viện.

- Tăng cường chất lượng các hoạt động hội nghị, hội thảo khoa học trong nước và quốc tế. Tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng của Hội nghị Thông báo Khảo cổ học toàn quốc hàng năm.

- Chú trọng công tác truyền thông, xuất bản.

  1. Hướng đột phá chiến lược

- Về khoa họcSẽ hướng tới việc hình thành, lựa chọn và biên soạn một số công trình trọng điểm trong những vấn đề cơ bản của khảo cổ học Việt Nam để xuất bản, phục vụ cho việc nghiên cứu nói chung.

- Về tổ chức nghiên cứu: Sẽ hoạt động tích cực nhằm xây dựng và phát triển bộ phận khảo cổ học dưới nước của Việt Nam, phục vụ chiến lược nghiên cứu và khai thác tài nguyên văn hóa biển của Việt Nam.

Để thực hiện tốt các nhiệm vụ trên đây, Viện Khảo cổ học cần phát huy những thành tựu cơ bản đã đạt được, chú ý đến những khó khăn, thách thức như: Các di tích khảo cổ học đã và đang bị đe dọa biến mất ngày càng nhiều. Viện chưa có được một cơ sở vật chất đủ mạnh mang tầm khu vực mà thậm chí đang tụt hậu rất xa về mặt trang thiết bị làm việc và không gian làm việc…

Mặc dù còn có các điểm yếu cần khắc phục, nhưng các thành tựu đạt được vẫn là cơ bản. Nhà nước ta đã lần lượt ghi nhận công trạng và tặng thưởng cho Viện Khảo cổ học các huân chương và danh hiệu cao quý: Huân chương Lao động hạng Nhất năm 1988, Huân chương Độc lập hạng Nhìnăm 1998, Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới năm 2004, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ năm 2012, Huân chương Độc lập hạng Nhất năm 2013. Tạp chí Khảo cổ học được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba năm 1999. Nhiều thế hệ cán bộ khảo cổ học cũng đã lần lượt nhận được Huân chương Độc lập hạng Nhất (GS. Phạm Huy Thông), hàng chục huân chương Kháng chiến chống Mỹ, Huân chương Lao động, Bằng khen cấp Chính phủ và cấp Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam.

Có được thành tựu to lớn đó là nhờ có sự quan tâm sâu sát của Đảng, Nhà nước, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam và các Bộ ngành liên quan, UBND các tỉnh, các Hội nghề nghiệp, các trường Đại học, các cơ quan nghiên cứu khảo cổ học, bảo tồn, bảo tàng cả nước, cán bộ và nhân dân các địa phương. Viện Khảo cổ học xin được tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất và xin được đặc biệt tri ân tất cả các thế hệ cán bộ của Viện từ thời Đội Khai quật khảo cổ đến nay.

(45 năm Viện Khảo cổ học 1968-2013)

Thư viện

- Tác giả: Phạm Văn Kỉnh - Nhà xb: Văn hóa dân tộc - Năm xb: 2024 - Số trang: 302tr
- Dịch giả: Phan Phương Thảo, Phan Hải Linh, Phạm Lê Huy - Nhà xb: Khoa học xã hội - Năm xb: 2024 - Số trang: 722tr
- Tác giả: GS.TS. Lâm Thị Mỹ Dung và TS. Nguyễn Anh Thư - Nhà xb: Văn hóa dân tộc - Năm xb: 2020 - Số trang: 312tr
- Tác giả: GS.TS Ngô Đức Thịnh - Nhà xb: Đại học Quốc gia Hà Nội - Năm xb: 2021 - Số trang: 403tr - Khổ: 16 x 24cm
- Tác giả: Nguyễn Xuân Kính - Nhà xb: Khoa học xã hội - Năm xb: 2019 - Số trang: 1022tr
- Tác giả: PGS.TS. Nguyễn Thừa Hỷ - Nhà xb: Hà Nội - Năm xb: 2022 - Số trang: 492 tr

Tạp chí

Tin tức khác


61 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội

+8424 38255449
Copyright © 2016 by khaocohoc.gov.vn.
Thiết kế bởi VINNO
Tổng số lượt truy cập: 8859575
Số người đang online: 20