Điện thoại:
Điện thoại: (024) 39333114
Điện thoại: (024) 39333114
Điện thoại:
PGS.TS Nguyễn Giang Hải
Các chức vụ chính: Bí thư chi bộ; Phó Viện trưởng Viện Khảo cổ học từ 2005 đến 2012. Trưởng Ban Hợp tác Quốc tế, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam từ tháng 7/2012 đến 12/2013. Viện trưởng Viện Khảo cổ học từ 2014 đến 31/9/2018.
Các công trình khoa học chính đã công bố:
1. Nghề luyện kim cổ ở miền đông Nam Bộ. Nxb. Khoa học xã hội, 2001
2. Thư mục khảo cổ học Việt Nam. Tập 2: Thời đại Kim khí. Nxb. Thế giới, 2001 (viết chung cùng Trịnh Sinh).
3. Di chỉ khảo cổ học Bưng Bạc nhận thức mới. Khảo cổ học, số 3-1996: 10-20
4. Xuân Lập, một di tích Đông Sơn quan trọng ở Thanh Hóa. Khảo cổ học, số 1,2-1988: 63-71 (viết chung).
5. Hà Bắc với đỉnh cao Đông Sơn. Khảo cổ học, số 4-1989.
6. Nhóm đồ đồng mới phát hiện ở Cổ Loa - Hà Nội. Khảo cổ học, số 3-1983: 21-32 (viết chung với Nguyễn Văn Hùng).
7. The Lang Vac sites, Volume 1, The Vietnam - Japan Archeological Resrearch Team, The University of Tokyo, 2004.
8. Khảo cổ học cộng đồng: Tiếng vọng Kim Lan. Khảo cổ học, số 3-2013:7-14.
Đã nghỉ hưu!
TS Nguyễn Gia Đối
Các chức vụ chính: Phó Trưởng phòng NCTĐ Đá (từ năm 2009 đến 2012); Trưởng phòng NCTĐ Đá (từ 2012 đến 6/2016); Phó Tổng biên tập Tạp chí Khảo cổ học (từ năm 2012 đến nay); Phó Viện trưởng từ 1/8/2013 đến 10/2018; Quyền Viện trưởng từ 10/2018 đến 6/2022.
Điện thoại: 043-824-0478
Các công trình khoa học chính đã công bố:1. Khảo cổ học tiền sử Đăk Lăk. Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2004 (Nguyễn Khắc Sử chủ biên)
2. Một thế kỷ khảo cổ học Việt Nam. Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2004 (Nhiều tác giả).
3. Khảo cổ học vùng duyên hải Đông Bắc Việt Nam. Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2005 (Nguyễn Khắc Sử chủ biên).
4. Di sản lịch sử và những hướng tiếp cận mới. Nxb. Thế giới, Hà Nội, 2011 (nhiều tác giả).
5. Hang Dơi, suy nghĩ thêm về văn hóa Bắc Sơn. Khảo cổ học, số 1,2 - 1988: 12-19 (viết chung với Bùi Vinh).
6. Tiết kiệm nguyên liệu trong văn hóa Hòa Bình: Xu hướng và hệ quả. Khảo cổ học, số 2-1992: 69-74.
7. Vài nét về hệ sinh thái nhiêt đới gió mùa và ảnh hưởng của nó đến cơ cấu kinh tế của cư dân văn hóa Hòa Bình - Bắc Sơn. Khảo cổ học, số 4-1992: 7-11.
8. Vài nét về thời đại Đá cũ Nhật bản. Khảo cổ học, số 4-1995: 74-80.
9. Thời đại Jomon trong bối cảnh sinh thái - văn hóa tiền sử Đông Á tiền sử. Khảo cổ học, số 2-1997: 73-84.
10. Kết quả khai quật lần thứ ba và nhận thức mới về di chỉ mái đá Điều. Khảo cổ học, số 3-1998: 72-89.
11. Kỹ nghệ Điều trong bối cảnh khu vực. Khảo cổ học, số 3-1999: 5-24.
12. Một số vấn đề về thời đại đá ở miền Tây Thanh Hóa. Khảo cổ học, số 1-2003: 3-21.
13. Khởi nguồn của những con đường Đá mới hóa ở Bắc Trung Bộ Việt Nam. Khảo cổ học, số 3-2003: 8-17.
14. Nhận diện sơ bộ các đới văn hóa tiền sử Đắc Lắc. Khảo cổ học, số 3-2004:17-23.
15. Môi trường và phương thức kinh tế của cư dân tiền sử vùng duyên hải Đông Bắc. Khảo cổ học, số 3-2005: 82-92.
16. Di chỉ xưởng Chư K’tu và hệ thống xưởng chế tác đá opal ở Tây Nguyên. Khảo cổ học, số 1-2007: 15-25 (viết chung với Lê Hải Đăng).
17. Các hệ thống lý thuyết khảo cổ học đương đại. Khảo cổ học, số 3-2007: 90-95.
18. Nhận thức về thời đại Đá mới ở Tây Nguyên qua khai quật di chỉ Thôn Tám. Khảo cổ học, số 1-2008: 18-29 (viết chung với Lê Hải Đăng).
19. Giao lưu trao đổi sản phẩm trong văn hóa Hạ Long. Khảo cổ học, số 2-2009: 8-15.
20. Phân bố dân cư và các hình thái kinh tế của cư dân văn hóa Hạ Long. Khảo cổ học, số 1-2010: 17-26.
21. Các hình thái kinh tế khai thác và cư trú của cư dân thời đại Đá mới ở Bắc Việt Nam. Khảo cổ học, số 1-2011: 3-15.
22. Khảo cổ học muối khoáng thời tiền sử. Khảo cổ học, số 3-2012: 3-8.
23. Môi trường và thích ứng của người tiền sử ở khu vực Tràng An. Khảo cổ học, số 5-2012: 33- 47 (viết chung với Nguyễn Anh Tuấn, Lê Hải Đăng).
24. Khai quật di chỉ mái đá Ông Hay, Tràng An, Ninh Bình. Khảo cổ học, số 5-2012:70-78 (viết chung với Lê Hải Đăng, Nguyễn Cao Tấn).
Bằng việc sử dụng phương pháp quét 3D laser, tia vũ trụ... các chuyên gia Ai Cập đã xây dựng hình ảnh đa chiều đầu tiên về cấu trúc bên trong kim tự tháp.
Giải mã kim tự tháp Ai Cập cổ đại luôn là mục tiêu nhắm tới của các nhà khảo cổ học. Nhiều tài liệu đã đưa thông tin về các báu vật, những chiếc bẫy và đường hầm bí mật tồn tại bên trong kim tự tháp. Nhưng các chuyên gia vẫn mong muốn được ghi lại những hình ảnh thật nhất về điều kỳ bí ẩn giấu trong kim tự tháp này.
Mới đây, bằng việc sử dụng công nghệ cảm ứng nhiệt, quét 3D bằng laser, thiết bị phát hiện "tia vũ trụ" - các chuyên gia Ai Cập và nước ngoài đã dần làm sáng tỏ được bí ẩn trong kỳ quan cổ đại này.
Cụ thể, nhóm nghiên cứu sử dụng thiết bị phát hiện "tia vũ trụ" để thiết lập bản đồ cấu trúc bên trong kim tự tháp Bent 4.600 năm tuổi, nằm 40km (25 dặm) về phía nam Cairo và được xây dựng bởi Pharaoh Sneferu.
Để nhìn sâu bên trong kim tự tháp, nhóm nghiên cứu đã đặt một tấm phim nhũ bên trong buồng dưới của kim tự tháp để bắt "muon" - hạt tồn tại trong khí quyển. Sau 40 ngày, các tấm phim này sẽ được thu thập và phát triển.
Khi phân tích đã được hoàn tất, nhóm nghiên cứu đã có một bản đồ hoàn chỉnh cấu trúc bên trong các kim tự tháp.
Mehdi Tayoubi, chủ tịch Viện Bảo tồn di sản cho biết, những tấm phim đặt bên trong các kim tự tháp thu thập dữ liệu trên các hạt X quang được gọi là "muon". "Muon" tồn tại trong bầu khí quyển Trái đất, lọt qua các khoảng trống, có thể được hấp thụ bởi các tảng đá lớn, dày...
Lần đầu tiên, các cấu trúc bên trong của một kim tự tháp đã được tiết lộ bởi các hạt muon. Các hình ảnh thu được cho thấy căn buồng bí mật của kim tự tháp nằm ở khoảng sâu 18 mét. Nó có hai lối vào, dẫn ra hai hành lang nhỏ, xếp chồng lên nhau.
Được biết, đây không phải là lần đầu tiên các nhà khoa học đã cố gắng sử dụng các hạt muon để lập bản đồ bên trong các kim tự tháp.
Quay trở lại thập niên1960, một nhà khoa học tên Luis Alvarez sử dụng một kỹ thuật tương tự để tìm căn buồng ẩn bên trong Kim tự tháp Chephren Giza, nhưng công nghệ này thời đó chưa đủ nhạy để phát hiện bất kỳ chi tiết nào.
Hiện các chuyên gia vẫn đang tiếp tục thu thập và sớm công bố phát hiện của mình tại Ai Cập.
Nguồn: ScienceAlert
Các nhà khảo cổ phát hiện nhiều ngôi mộ tại Nga được xây dựng từ những khối đá xếp chồng lên nhau một cách chính xác.
Theo Ancient Origins, vùng núi Caucasus gần các thành phố Tzelentzchik, Touapse, Novorossiysk và Sochi của Nga có khoảng 3.000 di tích mộ cự thạch. Đây là những ngôi mộ đá có niên đại từ 10.000 đến 25.000 năm trước.
Một số ngôi mộ đá ở vùng núi Caucasus, Nga. (Ảnh: Ancient Origins).
Những ngôi mộ đá nằm ở cả hai bên dãy núi thuộc khu vực phía tây Caucasus, bao phủ diện tích 12.000km2 của Nga và Abkhazia. Chúng đại diện cho kiến trúc độc đáo từ thời tiền sử, bao gồm nhiều khối đá xếp chồng lên nhau một cách chính xác.
Một trong những khu cự thạch thú vị nhất là ba nhóm mộ đá nằm thẳng hàng trên cùng ngọn đồi tại khu vực Krasnodar gần Gelendzhik, Nga.
Các mộ đá Caucasian có cấu trúc hình chữ nhật. Cánh cửa ở phía trước được khoét một lỗ hình tròn. Phía trước mặt ngôi mộ là khoảng sân rộng, có thể dùng để tổ chức nghi lễ. Hình trang trí trên ngôi mộ không lớn, chủ yếu là đường zigzag, hình tam giác và đường tròn đồng tâm. Nhiều ngôi mộ đang ở tình trạng bị phá hủy và hư hỏng nặng do không được bảo vệ.
Tại khu vực khảo cổ, các nhà khoa học phát hiện nhiều đồ gốm từ thời Đồ đồng và Đồ sắt cùng với hài cốt người, công cụ bằng đồng, đồ trang sức vàng, bạc, đá bán quý.
Những ngôi mộ đá Caucasian có nhiều điểm tương đồng với các công trình kiến trúc cự thạch khác ở châu Âu và châu Á như trên bán đảo Iberia, Pháp, Anh, Ireland, Hà Lan, Đức, Đan Mạch, Thụy Điển, Israel, Ấn Độ.
Nhằm mục tiêu cung cấp những nền tảng kiến thức về đối tượng quan trọng này, Viện nghiên cứu Ấn Độ và Tây Nam Á thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam với chức năng nghiên cứu những vấn đề cơ bản về Ấn Độ và khu vực Tây Nam Á đã xây dựng chương trình Nghiên cứu Ấn Độ tại Việt Nam, góp phần tìm hiểu rõ hơn về đất nước, con người và xã hội Ấn Độ. Chương trình này cũng nhằm góp phần vào việc hiện thực hóa các tuyên bố chung của các nhà lãnh đạo hai nước về thúc đẩy đối tác chiến lược Việt Nam - Ấn Độ.
Cuốn sách Nghiên cứu Ấn Độ tại Việt Nam năm 2013 do tác giả Ngô Xuân Bình (chủ biên) thuộc Viện nghiên cứu Ấn Độ và Tây Nam Á là cuốn sách tập hợp những bài nghiên cứu của các học giả Việt Nam trong năm 2013 về Ấn Độ và quan hệ Việt Nam - Ấn Độ trên tất cả các lĩnh vực.
Nội dung cuốn sách được kết cấu thành 4 phần:
Phần một sẽ tập trung vào những vấn đề “Kinh tế và hội nhập” với các nghiên cứu về vấn đề kinh tế của Ấn Độ, quan hệ kinh tế của Ấn Độ với một số nước và những liên quan đến Việt Nam;
Phần hai sẽ tập trung vào những vấn đề “Chính trị và an ninh” với các nghiên cứu về Hiến pháp Ấn Độ và sự biến đổi tư tưởng chính trị ở Ấn Độ
Phần ba sẽ tập trung vào những vấn đề “văn hóa - xã hội” ở Ấn Độ với những bài viết đa dạng từ sự ảnh hưởng về văn hóa và tôn giáo của Ấn Độ cho đến những vấn đề môi trường sống và giáo dục,
Và phần cuối cùng sẽ tập trung vào “Quan hệ Ấn Độ với các nước và Việt Nam”
Xin trân trọng giới thiệu!
Ngô Thị Nhung