Vương quốc Champa

- Tác giả: Georges Maspero
- Nxb: Khoa học xã hội - 2020
-  Khổ sách: 16 x 24 cm
- Số trang: 447 tr

Sách do Bảo tàng Lịch sử quốc gia phối hợp với Viện Viễn Đông Bác cổ Pháp, Trung tâm tại Hà Nội tổ chức bản thảo và xuất bản bằng tiếng Việt tại Hà Nội vào những ngày đầu xuân Canh Tý 2020. Sách có kích thước: 16 x 24cm, 447 trang gồm bản text và hình ảnh minh họa.
Lịch sử Vương quốc Champa của Georges Maspero bằng tiếng Pháp, do nhà Xuất bản Van Oest (Brussels và Paris) tái bản lần thứ nhất vào năm 1928. So với bản đầu tiên được đăng tải nhiều kỳ trên T’oung Pao (tạp chí về Trung Quốc học) ở Hà Lan trong các năm từ 1910-1913, bản này có một số sửa chữa dựa trên những kết quả nghiên cứu mới. Vào khoảng những năm 60 của thế kỷ XX, bản này được Bảo tàng Lịch sử Việt Nam (nay là Bảo tàng Lịch sử quốc gia) chọn để dịch sang tiếng Việt. Tuy nhiên, bản dịch đó mới chỉ dừng lại dưới dạng tư liệu tham khảo, phục vụ cho một đối tượng nghiên cứu hẹp, chưa được hoàn thiện và phổ biến rộng rãi.
Vương quốc Champa được viết và xuất bản bằng tiếng Pháp cách đây gần một thế kỷ nhưng các giá trị tư liệu về mặt lịch sử, văn hóa, nghệ thuật, dân tộc học, khảo cổ học vẫn rất có ý nghĩa đối với việc tìm hiểu và nghiên cứu về Champa.
Cuốn sách ngoài phần nội dung dịch chính còn có các lời tựa, lời giới thiệu, của hai cơ quan và đặc biệt, phần bản dịch tiếng Việt được gắn thêm Chương 1 của lần xuất bản đầu tiên (1909) vốn không có trong bản tái bản năm 1928 mà Bảo tàng Lịch sử quốc gia đã dịch ra tiếng Việt. Trong bản dịch tiếng Việt lần này, phần chú thích cũng được đánh số thứ tự theo từng chương và đặt ở cuối mỗi chương.
Phần nội dung chính của cuốn sách gồm 10 chương:
Chương I: XỨ SỞ VÀ DÂN CƯ. Xứ sở, thực vật, động vật và dân cư. – Tôn giáo. – Đẳng cấp và thị tộc. – Vua và triều đình. – Các đơn vị hành chính và quan lại cấp tỉnh. – Lục quân và hải quân. – Thuế khóa. – Tư pháp. – Phong tục: Cưới xin và Ma chay. – Lịch và hội hè hàng năm. – Nông nghiệp và thương mại. – Tiền tệ. – Thủ công nghiệp. – Kiến trúc và đền đài. – Âm nhạc và văn học.
Chương IINGUỒN GỐC. Truyền thuyết. – Sự giao thiệp đầu tiên với Trung Quốc. – Ҫri Mara và sự hình thành lãnh thổ. – Vương triều I (192-336). – Nước Lâm Ấp. – Vương triều II (336-420). – Bhadravarman I và ngôi đền trong thung lũng Mỹ Sơn.
Chương IIILÂM ẤP. Vương triều III (420-528). – Phạm Dương Mại và việc Đàn Hòa Chi chiếm đóng Champa (466). – Vương triều IV (529-757). – Ҫambhuvarman và chiến dịch của Lưu Phương (605). – Xây lại đền Mỹ Sơn.
Chương IV: NƯỚC HOÀN VƯƠNG VÀ BÁ QUYỀN CỦA PANDURANGA. Vương triều V (758-859). – Virapura, Kinh đô Champa. – Những cuộc xâm lấn của Mã Lai năm 774 và 787.
Chương VVƯƠNG QUỐC CHAMPA. Vương triều VI: "Vương triều Indrapura" (875-991). – Indrapura thủ đô của Champa. – Rajendravarman II, vua Khmer (945-946) xâm lược Champa. – Lê Hoàn, vua Đại Cồ Việt chinh phạt Indrapura (982). – Vương triều VII, vương triều thứ nhất ở Vijaya (991-1044). – Vijaya, thủ đô của Champa (1000). – Phật Mã, vua Đại Cồ Việt chinh phạt Vijaya (1044).
Chương VINHỮNG CUỘC CHIẾN TRANH VỚI ĐẠI VIỆT. Vương triều VIII (1044-1074). – Rudravarman III bị vua Lý Thánh Tông bắt làm tù binh (1069). – Ba tỉnh phía Bắc nhập vào Đại Việt (1069). – Vương triều IX (1074-1139). – Harivarman IV cất quân đi đánh Cao Miên
Chương VIINHỮNG CUỘC CHIẾN TRANH VỚI KHMER. Vương triều X: 1139-1145. – Vương triều XI: 1147. – Suryavarman II, vua Khmer, ở Cao Miên. – Jaya Indravarman IV đánh Cao Miên, 1172. – Cao Miên xâm lăng và nước Champa bị chia làm hai tiểu quốc. – Suryavarman tái lập và thống nhất. – Champa là một tỉnh của Khmer, 1203-1220. – Jaya Parameҫvaravarman II khôi phục lại Vương triều XI, 1220.
Chương VIII: NHỮNG CUỘC CHIẾN TRANH VỚI NGUYÊN MÔNG. Vương triều XI (tiếp). – Indravarman VI và người Nguyên Mông, 1278-1285. – Jaya Sinhavarman III nhường cho Đại Việt hai châu Ô, Lý, 1306.
Chương IXTHỜI KỲ CỰC THỊNH. Sự suy vong của Vương triều XI. – Jaya Sinhavarman IV và Chế Năng. Vương triều XII: 1318. – Triều vua Chế Bồng Nga, 1360-1390.
Chương XSUY TÀN VÀ DIỆT VONG. Vương triều XIII (1390-1458). – Jaya Sinhavarman V. –- Mahã-Vijaya và việc người Đại Việt chiếm thành Vijaya (1446). – Vương triều XIV (1458-1471). – Lê Thánh Tông xâm lược Champa (1471).
Phần phụ lục giới thiệu về tên phả các triều vua Champa; bài dẫn luận của G.Maspero trong cuốn Vương quốc Champa (xuất bản năm 1910); bài giới thiệu cuốn Vương quốc Champa (xuất bản năm 1928) của Louis Finot và đặc biệt là các hình ảnh minh họa được Georges Maspero in trong bản tiếng Pháp năm 1928.
Xin trân trọng giới thiệu!
Ngô Thị Nhung
 

Thư viện

- Tác giả: George Soulie De Morant - Nxb: Mỹ Thuật - Năm xb: 2023 - Số trang: 381tr - Khổ: 16 x 24 cm - Bìa: bìa mềm
- Tác giả: Đỗ Trường Giang, Đổng Thành Danh, Bá Minh Truyền - Nxb: Thế Giới - Năm xb: 2021 - Số trang: 527tr - Khổ: 16 x 24 cm - Bìa: bìa mềm
- Tác giả: Viên Như - Nxb: Hồng Đức - Năm xb: 2022 - Số trang: 335tr - Khổ: 16 x 24 cm - Bìa: bìa mềm
- Tác giả: Vũ Huyễn Trang - Nxb: Thế giới - Năm xb: 2022 - Số trang: 266 - Khổ: 16 x 24 cm - Bìa: bìa mềm
- Tác giả: Marcel Bernanose - Nxb: Mỹ Thuật -Năm xb: 2023 - Số trang: 238 - Khổ: 16 x 24 cm - Bìa: bìa mềm
- Tác giả: Đại úy hải quân Francis Garnier, Nguyễn Minh dịch và chú giải - Nxb: Đại học Sư phạm - Năm xb: 2023 - Số trang: 848 - Khổ: 18.5 x 26.5...
- Tác giả: Trần Minh Nhựt - Nxb: Dân Trí -Năm xb: 2022 - Số trang: 261 - Khổ: 20.5 x 27.5 cm - Bìa: mềm
- Tác giả: Đinh Khắc Thuân - Nxb: Đại học Quốc gia Hà Nội - 2021 - Số trang: 752 tr - Khổ sách: 16x24tr - Hình thức bìa: cứng
- Tác giả: Nguyễn Tuấn Cường - Nxb: Khoa học xã hội - 2020 - Số trang: 522 tr - Khổ sách: 16x24tr

Tạp chí

Tin tức khác


61 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội

+8424 38255449
Copyright © 2016 by khaocohoc.gov.vn.
Thiết kế bởi VINNO
Tổng số lượt truy cập: 7579365
Số người đang online: 21