Vận dụng phương pháp định lượng và định tính trong nghiên cứu: Từ hình thành ý tưởng đến phát hiện khoa học

- Tác giả: GS.TS. Nguyễn Hữu Minh (chủ biên)
- Năm xuất bản: 2022
- Số trang: 434
Nhằm đáp ứng nhu cầu tìm hiểu phương pháp nghiên cứu trong khoa học xã hội, năm 2022, Nhà xuất bản Khoa học xã hội xuất bản cuốn sách với nhan đề “Vận dụng phương pháp định lượng và định tính trong nghiên cứu: Từ hình thành ý tưởng đến phát hiện khoa học” do GS.TS. Nguyễn Hữu Minh làm chủ biên. Nội dung chính của cuốn sách là cung cấp cơ sở lý thuyết và các kỹ thuật vận dụng phương pháp định lượng và định tính trong quá trình nghiên cứu, từ việc xây dựng ý tưởng nghiên cứu đến việc thu thập và phân tích thông tin nhằm có được những phát hiện mới về mặt khoa học. Cuốn sách là sản phẩm chắt lọc kinh nghiệm từ nhiều năm nghiên cứu khoa học xã hội và giảng dạy về phương pháp nghiên cứu của các tác giả. Nhiều ví dụ được trình bày nhằm minh họa cho việc vận dụng lý thuyết và kỹ thuật phân tích định lượng và định tính.
Ngoài phần Lời nói đầu, cuốn sách được kết cấu thành 4 phần chính:
Phần I. Bản chất và đặc trưng của phương pháp nghiên cứu định tính
Phần này, nhóm tác giả làm rõ bản chất của nghiên cứu định tính và định lượng thông qua một số tiêu chí sau: (i) Khái niệm; (ii) Các mối quan tâm của nghiên cứu định tính/định lượng; (iii) Một số phương pháp thu thập thông tin cơ bản; (iv) Một số hạn chế của nghiên cứu; (v) Một số lỗi thường gặp. Trên cơ sở đó, nhận diện sự khác biệt chủ yếu giữa nghiên cứu định lượng và định tính; đề xuất phương thức lựa chọn phương pháp nghiên cứu phù hợp và sự kết hợp giữa hai phương pháp nghiên cứu trên. Nhóm tác giả khẳng định, mỗi loại phương pháp có thế mạnh riêng và những hạn chế nhất định. Trong thực tế, nhà nghiên cứu cần phải căn cứ vào mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu và thế mạnh của các nhân đề lựa chọn loại hình phương pháp phù hợp để từ đó đạt được kết quả nghiên cứu tốt nhất.
Phần II. Thiết kế nghiên cứu định lượng và định tính
Tập trung trình bày mục đích và đặc điểm một số loại thiết kế nghiên cứu: (i) Thiết kế mô tả; (ii) Thiết kế nhân quả; (iii) Thiết kế khám phá/thăm dò; (iv) Thiết kế lịch sử; (v) Thiết kế so sánh theo không gian và theo thời gian; (vi) Thiết kế phân tích siêu dữ liệu; (vii) Thiết kế nghiên cứu hành động; (viii) Thiết kế nghiên cứu thực nghiệm. Nhóm tác giả cho rằng, đối với nhà nghiên cứu lành nghề, ý tưởng nghiên cứu có thể đến một cách tự nhiên và để có một ý tưởng hoàn chỉnh cần trải qua nhiều bước khác nhau trước khi đưa ra các câu hỏi nghiên cứu. Về bản chất, câu hỏi nghiên cứu la fnooij dung cơ bản của nghiên cứu được cụ thể hóa dưới dạng câu hỏi. Câu hỏi nghiên cứu khác với câu hỏi thông thường ở chỗ nó đòi hỏi câu trả lời phải có đầy đủ các bằng chứng khoa học và phải thông qua một quá trình nghiên cứu. Câu hỏi nghiên cứu phản ánh mối quan tâm của nhà nghiên cứu. Chúng làm nên nội dung nghiên cứu của đề tài
Phần III. Thu thập thông tin định lượng và định tính
Để có thể thu thập thông tin một cách đầy đủ, toàn diện và chính xác, đặc biệt đảm bảo tính khách quan cho hoạt động nghiên cứu, nhóm tác giả tập trung phân tích và hướng dẫn người nghiên cứu các cách thức thu thập thông tin: (i) Thu thập thông tin thứ cấp; (ii) Thu thập thông tin qua bảng hỏi; (iii) Thu thập thông tin định tính. Trong giai đoạn thực hành nghiên cứu xã hội tại thức địa, nhóm tác giả đưa ra một số lưu ý về đạo đức nghiên cứu trong tổ chức thu thập dữ liệu, trong đó có vấn đề bảo mật dữ liệu thu thập được.
Phần IV. Phân tích thông tin định lượng và định tính
Về phân tích thông tin định lượng, nhóm tác giả đưa ra một số khái niệm cơ bản và hướng dẫn cách so sánh trung bình hai mẫu độc lập và so sánh trung bình nhiều mẫu. Việc so sánh sự khác biệt giữa các nhóm khác nhau giúp làm rõ hiện trạng của vấn đề nghiên cứu; Hướng dẫn một số phương pháp phân tích như: Phân tích tương quan, phân tích hồi quy tuyến tính, phân tích hồi quy tuyến tính đơn biến, phân tích hồi quy tuyến tính đa biến. Trong quá trình phân tích thông tin định lượng, người nghiên cứu cần lưu ý một số điểm sau: thứ nhất, sử dụng thông tin định lượng trong nghiên cứu xã hội không thể tách rời toàn bộ quá trình nghiên cứu đinh lượng; thứ hai, sử dụng thông tin định lượng phải dựa trên khung lý thuyết và các giả thuyết; thứ ba, sử dụng thông tin định lượng cần bắt đầu bằng việc xử lý/ đánh giá mức độ nhất quán, độ tin cậy và tính có hiệu lực của thông tin…
Về phân tích định tính, nhóm tác giả đưa ra một số khái niệm cơ bản và chỉ ra cách xử lý thông tin khi có nguồn dữ liệu đầu vào như tài liệu ghi chép, băng ghi âm, tranh ảnh và hiện vật. Điểm nhấn của phần này là làm rõ các bước trong quá trình phân tích tư liệu văn bản: (i) Phân tích trên thực địa và quản lý dữ liệu; (ii) Mã hóa và ghi nhớ, việc này nhằm rút gọn dữ liệu để có thể dễ dàng phân tích chứ không được làm cho dữ liệu trở nên kềnh càng hơn; (iii) Tìm kiếm mô hình; (iv) Trình bày dữ liệu, rút ra kết luận và kiểm tra.
Xin trân trọng giới thiệu!
Ngô Thị Nhung
 

Thông báo

Thư viện

- Tác giả: Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa - Nhà xuất bản: Thanh Hóa – 2020 - Số trang: 212 tr - Khổ sách: 21 x 29,7cm
- Tác giả:  GS.TS. Nguyễn Hữu Minh PGS.TS. Phan Thị Mai Hương PGS.TS. Vũ Thị Thanh Hương PGS.TS. Vũ Mạnh Lợi - Năm xuất bản: ...
- Tác giả: Paul Ory - Người dịch: Phạm Văn Tuân - Nhà xb: Dân Trí, 2019 - Khổ: 14 x 20,5 - Số trang: 164tr
- Tác giả :TS.Trần Thị Phương Hoa (Chủ biên), Viện sử học - Năm xuất bản: 2023 - Số trang: 432tr  
- Tác giả: Viện KHXH vùng Nam Bộ - Năm xuất bản: 2023 - Nhà xb:Lao Động - Số trang: 500  
- Tác giả : TS. Lý Hoàng Mai (Chủ biên)​ - Năm xuất bản: 2022 - Số trang: 244
NXB Tổng hợp TPHCM vừa ra mắt trọn bộ 2 quyển sách Khảo cổ học Đồng bằng sông Mê Kông - Tập II: Văn minh vật chất Óc Eo của tác giả Louis Malleret do...
- Tác giả: Phạm Văn Kỉnh - Nhà xb: Văn hóa dân tộc - Năm xb: 2024 - Số trang: 302tr

Tạp chí

Huyện Hoàng Su Phì và Xín Mần nằm ở phía tây tỉnh Hà Giang, cách thành phố Hà Giang 100 - 150 km về phía tây; phía bắc giáp tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, phía tây giáp tỉnh Lào Cai, phía đông giáp huyện Vị Xuyên và huyện Bắc Quang, phía nam giáp huyện Quang Bình.
QUY ĐỊNH GỬI BÀI CHO TẠP CHÍ KHẢO CỔ HỌC    

Tin tức khác


61 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội

+8424 38255449
Copyright © 2016 by khaocohoc.gov.vn.
Thiết kế bởi VINNO
Tổng số lượt truy cập: 9017573
Số người đang online: 15