Trống đồng Đông Nam Á
Jacques de Guerny giới thiệu cho chúng ta không chỉ trống đồng Việt Nam, Hoa Nam (Trung Quốc) mà cả một thế giới trống đồng Đông Nam Á: Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia, Malaysia, Indonesia. Công trình dẫn dắt người ta từ quê hương của trống đồng là tam giác Việt Nam - Vân Nam - Quảng Tây từ thiên niên kỷ thứ nhất, sau đó phát triển ra Myanmar, Thái Lan và các quốc gia hải đảo.
Công trình cũng giới thiệu kỹ thuật đúc trống đồng, ý nghĩa của các họa tiết trên mặt trống, phong tục gõ trống đồng. Trống đồng không chỉ gõ như trống da, mà nó còn được gõ theo kiểu giả lên mặt trống, được đeo lên người mà gõ (trống nhỏ). Trống được sử dụng để báo hiệu, để gõ trong các lễ hội, được dùng trong các nghi lễ thờ thần, trong ma chay, dùng trong nhạc lễ cung đình, và nhất là được dùng trong chiến trận. Trên mặt trống đồng còn ghi khá rõ các phong tục dùng trống.
Việt Nam là cái nôi của trống đồng. Từ khi Viện Viễn Đông Bác Cổ phát hiện cái trống đầu tiên ở Thanh Hóa, đến nay người ta đã sưu tập được trên 600 cái trống lớn nhỏ. Trống đồng Việt Nam phần nhiều thuộc loại một, to lớn, tinh xảo. Ở Bắc Ninh vài chục năm trước đây người ta còn đào được một cái khuôn gốm đúc trống đồng. Sử sách còn ghi lại tướng nhà Hán, nhà Minh (Trung Quốc) từng thu hàng chục trống đồng để nấu ra lấy đồng; hoặc trống đồng từng là cống vật cho các triều đình Trung Quốc. Sứ thần nhà Nguyên từng viết về uy lực của âm vang trống đồng sau khi thất trận ở Đại Việt: "Kim qua ảnh lý đan tâm khổ/ Ðồng cổ thanh trung bạch phát kim" (Lờ mờ giáo sắt, lòng kinh khiếp/ Ầm ầm tiếng trống, tóc bạc phơ).
Jacques de Guerny không phải là nhà sử học, ông là một doanh nhân người Pháp, một giáo sư về kinh tế học, nhưng yêu thích trống đồng, ông bỏ nhiều thì giờ, công sức để nghiên cứu các tài liệu về trống đồng, đi hầu khắp các nước, các bảo tàng có lưu giữ trống đồng, nhờ thế ông có một kiến thức vững chắc, sâu rộng và có hệ thống về trống đồng Đông Nam Á. Công trình viết bằng tiếng Pháp được dịch giả Đào Tuyết Nga dịch một cách nghiêm túc, thú vị, mà thanh thoát.
Xin trân trọng giới thiệu!
Nguồn: https://thethaovanhoa.vn/
Công trình cũng giới thiệu kỹ thuật đúc trống đồng, ý nghĩa của các họa tiết trên mặt trống, phong tục gõ trống đồng. Trống đồng không chỉ gõ như trống da, mà nó còn được gõ theo kiểu giả lên mặt trống, được đeo lên người mà gõ (trống nhỏ). Trống được sử dụng để báo hiệu, để gõ trong các lễ hội, được dùng trong các nghi lễ thờ thần, trong ma chay, dùng trong nhạc lễ cung đình, và nhất là được dùng trong chiến trận. Trên mặt trống đồng còn ghi khá rõ các phong tục dùng trống.
Việt Nam là cái nôi của trống đồng. Từ khi Viện Viễn Đông Bác Cổ phát hiện cái trống đầu tiên ở Thanh Hóa, đến nay người ta đã sưu tập được trên 600 cái trống lớn nhỏ. Trống đồng Việt Nam phần nhiều thuộc loại một, to lớn, tinh xảo. Ở Bắc Ninh vài chục năm trước đây người ta còn đào được một cái khuôn gốm đúc trống đồng. Sử sách còn ghi lại tướng nhà Hán, nhà Minh (Trung Quốc) từng thu hàng chục trống đồng để nấu ra lấy đồng; hoặc trống đồng từng là cống vật cho các triều đình Trung Quốc. Sứ thần nhà Nguyên từng viết về uy lực của âm vang trống đồng sau khi thất trận ở Đại Việt: "Kim qua ảnh lý đan tâm khổ/ Ðồng cổ thanh trung bạch phát kim" (Lờ mờ giáo sắt, lòng kinh khiếp/ Ầm ầm tiếng trống, tóc bạc phơ).
Jacques de Guerny không phải là nhà sử học, ông là một doanh nhân người Pháp, một giáo sư về kinh tế học, nhưng yêu thích trống đồng, ông bỏ nhiều thì giờ, công sức để nghiên cứu các tài liệu về trống đồng, đi hầu khắp các nước, các bảo tàng có lưu giữ trống đồng, nhờ thế ông có một kiến thức vững chắc, sâu rộng và có hệ thống về trống đồng Đông Nam Á. Công trình viết bằng tiếng Pháp được dịch giả Đào Tuyết Nga dịch một cách nghiêm túc, thú vị, mà thanh thoát.
Xin trân trọng giới thiệu!
Nguồn: https://thethaovanhoa.vn/
Thông báo
Thứ tư, 12 Tháng 6 2024- 09:59
Thứ bảy, 27 Tháng 5 2023- 14:12
Thứ hai, 06 Tháng 6 2022- 10:10
Thứ tư, 23 Tháng 3 2022- 14:57
Thứ ba, 07 Tháng 9 2021- 16:38
Thư viện
- Tác giả: Viện Khảo cổ học
- Nhà xb: Khoa học xã hội - 2024
- Số trang: 1358tr
- Khổ: 19x27cm
- Tác giả: Trương Khởi Chi (Chủ biên)
- Nhà xuất bản: Đại học Quốc gia Hà Nội
- Năm xb: 2021
- Khổ sách: 16 x 24
- Số trang: 661 trang
- Tác giả: Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa
- Nhà xuất bản: Thanh Hóa – 2020
- Số trang: 212 tr
- Khổ sách: 21 x 29,7cm
- Tác giả:
GS.TS. Nguyễn Hữu Minh
PGS.TS. Phan Thị Mai Hương
PGS.TS. Vũ Thị Thanh Hương
PGS.TS. Vũ Mạnh Lợi
- Năm xuất bản: ...
- Tác giả: Paul Ory
- Người dịch: Phạm Văn Tuân
- Nhà xb: Dân Trí, 2019
- Khổ: 14 x 20,5
- Số trang: 164tr
- Tác giả :TS.Trần Thị Phương Hoa (Chủ biên), Viện sử học
- Năm xuất bản: 2023
- Số trang: 432tr
- Tác giả: Viện KHXH vùng Nam Bộ
- Năm xuất bản: 2023
- Nhà xb:Lao Động
- Số trang: 500
- Tác giả : TS. Lý Hoàng Mai (Chủ biên)
- Năm xuất bản: 2022
- Số trang: 244
Tạp chí
Phần 3: KCH sơ sử và nhà nước sớm
Khảo cổ học số 2/2024
Khảo cổ học số 1/2024
Khảo cổ học số 1/2024
Huyện Hoàng Su Phì và Xín Mần nằm ở phía tây tỉnh Hà Giang, cách thành phố Hà Giang 100 - 150 km về phía tây; phía bắc giáp tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, phía tây giáp tỉnh Lào Cai, phía đông giáp huyện Vị Xuyên và huyện Bắc Quang, phía nam giáp huyện Quang Bình.
Phần 2: Khảo cổ học Tiền sử
Phần 1: Vấn đề chung
Tin tức khác
02 Th12 2024 10:35
25 Th11 2024 16:02
07 Th11 2024 10:48
06 Th11 2024 16:08
06 Th11 2024 16:04
04 Th11 2024 11:04
Copyright © 2016 by khaocohoc.gov.vn.
Thiết kế bởi VINNO
Tổng số lượt truy cập: 9178973
Số người đang online: 16