Tìm kiếm

29 Tháng 5 2016 22:45

Mặt bằng di tích thời Trần tại Bến Lăn (Lục Yên – Yên Bái)

Nằm trong chương trình hợp tác nghiên cứu các mô hình kiến trúc giữa Nhật Bản và Trung tâm Nghiên cứu Kinh thành. Tháng 2 năm 2011, chúng tôi đã có dịp lên khảo sát thực địa di tích Bến Lăn, xem xét các vết tích kiến trúc được bảo tồn hiện trạng, tham khảo tư liệu các kết quả nghiên cứu khảo cổ học của di tích.

Đọc thêm...

29 Tháng 5 2016 22:43

Mô hình nhà thời Trần ở Bảo tàng Thái Bình

Cho đến hiện nay, các mô hình nhà thời Trần mới được phát hiện và nghiên cứu ở hai tỉnh Nam Định và Thái Bình. Đây là những tư liệu quý để tìm hiểu về kiến trúc thời kỳ này trong điều kiện các dấu tích kiến trúc đều đã bị phá hủy hoàn toàn, có chăng còn lại các phát hiện của khảo cổ học về dấu tích nền móng của các công trình. Do vậy, việc trưng bày, tuyên truyền rộng rãi giá trị của các mô hình nhà trên đây có ý nghĩa lớn không chỉ với các nhà nghiên cứu mà còn đánh thức niềm tự hào của người dân về một thời kỳ hào hùng của dân tộc.

Đọc thêm...

29 Tháng 5 2016 22:43

Về những bàn đập gốm phát hiện trong các di chỉ khảo cổ ở Việt Nam

Bàn đập gốm là loại hình công cụ sản xuất trong nghề làm gốm thủ công thời tiền sử. Cho đến nay, số lượng di vật này phát hiện được không nhiều trong các di chỉ Mán Bạc (Ninh Bình), Cồn Chân Tiên (Thanh Hóa), Phù Mỹ (Lâm Đồng), Rạch Bà Giá, Rạch Lá, Suối Linh (Đồng Nai). Sau đây miêu tả bàn đập ở ba di chỉ tiêu biểu.

Đọc thêm...

29 Tháng 5 2016 22:42

Đôi nét về hệ thống văn hóa biển Việt Nam từ thời Tiền sử đến Lịch sử

Việt Nam là một quốc gia Biển. Việt Nam có đường bờ biển dài nhất trong số 10 quốc gia bao quanh biển Đông (3260km), có tới trên 3000 đảo lớn nhỏ, có diện tích và chủ quyền biển đảo lớn gấp nhiều lần trên đất liền. Bên cạnh đất liền, Biển đảo là đặc trưng ĐỊA - VĂN HÓA, nổi bật của Văn hóa và Văn minh Việt Nam. Biển Đông có tuổi 30 triệu - 17 triệu năm. Trong kỷ Đệ Tứ có nhiều đợt biển tiến biển thoái. Biển tiến Holocene bắt đầu từ 7000BP là một trong những tác nhân môi trường sinh thái hình thành hệ thống văn hóa Biển Việt Nam.

Đọc thêm...

29 Tháng 5 2016 22:41

Khảo sát về những mô hình chuyển động thời Tiền sử ở Việt Nam

Giới thiệu và bối cảnh Chúng ta đều nhất trí rằng trong nghiên cứu xương học thì xương là "nguyên liệu động năng tác động với điểm nhấn đặt trên nó bởi lực nâng cơ học" (Hamill và Knutzen, 1995; Weiss, 2010).

Đọc thêm...

29 Tháng 5 2016 22:40

Về loại ngói bờ dải gắn trên góc đao kiến trúc thời Trần - Hồ

Bài viết này xin trình bày về một loại ngói thời Trần - Hồ, mà theo nhận thức của tác giả gọi là: ngói bờ dải gắn trên góc đao kiến trúc. Về cơ bản, loại ngói này có hình dáng và cấu tạo tương tự như ngói dương lợp diềm mái, gồm 2 bộ phận: thân ngói và đầu ngói, nhưng có kích thước lớn hơn. Điều đặc biệt là phía dưới đầu ngói thường để lại phần khuyết hình tam giác cân.

Đọc thêm...

29 Tháng 5 2016 22:39

Khảo cổ học dưới nước - Một số kinh nghiệm từ Hàn Quốc

Trong đợt công tác mới đây tại Viện nghên cứu di sản văn hóa biển Quốc gia Hàn Quốc tôi được tiếp xúc với Trung tâm Khảo cổ học dưới nước và trực tiếp tham gia hai cuộc hai quật Khảo cổ học dưới nước của bạn. Có thể nói Hàn Quốc giờ đây là một cường quốc trong lĩnh vực này song cách đây vài ba chục năm họ cũng ở trong điều kiện, hoàn cảnh và xuất phát điểm tương đồng với Việt Nam của chúng ta, vì vậy trong bài thông báo nhỏ này tôi muốn nêu lên một số kinh nghiệm về mô hình xây dựng Trung tâm Khảo cổ học dưới nước và đặc biệt là phương pháp khai quật khảo cổ học dưới nước của bạn để tham khảo và có thể ngiên cứu áp dụng trong việc xây dựng chuyên nghành Khảo cổ học dưới nước của chúng ta.

Đọc thêm...

29 Tháng 5 2016 22:38

Di tích kiến trúc thời Lê tại phía đông khu A (khu di tích khảo cổ học 18 Hoàng Diệu)

Trong năm 2013, Viện Khảo cổ học phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long – Hà Nội tiếp tục tiến hành công tác khai quật, nghiên cứu khảo cổ học tại trục trung tâm Hoàng thành Thăng Long. Kết quả mới nhất: đã xác định được không gian của trục trung tâm Cấm thành Thăng Long thời Lê kéo dài từ cửa Đoan Môn vào đến thềm rồng của nền điện Kính Thiên. Tại khu A (khu di tích khảo cổ học 18 Hoàng Diệu) đã xác định được 1 di tích kiến trúc thời Lê còn khá rõ mặt bằng với các móng trụ và nền đất đắp.

Đọc thêm...

29 Tháng 5 2016 22:38

Di chỉ khảo cổ học Dương Xá với tiến trình phát triển từ văn hóa Gò Mun lên văn hóa Đông Sơn

Di chỉ Dương Xá thuộc thôn Dương Đình, xã Dương Xá, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. Di chỉ được phát hiện một cách ngẫu nhiên từ những năm 80 của thế kỷ trước, trong quá trình cải tạo và quy hoạch đất đai, nhân dân địa phương phát hiện những ngôi mộ gạch và những đồ đồng, đồ gốm mang phong cách Đông Sơn.

Đọc thêm...

29 Tháng 5 2016 22:36

Kỹ thuật đắp tường thành Đại La thời Lý-Trần qua nghiên cứu hố khai quật tại Đào Tấn

Tại nút Đào Tấn đầu năm 2013 Viện Khảo cổ học đã khai quật 6 hố với tổng diện tích 600m2. Các di tích xuất lộ trong các hố H1, H2, H3 và H6 cho thấy kỹ thuật đắp La Thành thời Lý và thời Trần góp phần củng cố thêm những nghiên cứu từ trước đến nay về vòng thành này.

Đọc thêm...

Trang


61 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội

+8424 38255449
Copyright © 2016 by khaocohoc.gov.vn.
Thiết kế bởi VINNO
Tổng số lượt truy cập: 9637495
Số người đang online: 21