Thành cổ Chămpa - những dấu ấn của thời gian

Thành cổ Chămpa - những dấu ấn của thời gian

 

 

Như các quốc gia cổ khác trong khu vực Đông Nam Á, có thể nói, lịch sử gần hai chục thế kỷ của vương quốc Chămpa là lịch sử hình thành và phát triển liên tục của các đô thị. Không phải ngẫu nhiên mà cái tên đầy đủ của Chăm pa (Chămpapura) có nghĩa là “thành thị Chămpa” mà người Trung Quốc và người Việt thường gọi là Chiêm Thành, theo các nhà nghiên cứu vương quốc Chămpa được hình thành trên cơ sở liên hiệp của các “tiểu quốc” theo cấu trúc Mandala. Mà, mỗi thành viên của Mandala đều có đô thành riêng của mình. Vì vậy, dấu tích mà các đô thị cổ Chămpa để lại cho chúng ta hôm nay không phải là ít.

Là một nhà khoa học, một người đã nghiên cứu lịch sử và văn hóa Chămpa trong nhiều năm, tác giả Ngô Văn Doanh muốn giới thiệu đến bạn đọc công trình Thành cổ Chămpa - những dấu ấn của thời gian, thông qua cuốn sách tác giả muốn trình bày một cách tương đối và đầy đủ và có hệ thống về những dấu tích và hiện trạng của các tòa thành cổ Chămpa cũng như những di sản vật chất và tinh thần mà những tòa thành này để lại

 

Các di tích thành cổ không chỉ có ý nghĩa đối với việc tìm hiểu lịch sử và văn hóa của vương quốc cổ Chămpa, mà còn là những di tích kiến trúc dân sự quan trọng mà người Chăm xưa đã để lại cho chúng ta hôm nay. Bên cạnh và cùng với các đền tháp, các tòa thành cổ là những chứng nhân thầm lặng, trung thực và cô đúc cho lịch sử và văn hóa của vương quốc Chămpa.

Để thuận tiện cho bạn đọc theo dõi, tác giả phân cuốn sách thành hai phần: phần viết và giới thiệu về các quốc đô và phần viết, giới thiệu về các đô thị cấp vùng miền.

 - Nxb: Thế giới

- Khổ: 14x20,5

- Số trang:317 trang

Xin trân trọng giới thiệu!

Ngô Thị Nhung

 
 
 
Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Thông báo

Thư viện

- Tác giả: Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa - Nhà xuất bản: Thanh Hóa – 2020 - Số trang: 212 tr - Khổ sách: 21 x 29,7cm
- Tác giả:  GS.TS. Nguyễn Hữu Minh PGS.TS. Phan Thị Mai Hương PGS.TS. Vũ Thị Thanh Hương PGS.TS. Vũ Mạnh Lợi - Năm xuất bản: ...
- Tác giả: Paul Ory - Người dịch: Phạm Văn Tuân - Nhà xb: Dân Trí, 2019 - Khổ: 14 x 20,5 - Số trang: 164tr
- Tác giả :TS.Trần Thị Phương Hoa (Chủ biên), Viện sử học - Năm xuất bản: 2023 - Số trang: 432tr  
- Tác giả: Viện KHXH vùng Nam Bộ - Năm xuất bản: 2023 - Nhà xb:Lao Động - Số trang: 500  
- Tác giả : TS. Lý Hoàng Mai (Chủ biên)​ - Năm xuất bản: 2022 - Số trang: 244
NXB Tổng hợp TPHCM vừa ra mắt trọn bộ 2 quyển sách Khảo cổ học Đồng bằng sông Mê Kông - Tập II: Văn minh vật chất Óc Eo của tác giả Louis Malleret do...
- Tác giả: Phạm Văn Kỉnh - Nhà xb: Văn hóa dân tộc - Năm xb: 2024 - Số trang: 302tr

Tạp chí

Huyện Hoàng Su Phì và Xín Mần nằm ở phía tây tỉnh Hà Giang, cách thành phố Hà Giang 100 - 150 km về phía tây; phía bắc giáp tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, phía tây giáp tỉnh Lào Cai, phía đông giáp huyện Vị Xuyên và huyện Bắc Quang, phía nam giáp huyện Quang Bình.
QUY ĐỊNH GỬI BÀI CHO TẠP CHÍ KHẢO CỔ HỌC    

Tin tức khác


61 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội

+8424 38255449
Copyright © 2016 by khaocohoc.gov.vn.
Thiết kế bởi VINNO
Tổng số lượt truy cập: 9027119
Số người đang online: 27