Tạp chí Khảo cổ học số 4 - 2016

bia_14_so_4-_2016_copy.jpg
MỤC LỤC
STT   Tr
1
 
 
 
 
Có hay không lớp văn hóa Phùng Nguyên ở di chỉ Đình Tràng (Hà Nội)
LẠI VĂN TỚI
“Di chỉ Đình Tràng (thôn Đình Tràng, xã Dục Tú, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội), Di chỉ được phát hiện năm 1969 và khai quật 8 lần với tổng diện tích là 776,25m2.
Từ cuộc khai quật lần thứ tư (1998), các nhà khảo cổ học đã nhận ra sự tồn tại rõ ràng của lớp văn hoá Phùng Nguyên dày 60cm. Đặc trưng của lớp văn hoá Phùng Nguyên ở Đình Tràng là nằm trên lớp sinh thổ màu vàng có bề mặt lồi mõm, đất trong tầng văn hoá màu nâu sẫm, tơi xốp chứa di tích mộ táng và bếp lửa. Di vật gồm đồ đá, đồ gốm, một vài di vật và vết tích đồ đồng.
Căn cứ vào cấu tạo địa tầng, diễn biến của hệ thống di tích, di vật,  cho đến nay, các nhà khảo cổ học đã xác định di chỉ Đình Tràng có 4 lớp văn hoá phát triển liên tục từ giai đoạn văn hoá Phùng Nguyên, qua giai đoạn văn hoá Đồng Đậu, Gò Mun đến giai đoạn văn hoá Đông Sơn. Quá trình phát triển này diễn ra khoảng 1.500 - 2.000 năm trước Công nguyên đến một hai thế kỷ trước sau Công Nguyên”.
3
2 Văn hóa Phùng Nguyên - tầm tỏa rộng
HOÀNG XUÂN CHINH
“Cho đến nay đã có khoảng 70 di tích văn hóa Phùng Nguyên được phát hiện. Hầu hết các nhà khảo cổ học đều thống nhất cho rằng, các di tích văn hóa Phùng Nguyên phân bố chủ yếu tại các tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội và Bắc Ninh. Đây là vùng đất chuyển tiếp từ trung du xuống đồng bằng châu thổ sông Hồng. Có thể nói, vùng trung du và đồng bằng cao châu thổ sông Hồng là địa bàn gốc của cư dân văn hóa Phùng Nguyên.
Vết tích văn hóa Phùng Nguyên - qua đồ đá và đồ gốm - còn tỏa rộng ra các vùng xung quanh địa bàn gốc. Từ trung tâm văn hóa Phùng Nguyên ở trung du đồng bằng châu thổ sông Hồng đã lan tỏa ra khắp Bắc Bộ, từ vùng núi xuống vùng ven biển và vào tận Bắc Trung Bộ. Sự lan tỏa của văn hóa Phùng Nguyên  ra các vùng với các mức độ khác nhau, trong đó, cường độ lớn nhất, rõ ràng nhất là lan tỏa ra hướng đông và hướng nam làm cho các di tích, các nhóm di tích ở các khu vực đó có nhiều nét gần gũi với văn hóa Phùng Nguyên, thậm chí có nhóm còn được xem là loại hình địa phương của văn hóa Phùng Nguyên.
Có thể thấy sức sống mạnh mẽ của văn hóa Phùng Nguyên qua mức độ ảnh hưởng cũng như mối giao lưu văn hóa giữa văn hóa này với các văn hóa cùng thời là rất mạnh mẽ, phong phú và phức tạp, trong đó bao gồmg các hoạt động trao đổi sản phẩm, kỹ thuật và cũng có thể là sự chuyển cư, phát tán của một bộ phận nhỏ cư dân văn hóa Phùng Nguyên ra các vùng xung quanh”.
 
117
3 Kiến trúc trường tồn, thể chế bền lâu: lao động, đô thị hóa, hình thái nhà nước sớm ở Bắc Việt Nam và xa hơn
NAM C. KIM
“Tường thành Cổ Loa vẫn sừng sững như một bằng chứng lặng lẽ cho quyền lực của một xã hội phân tầng tồn tại trong các thế kỷ cuối cùng trước Công nguyên của châu thổ sông Hồng. Với việc xây dựng thành lũy này trong thế kỷ III BC, những người sáng lập chính thể này đã sở hữu quyền lực chính trị tập trung theo một trật tự chưa từng thấy trong vùng. Với quy mô xây dựng đồ sộ, Cổ Loa là một mẫu hình đặc biệt mang tính lịch sử và địa phương về đô thị hóa và quyền lực chính trị ra đời trong những thế kỷ trước khi các chính thể đô thị hóa được ghi chép về mặt lịch sử mang tính kinh điển của Đông Nam Á.
Cổ Loa vì vậy cho thấy những biểu hiện bên ngoài của một xã hội cấp nhà nước sớm, một xã hội mà được ghi dấu bởi sự lâu bền của quyền lực tập trung và kiểm soát về chính trị, một kết cấu chính trị xã hội đa thế hệ tiềm ẩn các xung đột và chiến tranh. Việc xây dựng kiến trúc hoành tráng của trung tâm đô thị có lẽ đòi hỏi một mức độ nào đó việc sử dụng lao động khổ sai (ép buộc) cũng như chứng tỏ sức mạnh của cải vật chất mà người nắm quyền lực sở hữu. Nói chung, việc xây dựng của một địa điểm đô thị cho thấy một cơ cấu chính trị phân tầng mà những người cầm quyền phải có được một lực lượng quân sự để giành được và duy trì trật tự của nó”.
 
225
4 Khai quật lần thứ hai di tích chùa Lang Đạo (Tuyên Quang)
TRẦN ANH DŨNG
“Di tích chùa cổ Lang Đạo thuộc thôn Tân Hồng, xã Tú Thịnh, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. Cuộc khai quật chữa cháy lần thứ nhất tại khu di tích kiến trúc này đã được tiến hành vào năm 2012. Đợt khai quật lần thứ hai được tiến hành trong năm 2015 đã có thêm những phát hiện và nhận thức mới về khu di tích này. Kết quả khai quật đã làm xuất lộ 3 nền kiến trúc, các móng trụ kiến trúc, sân lát gạch cùng nhiều vật liệu kiến trúc và di vật. Niên đại của 3 kiến trúc ở di tích chùa Lang Đạo thuộc thời Trần nhưng cũng có một số thành phần kiến trúc được xây thêm vào thời Lê sơ.
Tuy nhiên, qua 2 đợt khai quật, vẫn còn có những điều chúng ta chưa biết như phạm vi và diện tích của các kiến trúc 2, 3; hệ thống móng trụ trong kiến trúc 3, phạm vi của sân lát gạch hoa chanh… cùng các mối quan hệ của các thành phần kiến trúc. Chùa Lang Đạo, có hay không có tam quan và các kiến trúc phụ khác như hành lang, nhà ở cho sư và Phật tử…? Điều đó đòi hỏi chúng ta tiếp tục mở rộng khai quật di tích này để tìm hiểu đầy đủ hơn về quy mô, bố cục của tổng thể di tích”.
 
372
5 Vài nét về hai ngôi chùa nội công ngoại quốc tại huyện Đan Phượng, Hà Nội
NGUYỄN THẮNG
 
689
6 Ngọc tỷ ấn vương triều Nguyễn
NGUYỄN ĐÌNH CHIẾN
 
895
 
 
CONTENTS
 
No   Page
1 ABOUT THE PHÙNG NGUYÊN - CULTURE LAYER                                 AT THE ĐÌNH TRÀNG SITE (HÀ NỘI)
LẠI VĂN TỚI
The Đình Tràng site (Đình Tràng hamlet, Dục Tú commune, Đông Anh district, Hà Nội city)  was discovered in 1969 and excavated 8 times with the total area of 776.25m2.
From the fourth excavation (1998), the archaeologists identified the clear existence of the Phùng Nguyên-culture layer that is 60cm thick. The characterictics of this layer at the Đình Tràng site are its location on the yellow sterile layer with a convexo-concave surface; the soil in the cultural layer is dark brown and friable with traces of burials and firing places. The found artifacts include stone tools, ceramics, some other artifacts and traces of bronze ones.
Based on the stratigraphical composition and the system of the sites and artifacts to date, the arhaeologists have identified that the Đình Tràng site exhibit 4 cultural layers which developed uninterruptedly form the Phùng Nguyên-culture period, through the periods of the Đồng Đậu, Gò Mun cultures to the Đông Sơn-culture period. This development happened from around 1,500 BC- 2,000 BC to one or two centuries BC and AD.
 
3
2 PHÙNG NGUYÊN CULTURE - WIDESPREAD SCOPE
HOÀNG XUÂN CHINH
To date, about 70 sites from the Phùng Nguyên culture have been found. Most of the archaeologists all agree that the Phùng Nguyên-culture sites are all located in the provinces of Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội and Bắc Ninh. These are transition lands from midland to the delta of the Hồng River, which were the original location of the Phùng Nguyên-culture inhabitants.
The vestiges of the Phùng Nguyên culture - through the stone and bronze artifacts - were also widespread in the vicinity of the original location. From the centre of the Phùng Nguyên culture in the midland and the delta of the Hồng River, the Phùng Nguyên culture was spread to all over northern Việt Nam, from the mountainous to the coastal area and even to the northern part of central Việt Nam. The spread of the Phùng Nguyên culture to other areas at various levels, in which the greatest and clearest intensity was the spread towards the east and the south, and made the sites and site groups in those areas share many similar features to the Phùng Nguyên culture, some of the groups are even considered to be the local type of this culture.
The vitality of the Phùng Nguyên culture through the influence and the cross -cultural contacts between this culture and the other contemporary cultures is actually very strong, rich and complicated, which include the exchange of products, technology and possibly the migration
 
617
3 Lasting Monuments and Durable Institutions:                                                 Labor, Urbanism, and Statehood in Northern VIỆT NAM AND BEYOND
NAM C. KIM
Archaeological research on monumentality, early urbanism, and emergent statehood in Southeast Asia and Vietnam has grown dramatically in recent years, and our understanding of social evolution in Southeast Asia has moved beyond traditional models of Sinicization and Indianization. Although many researchers recognize the significance of the historic and classical states of the first and second millennia AD, the seeds of statehood and urbanism can be seen in a moated settlement pattern during the first millennium BC. The largest in this category of Iron Age settlements, the heavily fortified Co Loa site in Vietnam’s Red River Valley, is emblematic of a tradition of settlements marked by earthworks and moat systems. The scale and extent of Co Loa’s massive earthen rampart system, involving a complex construction enterprise, reflect planning and implementation by a highly centralized, multigenerational, and institutionalized authority. Dating to the last centuries BC, Co Loa represents one of the earlier ancient state-level societies in Vietnam and the wider Southeast Asian region. Ultimately, the durability of Co Loa’s institutions of power and governance is suggested by the nature of its rampart system and construction process, and a package of variables contributed to emergent complexity. In particular, the presence of a monumental system of defensive works, combined with other archaeological markers for intraregional competition and violence, underscores the potential role of warfare and physical coercion in the course of political centralization.
 
225
4 SECOND EXCAVATION AT LANG ĐẠO PAGODA
(TUYÊN QUANG PROVINCE)
TRẦN ANH DŨNG
The ancient Lang Đạo pagoda is located at Tân Hồng hamlet, Tú Thịnh commune, Sơn Dương district, Tuyên Quang  province. The first emergency excavation at this site was conducted in 2012. The second excavation in 2015 resulted in more new discoveries and perception of this site. The excavation results include the findings of 3 architectural foundations, pillar bases, brick yard and many architectural materials and artifacts. These three architectural foundations are from the Trần period, but some other architectural components were additionally built in the early Lê period.
However, through the two excavations, there are many unsolved problems such as the scopes and areas of the second and third architectures; the system of pillar bases of the third architecture; the scope of the lemon-flower-shaped brick yard, etc., and the relations of the architectural components. Whether the Lang Đạo pagoda was composed three gates and other ancillary facilities such as lobby, accommodation for Buddhist priests and monks? We need to expand the excavation area of this site to continue research on the scale, overall outline of this site.
 
372
5 SOME FEATURES OF THE TWO PAGODAS
IN ĐAN PHƯỢNG DISTRICT, HÀ NỘI
NGUYỄN THẮNG
The paper refers to the two pagodas with the architectural plane in 工-shape (inside) and 口-shape (surrounding) in Đan Phượng district, Hà Nội city.
- The first pagoda is Đôi Hồi pagoda, which was built in the Trần period and extended and reconstructed for many times in the Lê Trung hưng period. However, the architecture and composition of the Buddhist altars nowadays exhibit the style of the nineteenth century and later. Apart from the system of worshipping statues, there are many other valuable ancient artifacts such as bronze bells, stone stelea, etc. The oldest stele was built in the Mạc period (1588); two other ones were built in the Lê Trung hưng period (1688 and 1704).
- The second pagoda is Hải Giác pagoda, which might have been built in the Lý period and experienced through many times of reconstruction. The present architecture and composition of the Buddhist altars exhibit the style of the Nguyễn period and later. In the pagoda, there are stone stelea built in the Lê Trung hưng period and a wooden cultic tablet from the seventeenth century.
 
389
6 ROYAL JADE SEALS FROM THE NGUYỄN PERIOD
NGUYỄN ĐÌNH CHIẾN
The royal jade seals from the Nguyễn dynasty were used by the Kings and his family, which were made of gold, silver, jade, etc.
The royal seals were sculptured and ground and made of various types of jade, but normally emerald, opal or aquamarine jade. The jade seals of the Nguyễn dynasty were mainly made from the Minh Mạng period to Tự Đức time. As they were made of rare and precious stones, they are much less in quantity than the ones made of metal.
The royal seals are the invaluable of Vietnamese nation. They serve as very important historical evidence for the Vietnamese history and culture. 
 
 
495
 
TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ
61- Phan chu trinh - Hà Nội
Tel: 04. 9330732, Fax: 04. 9331607
Email: tapchikhaoco@gmail.com
 
 

Thư viện

- Tác giả: George Soulie De Morant - Nxb: Mỹ Thuật - Năm xb: 2023 - Số trang: 381tr - Khổ: 16 x 24 cm - Bìa: bìa mềm
- Tác giả: Đỗ Trường Giang, Đổng Thành Danh, Bá Minh Truyền - Nxb: Thế Giới - Năm xb: 2021 - Số trang: 527tr - Khổ: 16 x 24 cm - Bìa: bìa mềm
- Tác giả: Viên Như - Nxb: Hồng Đức - Năm xb: 2022 - Số trang: 335tr - Khổ: 16 x 24 cm - Bìa: bìa mềm
- Tác giả: Vũ Huyễn Trang - Nxb: Thế giới - Năm xb: 2022 - Số trang: 266 - Khổ: 16 x 24 cm - Bìa: bìa mềm
- Tác giả: Marcel Bernanose - Nxb: Mỹ Thuật -Năm xb: 2023 - Số trang: 238 - Khổ: 16 x 24 cm - Bìa: bìa mềm
- Tác giả: Đại úy hải quân Francis Garnier, Nguyễn Minh dịch và chú giải - Nxb: Đại học Sư phạm - Năm xb: 2023 - Số trang: 848 - Khổ: 18.5 x 26.5...
- Tác giả: Trần Minh Nhựt - Nxb: Dân Trí -Năm xb: 2022 - Số trang: 261 - Khổ: 20.5 x 27.5 cm - Bìa: mềm
- Tác giả: Đinh Khắc Thuân - Nxb: Đại học Quốc gia Hà Nội - 2021 - Số trang: 752 tr - Khổ sách: 16x24tr - Hình thức bìa: cứng
- Tác giả: Nguyễn Tuấn Cường - Nxb: Khoa học xã hội - 2020 - Số trang: 522 tr - Khổ sách: 16x24tr

Tạp chí

Tin tức khác


61 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội

+8424 38255449
Copyright © 2016 by khaocohoc.gov.vn.
Thiết kế bởi VINNO
Tổng số lượt truy cập: 7582546
Số người đang online: 32