Tạp chí Khảo cổ học số 3 - 2016


bia_14_so_3_-_2016.jpg.ok.jpg Tạp chí Khảo cổ học số 3 – 2016
Dày 100 trang (cả bìa) – Khổ 19cm x 27cm
MỤC LỤC
STT   Tr
1
 
 
 
 
Bài phát biểu của Chủ tịch Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại buổi thăm và làm việc với Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (ngày 18-5-2016)
TRẦN ĐẠI QUANG
3
2 Diễn văn của Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam nhân ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18-5-2016
NGUYỄN QUANG THUẤN
16
3 Khai quật di chỉ hang Mang Chiêng, Vườn Quốc gia Cúc Phương
NGUYỄN GIA ĐỐI, LÊ HẢI ĐĂNG,
PHAN THANH TOÀN,  A.KANDYBA
“Hang Mang Chiêng thuộc xã Thành Yên, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa và nằm trong khu vực trung tâm rừng Quốc gia Cúc Phương.
Di tích được phát hiện năm 2009 và được Viện Khảo cổ học, Viện Khảo cổ - Dân tộc học Viện HLKH Nga tại Novosibirsk phối hợp với Sở VHTT&DL tỉnh Thanh Hóa khai quật hai lần vào năm 2011 và 2012 với hai hố, mỗi hố rộng 6m2.
Tầng văn hóa tiêu biểu của di chỉ dày trên 1m, cấu tạo gồm ba lớp. Các di tích xuất lộ chủ yếu gồm vỏ ốc núi/ốc suối, di cốt động vật, mộ táng/di cốt người và các cụm chế tác đá. Di vật đá khá phong phú được làm bằng đá cuội và một tỷ lệ khá cao làm bằng đá vôi. Loại hình công cụ đá bao gồm những công cụ ghè đẽo truyền thống kiểu chopper, những công cụ kiểu văn hóa Hòa Bình, công cụ mảnh tuớc và mảnh tuớc, rất hiếm rìu mài. Khung niên đại của di chỉ nằm trong khoảng từ trên 12.000 đến khoảng 7.000 năm cách ngày nay.
 Di chỉ hang Mang Chiêng về mặt hình thái cư trú, kiếm sống và kỹ nghệ đá mang tính chất văn hóa Hòa Bình. Giá trị nổi bật của di chỉ này là có một địa tầng ổn định, rõ ràng, minh chứng quá trình biến đổi khí hậu, môi trường cũng như tiến triển văn hóa của cư dân tiền sử từ cuối Pleistocene đến đầu Holocene ở khu vực này”.
29
4 Hệ thống các di tích Đá mới ở vùng núi Nghệ An: Tư liệu và thảo luận
NGUYỄN KHẮC SỬ, PHAN THANH TOÀN
“Vùng núi Nghệ An gồm 10 huyện với diện tích khá lớn. Các di tích khảo cổ trong hang động được người Pháp phát hiện từ những năm 30s của thế kỷ XX. Hơn nửa thế kỉ qua, ở vùng này đã phát hiện hàng chục di tích tiền sử. Năm 2015, triển khai Nhiệm vụ cấp Bộ: Nghiên cứu hệ thống các di tích khảo cổ hang động miền núi tỉnh Nghệ An, Tác giả và cộng sự đã thẩm định các di tích hang động phát hiện trước đó và phát hiện mới 24 di tích khác.
Các di tích khảo cổ học tiền sử ở vùng núi Nghệ An bao gồm các di tích cổ sinh/cổ nhân và Đá cũ, các di tích thuộc văn hóa Hòa Bình và các di tích thuộc giai đoạn hậu kỳ Đá mới – sơ kỳ Kim khí.
Hệ thống di tích khảo cổ học tiền sử ở vùng núi Nghệ An rất phong phú và có vị trí quan trọng tiến trình phát triển văn hóa tiền sử  ở khu vực Bắc Trung Bộ và khu vực Trung – Thượng Lào”.
322
5 Di chỉ Bãi Cát Đồn trong hện thống văn hóa Hạ Long trên đảo Cát Bà (Hạ Long)
BÙI THỊ THU PHƯƠNG
332
6 Các giai đoạn phát triển của văn hóa Đồng Đậu
BÙI HỮU TIẾN
440
7 Sức sống Đông Sơn qua tư liệu trống đồng
NGUYỄN GIANG HẢI
“Văn hóa Đông Sơn được các nhà khoa học định niên đại vào khoảng thế kỷ VII trước Công Nguyên đến thế kỷ I-II sau Công Nguyên. Từ khi nhà Hán áp đặt sự thống trị ở nước ta (từ năm 111 trước Công Nguyên), với chính sách đồng hóa khốc liệt của đế chế Hán, văn hóa Đông Sơn đã bị hủy diệt một phần lớn. Tuy nhiên, bản sắc và sức sống văn hóa Đông Sơn vẫn được gìn giữ bền bỉ ở đâu đó trong cơ tầng văn hóa Việt. Bài báo đề cập đến những chứng cứ về việc tiép tục đúc và sử dụng trống đồng theo truyền thống văn hóa Đông Sơn trong thời kỳ nhà Hán thống trị  (trống Cổ Loa, trống làng Vạc, khuôn đúc trống ở Luy Lâu) cũng như trong các triều đại thuộc kỳ nguyên Đại Việt sau này (trống loại II – trống Mường). Ngoài ra sức sống của văn hóa Đông Sơn còn thể hiện qua những hiện vật mang tính tiếp biến văn hóa Hán – Việt cũng như các di tích thờ cúng và các thực hành nghi lễ liên quan đến trống đồng”.
653
8 Giao lưu thương mại Đông - Tây qua đồ trang sức văn hóa Sa Huỳnh
NGUYỄN KIM DUNG, ĐẶNG NGỌC KÍNH,
PHẠM THỊ NINH, LÊ HẢI ĐĂNG
Tư liệu đồ trang sức trong các di chỉ văn hóa Sa Huỳnh cho thấy sự đa dạng về loại hình, chất liệu và cả kỹ thuật chế tạo. Những khuyên tai hai đầu thú và khuyên tai ba mấu đá ngọc hay thủy tinh của văn hóa Sa Huỳnh mặc dầu là biểu tượng của văn hóa này nhưng không chỉ được sử dụng trong nội bộ cộng đồng Sa Huỳnh mà đã có mặt ở các vùng khác nhau tại Đông Nam Á, trong đó đáng chú ý nhất là ở Philippines và Thailand.
Cũng trong loại hình khuyên tai ba mấu và khuyên tai hai đầu thú nhưng ở chất liệu thủy tinh, đã thấy chúng có mặt ở một số nơi rất xa, ngoài Sa Huỳnh như Đông Sơn phía Bắc Việt Nam (Đồng HớiBãi Cọi), U Thong (Thailand) Sam Rong Sen (Campuchia), Tabon và Batangas (Phillippines)...
Hầu hết các sưu tập hạt chuỗi, kể cả thủy tinh, đá quý các loại cho đến vàng ở Sa Huỳnh đều là các sản phẩm thương mại. Cho dù được sản xuất tại chỗ hay nhập khẩu thì những di vật này cũng tham gia vào các kênh” trao đổi buôn bán trong giai đoạn văn hóa Sa Huỳnh và trong khu vực Đông Nam Á, xa hơn nữa là Ấn Độ và Trung Cận Đông”.
760
9 Mộ hợp chất thời Nguyễn ở Nam Bộ
PHẠM ĐỨC MẠNH
“Trong bài báo này, tác giả đã thống kê 518 mộ hợp chất (mummified burial) thuộc thời Nguyễn ở Nam Bộ. Từ kết quả các cuộc thám sát, khai quật và nghiên cứu so sánh, tác giả đã đề cập đến các vấn đề về vật liệu xây dựng, đặc điểm kiến trúc, cách thức mai táng, đồ tùy táng…,chỉ ra những đặc trưng của loại hình mộ hợp chất ở Nam Bộ.
Ngoài ra, thông qua bia mộ, tác giả còn thống kê tên quốc hiệu các triều đại thời Nguyễn ở Nam Bộ, tên các dòng họ người Hoa di cư đến Nam Bộ và đặc biệt là tên các dòng họ người Việt ở thời kỳ này ở Nam Bộ”.
680
 
CONTENTS
 
No   Page
1 The speech of the President of the Socialist Republic of Việt Nam on the visit and work with the Việt Nam Academy of Social Sciences (18 May 2016)
TRẦN ĐẠI QUANG
3
2 The speech of the President of the Việt Nam Academy of Social Sciences on the occasion of the day of Vietnamese Sciences and Technology (18 May 2016)
NGUYỄN QUANG THUẤN
 
66
3 Excavation at Mang Chiêng cave site , Cúc Phương National Garden
NGUYỄN GIA ĐỐI, LÊ HẢI ĐĂNG,
PHAN THANH TOÀN, A.KANDYBA
The Mang Chiêng Cave site is located at Thành Yên commune, Thạch Thành district, Thanh Hóa province and in the central area of Cúc Phương National Garden.
The site was discovered in 2009 and excavated twice in 2011 and 2012 with two excavated trenches that was  6m2 each, by the collaboration of Việt Nam Institute of Archaeology, the Institute of Archaeology – Ethnology of Russia Academy of Sciences in Novosibirsk and the Department of Information and Tourism of Thanh Hóa province.
The typical cultural stratum is over 1m thick, which is composed of three layers. The found relics are mainly mountainous/stream snail shells, animal bones, burials/human bones and clusters of stone tools. The stone tools are fairly rich, which were made of pebble stones and limestones that accounts for fairly high level. The stone tools include traditional choppers, tools with the Hòa Bình-culture style, flakes tools and flakes, and a few ground axes. The chronological frame of the site is from c.12,000 BP to 7,000 BP.
 The Mang Chiêng cave site has characteristics of the Hòa Bình culture in terms of residence morphology, living style and stone industry. The outstanding features of this site are a clear and stable stratum, demontrating the period of climate and environmental changes and the cultural evolution of the prehistorical inhabitants from late Pleistocene to Holocene in this area”.
29
4 System of Neolithic sites in Nghệ An mountainous area: Data and discussion
NGUYỄN KHẮC SỬ, PHAN THANH TOÀN
“The Nghệ An mountainous area is composed of 10 districts with a fairly large area. The archaeological cave sites were found by the French in 1930s of the twentieth century. For over the past century, there have been over tens of prehistoric sites found in this area. In 2015, implementation of the Ministerial project: Research into the system of the archaeological cave sites  in the Nghệ An mountainous area, the author and his colleagues have investigated the cave sites found previously and discovered other 24 sites.
The Prehistorical sites in the Nghệ An mountainous area include Paleobiology/paleoanthropology, Paleolithic sites and the Hòa Bình-culture sites from the late Neolithic – early Metal Age.
The system of the prehistorical sites in the Nghệ An mountainous area is very rich and it plays an important position in the development of the prehistorical cultures in the northern part of Central Việt Nam and the areas of Central – Upper Laos”.
322
5 BÃI CÁT ĐỒN SITE IN THE HẠ LONG-CULTURE SYSTEM
ON CÁT BÀ ISLAND (HẢI PHÒNG)
BÙI THỊ THU PHƯƠNG
The Cát Đồn site is located at Cát Đồn hamlet, Xuân Đám commune, Cát Hải district, Hải Phòng city. In 2003, the Việt Nam Institute of Archaeology and the provincial Museum of Hải Phòng conducted the first excavation at the site and in 2013, the Department of History, the University of Social Sciences and Humanity conducted the second excavation.
The cultural layer is about 80 - 100cm thick, with a simple composition, in which there are not any other relic types found.
The typical characteristics of the stone artifacts are grinding stones with the grooves like “Hạ Long mark”, small shouldered axes/adzes, and pebble pointed tools.
The ceramics are mainly spongy with the basic features of the Hạ Long-culture ones. They include some solid, reddish brown potsherds, with marked designs in combination with hollowly pressed or shell-pressed designs- the typical type of the Hoa Lộc culture.
 
332
6 DEVELOPMENT STAGES OF THE ĐỒNG ĐẬU CULTURE
BÙI HỮU TIẾN
The Đồng Đậu culture of the middle Bronze Age, which is dated to c.3,500BP - 3,000BP, belongs to the genealogy of the pre-Đông Sơn culture in the Hồng-river basin. So far, there have been 42 sites found the Đồng Đậu culture, which were distributed in the midland and plain areas of northern Việt Nam in Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Ninh, and Bắc Giang provinces. The data updated and synthetized from the excavation at the Thành Dền, Đồng Đậu sites and many other sites have highlighted the viewpoint that the existence of the Đồng Đậu culture includes 3 uninterrupted stages of development from the early one to the late one: the first stage - the transitional stage from the Phùng Nguyên culture to the Đồng Đậu culture; the second stage - the typical Đồng Đậu stage; the third stage - the transitional stage from the Đồng Đậu culture to the Gò Mun culture. The data serving as evidence are based on the changes of the stone tools, ceramics, bronze artifacts in combination with the stratigraphical data and the absolute dates.
 
440
7 Đông Sơn vitality through bronze drum data
NGUYỄN GIANG HẢI
“The Đông Sơn culture is dated to around the seventh century BC to the first - second AD centuries. Since the Hán dynasty dominated Việt Nam (from 111 BC), with the violent assimilation policies of the Han empire, the Đông Sơn culture has been much destroyed. However, the nature and vitality of the Đông Sơn culture has been still persistently preserved somewhere in the Vietnamese cultural structure. The paper refers to the evidence of the continued casting and using bronze drums as the  Đông Sơn-culture tradition in the Han-domination period (bronze drums of Cổ Loa, Vạc Loa and bronze casting moulds of  Luy Lâu) and in the later dynasties of the Đại Việt period (drums Herger II – Mường drums). In addition, the Đông Sơn-culture vitality is also shown through artifacts with Han – Vietnamese acculturation and the sites for worshipping and ritual practices associated with bronze drums”.
653
 
8 East - West trade interaction through Sa Huỳnh-culture ornaments
NGUYỄN KIM DUNG, ĐẶNG NGỌC KÍNH,
PHẠM THỊ NINH, LÊ HẢI ĐĂNG
“The data of the ornaments in the Sa Huỳnh culture demonstrate the variety of forms, materials and making technology. Although the two animals- headed and three-knobbed earrings made of jade or glass from the Sa Huỳnh culture, they were used not only in the Sa Huỳnh-culture community but also in other regions in Southeast Asia, remarkably in Philippines and Thailand.
The type of glass two animal- headed and three-knobbed earrings also appeared in remote areas outside Sa Huỳnh such as Đông Sơn in Northern Việt Nam (Đồng Hới and Bãi Cọi), U Thong (Thailand) Sam Rong Sen (Cambodia), Tabon and Batangas (Philippines), etc.
Most of the collections of beads made of glass, precious stones and even gold in Sa Huỳnh are all trade products. Whether they were locally made or imported, they were involved in the "exchange and trade channel" in the Sa Huỳnh-culture period, in Southeast Asia, India and Middle-Near East”.
560
9 Mummified burial from Nguyễn period
PHẠM ĐỨC MẠNH
“In this paper, the author introduces his statistics of 518 mummified burials from the Nguyễn period in Southern Việt Nam. From the results of the test-excavations, excavations and comparative research, he refers to the matters of building materials, architectural features, burial customs, funeral goods, etc., and states the characteristics of mummified burials in Southern Việt Nam.
In addition, through burial stelea, the author sums up the national names in the Nguyễn-dynasty periods in Southern Việt Nam, the names of the Chinese families immigrated to Southern Việt Nam, especially the Vietnamese family names”.
 
780
 
TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ
61- Phan chu trinh - Hà Nội
Tel: 04. 9330732, Fax: 04. 9331607
Email: tapchikhaoco@gmail.com
 
 

Thông báo

Thư viện

- Tác giả: Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa - Nhà xuất bản: Thanh Hóa – 2020 - Số trang: 212 tr - Khổ sách: 21 x 29,7cm
- Tác giả:  GS.TS. Nguyễn Hữu Minh PGS.TS. Phan Thị Mai Hương PGS.TS. Vũ Thị Thanh Hương PGS.TS. Vũ Mạnh Lợi - Năm xuất bản: ...
- Tác giả: Paul Ory - Người dịch: Phạm Văn Tuân - Nhà xb: Dân Trí, 2019 - Khổ: 14 x 20,5 - Số trang: 164tr
- Tác giả :TS.Trần Thị Phương Hoa (Chủ biên), Viện sử học - Năm xuất bản: 2023 - Số trang: 432tr  
- Tác giả: Viện KHXH vùng Nam Bộ - Năm xuất bản: 2023 - Nhà xb:Lao Động - Số trang: 500  
- Tác giả : TS. Lý Hoàng Mai (Chủ biên)​ - Năm xuất bản: 2022 - Số trang: 244
NXB Tổng hợp TPHCM vừa ra mắt trọn bộ 2 quyển sách Khảo cổ học Đồng bằng sông Mê Kông - Tập II: Văn minh vật chất Óc Eo của tác giả Louis Malleret do...
- Tác giả: Phạm Văn Kỉnh - Nhà xb: Văn hóa dân tộc - Năm xb: 2024 - Số trang: 302tr

Tạp chí

Huyện Hoàng Su Phì và Xín Mần nằm ở phía tây tỉnh Hà Giang, cách thành phố Hà Giang 100 - 150 km về phía tây; phía bắc giáp tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, phía tây giáp tỉnh Lào Cai, phía đông giáp huyện Vị Xuyên và huyện Bắc Quang, phía nam giáp huyện Quang Bình.
QUY ĐỊNH GỬI BÀI CHO TẠP CHÍ KHẢO CỔ HỌC    

Tin tức khác


61 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội

+8424 38255449
Copyright © 2016 by khaocohoc.gov.vn.
Thiết kế bởi VINNO
Tổng số lượt truy cập: 9027498
Số người đang online: 20