Tạp chí Khảo cổ học số 2 - 2016

Tạp chí Khảo cổ học số 2 – 2016
Dày 100 trang (cả bìa) – Khổ 19cm x 27cm
Mục lục
STT   Tr
1
Về di cốt người cổ ở Bàu Dũ (Quảng Nam) khai quật năm 2014
NGUYỄN LÂN CƯỜNG
“Địa điểm Bàu Dũ nằm trong cồn sò điệp ở thôn Phú Trung, xã Tam Xuân 1, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam. Địa điểm này đã được phát hiện năm 1981 và khai quật lần thứ nhất năm 1983, xuất lộ 3 mộ táng. Năm 2014, Bảo tàng Quảng Nam tiến hành khai quật lần thứ 2 phát hiện 6 mộ táng/di cốt người. Di chỉ Bàu Dũ có niên đại C14 là 5330±60 BP.
Bài báo công bố kết quả quan sát hiện trường, mô tả táng tục và đo đạc các chỉ số nhân trắc, xác định bệnh lý, đặc điểm nhân chủng các mộ táng/di cốt người ở di chỉ Bàu Dũ.
Theo đó, tác giả cho rằng hầu hết di cốt được chôn theo tư thế ngồi bó gối – một dạng mai táng chủ yếu của cư dân văn hóa Hòa Bình, Quỳnh Văn và Đa Bút…Di cốt người của mộ ký hiệu 14HDHIL5M4 có tục nhổ 4 răng cửa của xương hàm dưới.  Dựa vào hệ số tương quan Q-mode, thì sọ cổ Bàu Dũ (nữ) gần nhất với những sọ cổ thuộc văn hóa Hòa Bình”.
3
2
Kết quả khai quật di chỉ Hòn Ngò (Quảng Ninh) năm 2014
LƯU VĂN PHÚ, TRỊNH HOÀNG HIỆP, NGUYỄN THƠ ĐÌNH
“Di chỉ Hòn Ngò phân bố trong khu vực bãi triều cạnh cửa sông Hà Thanh, thuộc đội 5, thôn Hà Tràng Đông, xã Đông Hải, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh. Cuộc khai quật lần đầu tiên tại di chỉ này vào năm 2014 với diện tích 200m2 (8 hố khai quật) ở khu vực phía nam di chỉ.
Tầng văn hóa di chỉ Hòn Ngò đã bị phá hủy, di vật phát hiện được trên bề mặt hoặc trong lớp bùn phù sa. Di vật chủ yếu là công cụ đá ghè đẽo với loại hình phổ biến là công cụ mũi nhọn; công cụ mài hiếm, một số mảnh đồ gốm thô giống gốm sớm ở di chỉ Cái Bèo lớp dưới.
Sưu tập di vật này được xác định thuộc giai đoạn trung kỳ Đá mới có hai giai đoạn: khoảng 7.000-6.000 nghìn năm BP và 4.500 năm BP. Di chỉ này có mối liên hệ gần gũi với di chỉ Cái Bèo (Lớp dưới), Thoi Giếng (lớp dưới) và một số di tích ở ven biển tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc, gần với tỉnh Quảng Ninh”.
17
3
Những kết quả nghiên cứu ban đầu các hiện vật đá ở Tràng Kênh, Hải Phòng, miền Bắc Việt Nam
YOSHIYUKI IIZUKA, TOMOMI SUZUKI, EMILYMIYAMA, NGUYỄN THỊ BÍCH HƯỜNG, MAROKO YAMAGATA
Di tích Tràng Kênh nằm ở phía đông của Núi Ao Non gần cửa sông Thái tại thành phố Hải Phòng. Di chỉ được Viện Khảo Cổ học hợp tác với Trường Đại học Trung hoa Hồng Kông khai quật lần thứ 3 tại Khu B của di chỉ  vào năm 1997. Theo báo cáo của Nguyễn Kim Dung và Tang Chung (năm 2000), rất nhiều mảnh gốm và hiện vật đá được phát hiện từ những lớp dưới của hố khai quật.
Trong báo cáo này, nhóm tác giả trình bày các kết quả nghiên cứu về khoáng vật với việc sử dụng kính hiển vi điện tử quét với đầu thu năng lượng khuếch tán tia X (SEM-EDS: Scanning electron microscope with X-ray energy dispersive techniques) mà không làm xâm hại hiện vật trên 22 tiêu bản lõi vòng được cho là từ nguồn đá ngọc của di tích Tràng Kênh. Các phân tích trên các tiêu bản lõi vòng  đều là đá ngọc nephrite và có thể chia thành 2 nhóm theo thành phần khoáng vật là tremolite và actinolite. Trong đó Tremolite nephrite có màu trắng chiếm đa số ở di tích Tràng Kênh.
Nghiên cứu về nguồn gốc của đá ngọc nephrite cho thấy loại actinolite nephrite (màu xanh lá cây) của Đài Loan được phát hiện ở Philippines, Borneo, miền Trung và Nam Việt Nam và bán đảo Thái Lan nhưng chưa bao giờ được phát hiện ở miền Bắc Việt Nam. Nhóm các nhà nghiên cứu gợi ý khả năng phát hiện được các mạch đá ngọc Tremolite nephrite trong các dãy núi đá vôi ở khu vực Tràng Kênh”.
29
4
Dấu vết lúa gạo mới phát hiện ở miền Bắc Việt Nam
NGUYỄN THỊ MAI HƯƠNG
“Bài báo đề cập đến một số phát hiện về những hạt thóc gạo ở di chỉ Thành Dền, huyện Mê Linh, Hà Nội (niên đại khoảng 3.000 BP), trong ngôi mộ gạch thời Lục Triều ở Ciputra, huyện Từ Liêm, Hà Nội (thế kỷ IV - VI) và đàn Xã Tắc, quận Đống Đa, Hà Nội (thế kỷ X). Thông qua phân tích hình thái các hạt lúa gạo và nghiên cứu so sánh, tác giả bước đầu xác định quá trình phát triển của các dạng lúa trồng ở Việt Nam và gợi mở khả năng liên quan đến các hoạt động sử dụng ngũ cốc trong nghi lễ mai táng thời bấy giờ trên vùng đất Thăng Long xưa”.
40
5
Đền Hindu ở Ấn Độ và trong văn hóa Óc Eo
ĐẶNG VĂN THẮNG
“Bài báo giới thiệu những nét cơ bản về hệ thống đền Hindu ở Ấn Độ với đặc điểm kiến trúc, hệ thống thờ thượng thần, thực hành nghi lễ và một số khác biệt về đền thờ Hindu giữa Bắc Ấn và Nam Ấn.
Văn hóa Óc Eo chịu ảnh hưởng của văn hóa Hindu nên kiến trúc và hệ thống nghi lễ thờ cúng có nhiều điểm tương đồng , tuy nhiên cũng có những nét riêng biệt. Tác giả mô tả và hệ thống hóa các đền Hindu trong văn hóa Óc Eo, qua đó phân loại chúng qua các dạng kiến trúc như: đền không có mái che, đền có mái che và đền xây dựng bằng gạch, đá. Hệ thống biểu tượng hay tượng thờ trong đền có thể là thần Mặt trời, tượng Shiva hay Visnu gắn với tín ngưỡng Ấn độ giáo của cư dân văn hóa Óc Eo suốt từ thế kỷ I đến thế kỷ XII AD”.
51
6
Nhận diện La Thành (Thăng Long) qua kết quả khai quật đê Bưởi
NGUYỄN DOÃN VĂN
La thành Thăng Long là vòng thành ngoài cùng của thành Thăng Long. Từ cuối năm 2012 đến cuối năm 2015, Ban quản lý Di tích Danh thắng Hà Nội và Viện Khảo cổ học đã tiến hành khai quật, nghiên cứu trên diện tích 1.600m24 địa điểm Cầu Giấy, Đào Tấn, Đội Cấn và Bưởi trên đường đê Bưởi, Hà Nội. Địa tầng xuất lộ qua các hố khai quật cho thấy dấu vết các lớp đất đắp đê – thành thuộc nhiều thời kỳ từ thời Đại La qua thời Lý – Trần đến thời Lê sơ. Các di tích và di vật phát hiện được gồm mộ táng, lò nung vật liệu xây dựng, gạch, ngói, đồ gốm sứ…là chứng tích về một công trình kiến trúc khá quy mô tồn tại gần 10 thế kỷ trong lịch sử.
Cùng với các công trình kiến trúc khác, La thành Thăng Long là một phần diện mạo của Kinh đô Thăng Long trong lịch sử, là một trong những niềm tự hào của lịch sử dân tộc, thể hiện tinh thần độc lập, tự chủ của một dân tộc sau hàng ngàn năm Bắc thuộc”.
63
7
Di vật tùy táng phát hiện trong một số lăng mộ thời Nguyễn ở Nam Bộ
LƯƠNG CHÁNH TÒNG
“Bài báo giới thiệu khá chi tiết về các đồ tùy táng phát hiện được trong các lăng mộ thời Nguyễn ở Nam Bộ. Qua đó cho thấy, mức độ đồ sộ về số lượng, sự phong phú về loại hình, kiểu dáng và chất liệu của các di vật này. Chúng bao gồm các loại triều phục, đồ trang sức, đồ dùng sinh hoạt… bằng các loại chất liệu vàng, bạc, đồng, đá quý, đồ sứ… Đồ tùy táng trongcác  lăng mộ phản ánh địa vị xã hội và đời sống sinh hoạt của các quan lại cao cấp của xã hội đương thời. Nghiên cứu các đồ tùy táng trong lăng mộ góp phần tìm hiểu về quan chế, trang phục, kinh tế xã hội dưới thời Nguyễn ở Nam Bộ”.
74
8
Tín ngưỡng nông nghiệp của người Thái ở NGệ An và Thanh Hóa
LÊ HẢI ĐĂNG
“Ở Việt Nam, người Thái cư trú tập trung ở các tỉnh Tây Bắc và miền Tây hai tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An. Do cư trú ở vùng thung lũng, người Thái sinh sống dựa vào canh tác nông nghiệp, chủ yếu là lúa nước. Người Thái tổ chức nhiều nghi thức, lễ cúng trời đất, thần linh để cầu cho mùa màng bội thu, người yên vật thịnh. Và khi kết thúc mùa vụ, người Thái lại tổ chức lễ tạ ơn thần linh để tỏ lòng thành kính và cảm tạ sự bảo hộ của đấng siêu nhiên. Trong khuôn khổ bài viết này, tác giả tìm hiểu một số nghi lễ cầu mùa cơ bản và ý nghĩa của chúng trong bối cảnh văn hóa của cộng đồng người Thái. Các nghi lễ đó là: Lễ cầu mưa, lễ xuống giống (gieo cấy), lễ cúng ruộng đồng, lễ cúng làm đòng (ngô/lúa ra hoa), lễ trừ sâu bệnh, nghi lễ thu hoạch và bảo quản, lễ cơm mới, lễ hiến tế trâu…
Các nghi lễ, nghi thức cầu cúng không chỉ là niềm tin tuyệt đối với đấng siêu nhiên, mà còn thể hiện tâm lý, tình cảm và tín ngưỡng vạn vật hữu linh tồn tại đến tận ngày nay. Trong đó có nhiều điểm tích cực là hướng con người đến cuộc sống ấm no hạnh phúc, yêu thiên nhiên, yêu đồng loại và đặc biệt là tinh thần cố kết cộng đồng bền chặt, cần được gìn giữ, phát huy”.
93

CONTENTS
 
No   Page
1
About ancient human bones from Bàu Dũ site (Quảng Nam provice) in 2014 excavation
NGUYỄN LÂN CƯỜNG
“The Bàu Dũ site is located on a mollusc-shell mound at Phú Trung hamlet, Tam Xuân 1 commune, Núi Thành district, Quảng Nam province. This site was discovered in 1981 and first excavated in 1983, and three burials were found then. In 2014, the provincial Museum of Quảng Nam conducted the second excavation and found 6 more burials/human bones. The Bàu Dũ site was 14C-dated to 5330±60 BP.
This paper announces the results of the on-site observation, the description of the burial custom, the anthropometric indexes, the pathological identification, and the anthropological identification of the burials/human bones from the Bàu Dũ site.
As a result, the author supposes that most of the bones in sitting position - the main burial type of the inhabitants of the Hòa Bình, Quỳnh Văn and Đa Bút cultures. The bones from the burial coded 14HDHIL5M4 demonstrate the custom of extracting 4 incisors of the lower jaw. Based on the relevant coefficient Q-mode, the ancient skulls (female) from the Bàu Dũ site are the closest to the ones of the Hòa Bình culture”.
3
2
Excavation results from Hòn Ngò site (Quảng Ninh privice) in 2014
LƯU VĂN PHÚ, TRỊNH HOÀNG HIỆP, NGUYỄN THƠ ĐÌNH
 “The Hòn Ngò site is located in a tidal beach near the estuary of the Hà Thanh river, which belongs to the Unit 5, Hà Tràng Đông hamlet, Đông Hải commune, Tiên Yên district, Quảng Ninh province. The first excavation was conducted at the southern side of the site in 2014 in the 200m2 area (with 8 excavated trenches).
The cultural layer of the Hòn Ngò site was destroyed, and the artifacts were found on the site or in an alluvial muddy layer. The artifacts are mainly chopped stone tools with a popular type of pointed tools, a few ground tools and some early coarse potsherds from the lower layer of the Cái Bèo site.
This collection of the artifacts has been identified from the middle Neolithic period with two stages: c.7,000 BP - 6,000 BP and 4,500 BP. This site was closely related to the Cái Bèo site (the lower layer), the Thoi Giếng site (the lower layer) and some other coastal sites of Guangxi province (China), near Quảng Ninh province”.
17
3
Initial results of the research on stone artifacts from Tràng Kênh, Hải Phòng, Northern Việt Nam
YOSHIYUKI IIZUKA, TOMOMI SUZUKI, EMILYMIYAMA, NGUYỄN THỊ BÍCH HƯỜNG, MAROKO YAMAGATA
 “The Tràng Kênh site is located to the south of the Núi Ao Non site near the estuary of the Thái river in Hải Phòng city. The site was excavated the third time at the Section B in 1997 by the Việt Nam Institute of Archaeology and the Chinese University of Hongkong. According to the report from Nguyễn Kim Dung and Sang Zhong (2000), many potsherds and stone artifacts were found from the lower layer of the excavated trench.
In this report, the authors introduces the results from the study on minerals and the use of SEM-EDS (Scanning electron microscope with X-ray energy dispersive techniques) without interfering the 22 samples of the bracelet cores considered to be from the jade resource of the Tràng Kênh site. The analysis shows that the samples are nephrite and can be divided into 2 groups of tremolite and actinolite minerals. Of which white Tremolite nephrite accounts for the most at the Tràng Kênh site.
The research into the source of nephrite indicates that the Taiwan actinolite nephrite (green) was found in Philippines, Borneo, the central and southern Việt Nam and the Thai peninsular, but it has never been found in Northern Việt Nam. The researchers suggest the possibility to find Tremolite nephrite from the limestone mountains in the Tràng Kênh area”.
 
29
4
Rice traces at some archaeological sites in Northern Việt Nam
NGUYỄN THỊ MAI HƯƠNG
The paper refers to some discoveries of burnt rice seeds from the Thành Dền site, Mê Linh district, Hà Nội (c.3,000 BP), in the brick tomb from the period of the Six Dynasties at Ciputra, Từ Liêm district, Hà Nội (the fourth - sixth centuries) and Xã Tắc Altar, Đống Đa distirct, Hà Nội (the tenth century). Based on the analysis of the burnt rice and the comparative research, the author initially identified the development process of the rice grown in Việt Nam and suggests the possibility related to the activities with the use of cereals in the burial ceremony at that ime in the ancient Thăng Long land”.
 
40
5
Hindu temples in India and Óc Eo culture
ĐẶNG VĂN THẮNG
“The paper introduces the main features of the system of Hindu temples in India, with the architectural features, the system of top deity altars, the practice of ritual ceremonies and some differences of the Hindu temples between northern and southern India.
The Óc Eo culture was affected by the Hindu culture; therefore their architect and the systems of cultive ceremonies share many similarities, but also include different features. The author has described and systematized the Hindu temples in the Óc Eo culture, through which he has classified them in terms of architectural types: the temple with roofs, the temple without roofs and the brick, stone ones. The symbolic system or the statues in the temples might be the solar deity, Shiva or Vishnu closely related to Hinduism for the Óc Eo-culture inhabitant from the first century to the twelveth century AD”.
 
51
6
Indentification of La citadel (Thăng Long) excavation results from Đê Bưởi site
NGUYỄN DOÃN VĂN
The La citadel is the outer one of the Thăng Long citadel. From the end of 2012 to the end of 2015, the Management Department of Relics and Landscapes of Hà Nội and the Việt Nam Institute of Archaeology conducted an excavation and research on the 1,600m2 area including the 4 sites at Cầu Giấy, Đào Tấn, Đội Cấn and Bưởi on the Bưởi-dike road, Hà Nội. The strata exposed in the excavated trenches reveal traces of the dike-citadel layers from the Đại La period through the Lý - Trần ones to the early Lê period. The found relics and artifacts include burials, kiln for making building materials such as bricks, tiles and ceramics/porcelain, etc., which are the evidence of a fairly large-scale architectural monument existing for nearly 10 centuries in the history.
Cùng với các công trình kiến trúc khác, La thành Thăng Long là một phần diện mạo của Kinh đô Thăng Long trong lịch sử, là một trong những niềm tự hào của lịch sử dân tộc, thể hiện tinh thần độc lập, tự chủ của một dân tộc sau hàng ngàn năm Bắc thuộc”.
63
7
Funeral goods found in some mausoleums from Nguyễn period in Southern Việt Nam
LƯƠNG CHÁNH TÒNG
“The paper introduces the accompanied goods found from the Nguyễn-period mausoleums in southern Việt Nam in details. This demonstrates the imposing level of the quantity, the rich forms and materials of these artifacts. They include the royal outfits, ornaments, daily utensils, etc., made of such materials as gold, silver, precious stones, bronze, porcelain, etc. the accompanied good in the mausoleums reflect the daily life of the high-ranking mandarins of the contemporary society. The research into these goods contributes to better awareness of the civil service system, dress codes, and the social economy in the Nguyễn period in southern Việt Nam.
 
74
8
Agricultural beliefs of Thái minority in Nghệ An and Thanh Hóa province
LÊ HẢI ĐĂNG
“In Việt Nam, the Thái minority focally live in Tây Bắc provinces and the western areas of Thanh Hóa and Nghệ An provinces. Due to their settlements in the valleys, they live on agricultural cultivation, mainly wet rice. They hold many ceremonies for praying the heaven/earth and deities to ask for good crops and peaceful and wealthy life. And after the farming seasons, they hold the thanksgiving ceremony to express their gratitude to the protection of the super naturals. In this paper, the author presents his study of some basic ceremonies for good seasons and their significance in the cultural context of the Thái communities. These ceremonies are for raining, cultivation, praying fields, praying for maize/rice to blossom, praying for elimination of pests/insects, harvesting and maintenance, new rice, buffalo sacrifice, etc.
The praying ceremonies and rituals not only demonstrate the absolute beliefs in the super naturals, but also show psychological, sentiment expressions and beliefs in living beings/spirits until now. In which there are many positive points such as leading human beings to a well-off and happy life, loving nature, loving fellow-creatures and especially the spirit of strengthening the steadfast communities that need to be valorized and brought into full play”.
93
TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ
61- Phan chu trinh - Hà Nội
Tel: 04. 39330732, Fax: 04. 9331607
Email: tapchikhaoco@gmail.com
 
 

Thư viện

- Tác giả: George Soulie De Morant - Nxb: Mỹ Thuật - Năm xb: 2023 - Số trang: 381tr - Khổ: 16 x 24 cm - Bìa: bìa mềm
- Tác giả: Đỗ Trường Giang, Đổng Thành Danh, Bá Minh Truyền - Nxb: Thế Giới - Năm xb: 2021 - Số trang: 527tr - Khổ: 16 x 24 cm - Bìa: bìa mềm
- Tác giả: Viên Như - Nxb: Hồng Đức - Năm xb: 2022 - Số trang: 335tr - Khổ: 16 x 24 cm - Bìa: bìa mềm
- Tác giả: Vũ Huyễn Trang - Nxb: Thế giới - Năm xb: 2022 - Số trang: 266 - Khổ: 16 x 24 cm - Bìa: bìa mềm
- Tác giả: Marcel Bernanose - Nxb: Mỹ Thuật -Năm xb: 2023 - Số trang: 238 - Khổ: 16 x 24 cm - Bìa: bìa mềm
- Tác giả: Đại úy hải quân Francis Garnier, Nguyễn Minh dịch và chú giải - Nxb: Đại học Sư phạm - Năm xb: 2023 - Số trang: 848 - Khổ: 18.5 x 26.5...
- Tác giả: Trần Minh Nhựt - Nxb: Dân Trí -Năm xb: 2022 - Số trang: 261 - Khổ: 20.5 x 27.5 cm - Bìa: mềm
- Tác giả: Đinh Khắc Thuân - Nxb: Đại học Quốc gia Hà Nội - 2021 - Số trang: 752 tr - Khổ sách: 16x24tr - Hình thức bìa: cứng
- Tác giả: Nguyễn Tuấn Cường - Nxb: Khoa học xã hội - 2020 - Số trang: 522 tr - Khổ sách: 16x24tr

Tạp chí

Tin tức khác


61 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội

+8424 38255449
Copyright © 2016 by khaocohoc.gov.vn.
Thiết kế bởi VINNO
Tổng số lượt truy cập: 7559750
Số người đang online: 17