Tạp chí Khảo cổ học số 1 - 2016

 Trong số này gồm 10 bài viết về tổng quan Khảo cổ học ở Việt Nam

Xin giới thiệu tóm tắt sơ lược về các bài đã đăng trên tạp chí số 1 - 2016

MỤC LỤC

STT

 

Tr

1

Tư liệu mới về địa tầng và phương thức cư trú của người tiền sử ở Sủa Cán Tỷ (Hà Giang)

NGUYỄN TRƯỜNG ĐÔNG

“Di chỉ Sủa Cán Tỷ nằm ở thôn Sủa Cán Tỷ, xã Cán Tỷ, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang, được phát hiện vào năm 2000 và khai quật năm 2013 gồm 3 hố với diện tích 100m2. Địa tầng hố khai quật có hai lớp đất phân biệt: lớp bồi tích ở bên trên và lớp sét ở dưới. Di vật phân bố hoàn toàn trong lớp bồi tích nên khả năng chúng được trôi từ trên sườn núi xuống vào một thời điểm nào đó. Di vật thu được gần 200 chiếc, đều là đồ đá với các công cụ cuội ghè đẽo chủ yếu là chopper kiểu kỹ nghệ Sơn Vi, mảnh tước, chỉ có một số nhỏ là công cụ kiểu Hòa Bình. Đây là di tồn văn hóa của nhóm cư dân hậu kỳ Đá cũ với phương thức cư trú di động để khai thác các nguồn thức ăn”.

3

2

Di cốt người cổ hang Diêm (Thanh Hóa)

TRƯƠNG HỮU NGHĨA, NGUYỄN ANH TUẤN

“Hang Diêm thuộc bản Sánh, xã Thành Yên, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa, được phát hiện năm 2012 và được đoàn khảo cổ học hợp tác Việt-Nga khai quật năm 2013 - 2014. Địa tầng hố khai quật dày 1,8m, xuất lộ tầng văn hóa gồm ba lớp, mỗi lớp có một di tích mộ táng. Hai di tích mộ táng thuộc tầng văn hóa trên và giữa thuộc về 5 cá thể, di cốt trong tình trạng bị vỡ nát, một số mảnh bị đốt cháy; chúng có thể là mộ cải táng.

 Di cốt của di tích mộ táng thuộc lớp văn hóa sớm nhất còn khá nguyên vẹn. Vị trí các bộ phận di cốt còn nguyên trong tư thế giải phẫu cho thấy người chết được chôn trong tư thế chân co gập (flexed leg). Thành phần nhân chủng của di cốt này sơ bộ được xác định có những yếu tố thuộc đại chủng Mongoloid nhưng lại có yếu tố Australoid hay Melanesian. Đây là một trong số ít di tích mộ táng thuộc dạng quý hiếm trong giai đoạn cuối hậu kỳ Pleisstocene ở Việt Nam”.

11

3

Di chỉ Huổi Han (Lai Châu) - Tư liệu và nhận thức

LÊ HẢI ĐĂNG

“Di chỉ  Huổi Han thuộc thị trấn Mường Tè, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu được phát hiện năm 2012 và khai quật năm 2014. Địa tầng di chỉ dày trên 1m trong dó tầng văn hóa dày khoảng 55-65cm còn khá nguyên vẹn. Các di tích phát hiện được trong các hố khai quật gồm bép lửa, khu vực chế tác đá. Di vật thu được đều là đồ đá, trong đó chủ yếu là công cụ ghè đẽo, mảnh tước, chày nghiền, hòn ghè, chỉ có một rìu mài toàn thân, một phác vật vòng tay và một số bàn mài. Khung niên đại dự đoán cho di chỉ vào khoảng 4.500 - 4.000 năm BP thuộc giai đoạn hậu kỳ Đá mới - sơ kỳ thời đaik Kim khí. Đây là di tích có đặc trưng tương đồng với hệ thống di tích phân bố trong khu vực với sự bảo lưu đậm nét truyền thống công cụ ghè đẽo trong bối cảnh hậu kỳ thời đại Đá mới trong khu vực Tây Bắc”.

22

4

Phân loại và định niên đại trống đồng tỉnh Khánh Hòa

NGUYỄN PHÚC CẦN

“Sưu tập trống đồng phát hiện được ở tỉnh Khánh Hòa gồm 5 chiếc còn khá nguyên hình dạng để có thể nghiên cứu. Dựa vào hình dáng, hoa văn trang trí, di vật chôn theo trống và cách phân loại trống đồng của những nhà nghiên cứu trước, các tác giả đã phân loại các trống ở Khánh Hòa thành các nhóm, kiểu và xác định niên đại của chúng như sau:

- Nhóm trống A1 (Heger I) là trống Đông Sơn, gồm 3 trống: trống Đại Cát I, trống Đại Cát II và trống Đại Mỹ, có niên đại từ TK VI đến TK III BC.

-  Nhóm trống B2 gồm 2 trống: trống Nha Trang I và trống Nha Trang II, có niên đại từ TK IV BC đến TK I AD”.

30

5

Khảo cổ học biển ở Quảng Nam và Quảng Ngãi

BÙI VĂN LIÊM, BÙI VĂN HIẾU

Tiềm năng khảo cổ học dưới nước nói riêng và khảo cổ học biển nói chung ở Quảng Nam, Quảng Ngãi là rất lớn. Hệ thống sông ngòi ở hai tỉnh này khá dày đặc, dọc bờ biển đều có những cửa, vùng biển thuận lợi cho tàu thuyền ra vào và cũng nằm trong tuyến thương mại biển của khu vực với những thương cảng nổi tiếng trong lịch sử. Ở đây, có đầy đủ những loại hình di tích chính và đối tượng nghiên cứu của khảo cổ học biển như:  Thương cảng cổ, tàu đắm, xưởng đóng tàu thuyền và các cộng đồng ngư dân biển với lịch sử phát triển hàng nghìn năm.

 Tuy nhiên, khảo cổ học biển ở đây vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng vốn có của nó và đang phải đối diện với các nguy cơ bị xâm hại. Do vậy, xác định  việc nghiên cứu hệ thống những di tích khảo cổ học dưới nước, các di tích bị chìm ngập và mối liên hệ lịch sử với các di tích trên đất liền ở các khu vực này trong phạm vi không gian và thời gian rộng hơn là việc làm hết sức cần thiết để làm cơ sở cho việc đề xuất những phương án bảo vệ, bảo tồn và phát huy giá trị của chúng”.

37

6

Khảo cứu bia miếu Đào Hoàng

(Nghè thôn Thanh Hoài, Thuận Thành, Bắc Ninh)

PHẠM LÊ HUY

“Tại Miếu Đào Hoàng (nay thuộc thôn Thanh Hoài, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) có một tấm bia cổ đã được phát hiện và khảo cứu từ năm 2013. Bia Miếu Đào Hoàng được xác định có niên đại Kiến Hưng 2 (314). Đến năm Nguyên Gia thứ 27 (450), khi hậu duệ của Đào Hoàng là Đào Trân Chi cho xây dựng lại miếu theo lệnh của Giao Châu thứ sử ( Jiaozhou governor) Tiêu Cảnh Hiến, người ta đã cho khắc thêm minh văn thứ hai ở mặt sau.

 Qua khảo cứu minh văn ở mặt sau bia cũng như đối chiếu với các tư liệu lịch sử, tác giả đã hiệu đính nội dung văn bia, qua đó làm rõ một số nhân vật, địa danh và sự kiện lịch sử Việt Nam trong thế kỷ IV - V.

Các minh văn trên bia Miếu Đào Hoàng là một nguồn tư liệu lịch sử vô cùng quan trọng. Theo đó, gợi ý khả năng di tích thành cổ Lũng Khê chính là thành Long Biên do Thứ sử (governor) Đào Hoàng cho xây dựng vào cuối thế kỷ III”.

48

7

Về một số hệ thống dẫn/thoát nước ở 18 Hoàng Diệu, thuộc khu Trung tâm di tích Hoàng thành Thăng Long

NGUYỄN HỒNG KIÊN, NGUYỄN VĂN MẠNH

“Bài báo đề cập đến hệ thống dẫn/thoát nước thời Tiền Thăng Long và thời Lý đã được phát hiện tại khu vực 18 Hoàng Diệu thuộc khu trung tâm di tích Hoàng thành Thăng Long.

Qua đó, các tác giả cho rằng các dấu tích của hệ thống rãnh dẫn/thoát nước xung quanh một công trình giúp chúng ta có thể nhận diện được quy mô mặt bằng của các di tích. Các hệ thống cống, "đường nước" đều có công năng chính là dẫn/thoát nước, còn công năng phòng thủ quân sự nếu có chỉ là công năng phụ vì hệ thống cống này đều được phát hiện trong Cấm thành, việc phòng thủ quân sự không có nhiều ý nghĩa.

Trên thực tế, chúng ta có thể thấy khu vực Hoàng thành Thăng Long là một vùng trũng thấp, đang bồi lấp dở dang. Bởi vậy, nếu không có các hệ thống dẫn/thoát nước thật tốt, con người sẽ không thể sinh sống tại đây. Các nhà kiến trúc/xây dựng xưa đã có tư duy "thích ứng tự nhiên" khi dựa vào hệ thống sông/hồ, để xây dựng các hệ thống cống và rãnh dẫn/thoát nước”.

60

8

Móng cột thời Trần qua tài liệu khảo cổ học

BÙI VĂN HIẾU

Dưới góc độ kỹ thuật học, kiến trúc cổ truyền Việt là các công trình có hệ chịu lực bằng khung kết cấu gỗ, với cấu kiện cơ bản là hệ thống cột.

Trên cơ sở nghiên cứu những dấu vết móng cột thời Trần chúng ta có thể thấy mặt bằng kiến trúc hình chữ nhật là kiểu mặt bằng phổ biến nhất của các công trình kiến trúc thời kỳ này.

Tương tự như móng cột thời Lý, trong thành phần vật liệu cấu tạo của móng cột thời Trần cũng thấy sự có mặt của các loại vật liệu như đất sét, gạch, ngói, sỏi, sành, gốm, bao nung. Ngoài ra, người thời Trần cũng đã sử dụng phổ biến hơn đá cuội và bắt đầu đưa đá khối vào móng cột.

Thời Trần cũng tồn tại các kỹ thuật cơ bản tạo móng kiến trúc đó là đổ-đầm, xếp móng. Đối với loại hình móng cột, các lớp vật liệu về cơ bản vẫn được đầm thành lớp nhưng không được đầm chặt, quy chỉnh như móng cột thời Lý

 

71

9

Giá trị văn hóa khảo cổ học Tây Yên Tử và một vài định hướng bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị

NGUYỄN VĂN ĐÁP

Hệ thống di tích chùa thời Lý - Trần khu vực Tây Yên Tử thuộc địa bàn các huyên Lục Nam và Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang bao gồm: chùa chùa Hồ Bấc, chùa Cao và chùa Đám Trì chùa Am Vãi, chùa Hòn Tháp, chùa Bình Long, chùa Khám Lạng, chùa Đồng Vành...

Các cuộc khảo sát khai quật khảo cổ học gần đây tại các di tích chùa này đã cung cấp thêm nhiều thông tin cho việc nghiên cứu, phục dựng các giá trị lịch sử, văn hóa liên quan đến Phật giáo và Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử thời Trần.

Dựa trên thực trạng các di tích, tác giả đề xuất các phương án bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị cho các di tích này”.

82

10

Sự chuyển biến của tháp mộ thời Lê Trung hưng sang thời Nguyễn

MAI THÙY LINH

Tháp là một loại hình kiến trúc đặc biệt phản ánh phong tục chôn cất và là nơitiến hành các nghi thức tế lễ, thờ cúng các bậc cao tăng trụ trì trong các chùa. Việc nghiên cứu loại hình di tích này không chỉ đóng góp vào việc tìm hiểu về kiến trúc mà còn cung cấp những thông tin quan trọng về lịch sử, văn hóa, tôn giáo và tín ngưỡng.

Bài viết tiến hành nghiên cứu so sánh tháp mộ thời Lê Trung hưng với tháp mộ thời Lý - Trần trước đó và tháp mộ thời Nguyễn sau này. Từ đó tìm hiểu sự chuyển biến trên các khía cạnh về vật liệu xây dựng, cấu trúc, nghệ thuật trang trí tháp mộ cũng như các bối cảnh xã hội và tôn giáo của các thời kỳ lịch sử trên.

93

CONTENTS

No

 

Page

1

New data of stratigraphy and settlement patterns at Sủa Cán Tỷ prehistoric site (Hà Giang province)

NGUYỄN TRƯỜNG ĐÔNG

“The Sủa Cán Tỷ site, located at Cán Tỷ hamlet, Cán Tỷ commune, Quản Bạ district, Hà Giang province, was found in 2000 and excavated in 2013. It included 3 excavated trenches in 100marea. Its stratum consists of two separated layers: the upper deposited layer and the power clay layer. The artifacts lied completely in the deposited layer, which probably mean they had fallen down from the mountain cliff some time. The found artifacts include nearly 200 items, all of which are chopped pebbles mainly of Sơn Vi style, flakes, and a small number of Hòa Bình-styled tools. 
This is a cultural remain of the late Neolithic inhabitants with the mobile living model to exploit food source
”.

3

2

Ancient human bones at Diêm cave (Thanh Hóa province)

TRƯƠNG HỮU NGHĨA, NGUYỄN ANH TUẤN

“Diêm Cave, located at Sánh village, Thành Yên commune, Thạch Thành district, Thanh Hóa province was found in 2012 and excavated in the group of Vietnamese – Russian cooperation. The stratum of the excavated trench was 1.8m thick, including three cultural layers, which of which consisted of a burial. The two burials from the upper and the middle cultural layers belonged to 5 individuals whose remained bones were badly broken; some were burnt, they might have been secondary burials.

 The human bones from the earliest cultural layer remain fairly intact. The positions of the skeletons remain in the surgical postures, which demonstrate that the deceased had been buried in the posture of the flexed leg. The anthropological components have been preliminarily identified with Mongoloidfactors but containing Australoid or Melanesian factors. This is one of a few burial sites of rare style from the ending stage of the late Pleistocene in Việt Nam”.

11

3

Huổi Han site (Lai Châu province) – Data and perception

LÊ HẢI ĐĂNG

“The Huổi Han site (Mường Tè town, Mường Tè district, Lai Châu province) was found in 2012 and excavated in 2014. The site stratum was over 1m thick, in which the cultural layer was fairly intact, about 55cm - 65cm thick. The relics found in the excavated trenches include fireplaces and places for stone making. The found artifacts consist of stone tools, mainly including chopped tools, flakes, pestles, choppers, a wholly-polished axe, a pre-formed bracelet and some grinding stones. The estimated date of the site is c. 4,500 BP – 4,000 BP, belonging to the Neolithic – early Metal Age. This site’s characteristics are similar to those of the system of site distribution in the area with the reservation of chopping tradition in the late Neolithic context in the northwestern part of Northern   Viet Nam”.

22

4

Classification and dating of bronze drums from Khánh Hòa province

NGUYỄN PHÚC CẦN

               “The collection of bronze drums found from Khánh Hòa province consists of 5 fairly intact drums that are possible to be studied. From the forms, decorative designs, accompanied objects and the classification of the bronze drums by the previous researchers, the authors have classified the drums from Khánh Hòa into some following groups, types and dates:

              - The group A1 (Heger I) includes Đông Sơn-culture drums, with 3 items: Đại Cát I, Đại Cát II and Đại Mỹ drums, dated from the sixth century to the third century BC.

              -  The group B2 includes 2 drums: Nha Trang I and Nha Trang II drums, dated from the fourth century BC to the first century AD”.

30

5

Maritime archaeology in Quảng Nam and Quảng Ngãi

BÙI VĂN LIÊM, BÙI VĂN HIẾU

“Potentiality of underwater archaeology in particular and maritime archaeology in Quảng Nam and Quảng Ngãi is extremely great. The system of rivers, canals and arroyos in these two provinces is fairly dense; along the sea coast, there are many seaports and bays, which are favorable for ships and boats to travel and they also lie in the trade route on sea in the regions with famous seaports in the history. They include enough main types of relics and research objects for maritime archaeology such as ancient trade ports, sunken ships, and workshops for making ships and boats and the communities of fishers with their development history through thousands of years. 

However, the maritime archaeology in this area has not developed as well as its potentiality and it is even facing the dangers of vandalism. Therefore, the systematic research into underwater or flooded sites and the relationships between them and the inland sites in these areas in the larger space and time is a vital task to set up a base for possible plans of protection, conservation and valorization of their values”.

 

37

6

Research on the stele of Đào Hoàng shrine (Thanh Hoài commune, Thuận Thành district, Bắc Ninh province)

PHẠM LÊ HUY

“At the Đào Hoàng shrine (Thanh Hoài commune, Thuận Thành district, Bắc Ninh province today), there is an ancient stele that has been found and studied since 2013. It has been dated to Kiến Hưng 2 preriod (314). In Nguyên Gia the twenty-seventh  (450), when  Đào Trân Chi, the descendent of Đào Hoàng, had the shrine built, following the order of the Giao Châu Jiaozhou governor Tiêu Cảnh Hiến, who had inscribed the second epigraphical characters at its back.

From the study on these second epigraphical characters and the comparison with the historical data, the author has edited the stele content, from which he has clarified some human characters, locations and historical events in Việt Nam during the fourth century to the fifth century.

The epigraphical characters on the Đào Hoàng shrine are invaluable historical source. This source suggests a possibility that the ancient Lũng Khê citadel was itself the Long Biên citadel built by the governor Đào Hoàng at the end of the third century”.

48

7

About some systems of water drainage at 18 Hoàng Diệu, the centre of Thăng Long Imperial Citadel

NGUYỄN HỒNG KIÊN, NGUYỄN VĂN MẠNH

“The paper refers to the system of water drainage from pre-Thăng Long and the Lý periods found at 18 Hoàng Diệu Street, the centre of the Thăng Long Imperial citadel.

Therefrom, the authors suppose that the traces of the drainage system around the construction enable us to identify the plan scales of its sites. The systems, "water flows" all mainly served as water drainage, whereas the defensive function, if there was, was just militarily secondary as these systems were all found in the forbidden Citadel, the military defense was not much significant.

In fact, we can see that the area of the Thăng Long Imperial citadel is low, not completely deposited. Therefore, without a good drainage system, people could not live there. The ancient architects/builders were "adaptable to the nature" in their thinking when they were based on the systems of rivers/ponds to build their systems of sewers and water drainage”.

 

60

8

Pillar bases of Trần period on the basis of archaeological data

BÙI VĂN HIẾU

“Under the technical angle, the traditional Vietnamese architecture includes constructions with wooden supporting frames that were mainly supporting pillars.

From the research on the traces of pillar bases from the Trần period, we can see that the rectangular architectural plans are most popular for the architectural constructions in the Trần period.

Similar to the Lý-period pillar bases, in the materials of the Trần’s ones, there are clay, bricks, tiles, gravels, stoneware and sagas. In addition, gravels were more popularly used and blocks of rocks were started to be used for building pillar bases.

Some basic techniques for building architectural bases also existed in the Trần period such as loading-ramming and arranging techniques. In terms of pillar-base type, the material layers were basically rammed to form but not as tightly and standardized as those of the Lý period”. 

 

71

9

Archaeological values of western Yên Tử sites and some orientations of preservation, endorsement, and valorization

NGUYỄN VĂN ĐÁP

“The system of the pagoda sites from the Lý - Trần period in the western Yên Tử area in the locations of the Lục Nam and Lục Ngạn districts, Bắc Giang province includes: the Hồ Bấc, Cao,  Đám Trì, Am Vãi, Hòn Tháp, Bình Long, Khám Lạng, Đồng Vành pagodas, etc.

The resent archaeological investigations and excavations at these pagodas provide more information for the research and restoration of the historical and cultural values related to Buddhism and the Trần-period Zen school of Trúc Lâm Yên Tử.

Based on the current statuses of these sites, the author proposes plans for preservation, endorsement and valorization of these sites”.

82

10

Changes of burial stupas from Lê Trung hưng period to Nguyễn period

MAI THÙY LINH

“Stupas are special architecture reflecting burial customs and serve as places for running sacrifices and worship by the eminent monks managing the pagodas. The research into these sites not only contributes to further understanding of their architecture but also provides important historical, cultural, religious and superstitious information.

The paper refers to the comparative research into the burial stupas of the Lê Trung Hưng period and those from the Lý - Trần period before it and the Nguyễn period after it. Therefrom, the author studies the changes in building materials, structure, decorative art on burial stupas as well as the social and religious backgrounds of the historical periods”.

93

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

61- Phan chu trinh - Hà Nội

Tel: 04. 9330732, Fax: 04. 9331607

Email:  tapchikhaoco@gmail.com

 Thái Thị Ngọc Hân

 

Thông báo

Thư viện

- Tác giả: Viện Khảo cổ học - Nhà xb: Khoa học xã hội - 2024 - Số trang: 1358tr - Khổ: 19x27cm
- Tác giả: Trương Khởi Chi (Chủ biên) - Nhà xuất bản: Đại học Quốc gia Hà Nội - Năm xb: 2021 - Khổ sách: 16 x 24 - Số trang: 661 trang
- Tác giả: Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa - Nhà xuất bản: Thanh Hóa – 2020 - Số trang: 212 tr - Khổ sách: 21 x 29,7cm
- Tác giả:  GS.TS. Nguyễn Hữu Minh PGS.TS. Phan Thị Mai Hương PGS.TS. Vũ Thị Thanh Hương PGS.TS. Vũ Mạnh Lợi - Năm xuất bản: ...
- Tác giả: Paul Ory - Người dịch: Phạm Văn Tuân - Nhà xb: Dân Trí, 2019 - Khổ: 14 x 20,5 - Số trang: 164tr
- Tác giả :TS.Trần Thị Phương Hoa (Chủ biên), Viện sử học - Năm xuất bản: 2023 - Số trang: 432tr  
- Tác giả: Viện KHXH vùng Nam Bộ - Năm xuất bản: 2023 - Nhà xb:Lao Động - Số trang: 500  
- Tác giả : TS. Lý Hoàng Mai (Chủ biên)​ - Năm xuất bản: 2022 - Số trang: 244

Tạp chí

Phần 3: KCH sơ sử và nhà nước sớm
Huyện Hoàng Su Phì và Xín Mần nằm ở phía tây tỉnh Hà Giang, cách thành phố Hà Giang 100 - 150 km về phía tây; phía bắc giáp tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, phía tây giáp tỉnh Lào Cai, phía đông giáp huyện Vị Xuyên và huyện Bắc Quang, phía nam giáp huyện Quang Bình.

Tin tức khác


61 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội

+8424 38255449
Copyright © 2016 by khaocohoc.gov.vn.
Thiết kế bởi VINNO
Tổng số lượt truy cập: 9223646
Số người đang online: 15