Sơ bộ kết quả khai quật đường Hoàng Gia- thành Nhà Hồ năm 2021-2022

Thực hiện Quyết định khai quật số 2924/QĐ-BVHTTDL ngày 12/11/2021 của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Viện Khảo cổ học và Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành Nhà Hồ đã tiến hành khai quật Khảo cổ đường Hoàng Gia với tổng diện tích 14.000m2. Con đường Hoàng Gia (hay Ngự đạo) là con đường Hoàng Đế đi nằm ở chính giữa Kinh đô theo trục bắc-nam trong quy hoạch tổng thể của các Kinh đô cổ Phương Đông.Cuộc khai quật năm nay cách cổng Nam 50m đã làm rõ địa tầng từ con đường hiện đại đến dấu tích móng, nền của con đường thời Hồ 
Dấu tích đường Hoàng Gia còn lại rất rõ được kè đá xanh và lát đá phiến nằm chính giữa cổng Nam Thành Nhà Hồ, hướng bắc-nam, nối thẳng về phía nam đến di tích Nam Giao nối về phía bắc con đường hướng vào Trung tâm Nội thành.
Lớp gia cố móng nền đường Hoàng Gia: tại các hố ở khu B đều cho thấy đường đã bị phá huỷ bởi các đợt đào đất làm đường năm 1938. Không thấy lớp đá xanh kè đường như ở cổng Nam. Tất cả chỉ còn lớp gia cố nền đường Hoàng Gia thời Hồ là lớp đất sét vàng lẫn sét đỏ đầm tạo mặt phẳng cho con đường và sân nền giữa các kiến trúc.
Như vậy có thể nhận thấy con đường Hoàng Gia của thành Tây Đô thời Hồ chỉ còn tình trạng tốt nhất ở khu vực trước và sau cổng Nam. Đi vào khu vực Nội thành, dấu tích con đường láđá đã bị cuộc xây dựng con đường 217 và năm 1938 phá huỷ hầu hết. 
       Toàn cảnh hố khai quật con đường Hoàng Gia-Thành Nhà Hồ

 Dấu tích lớp đá phiến lát đường được giai đoạn sau tận dụng làm móng đường nhựa
Dấu tích kiến trúc Cổng Sự xuất hiện của dấu tích hai lớp "Cổng" trên trục đường Hoàng Gia.Phạm vi xuất lộ kiến trúc Cổng thứ nhất cách cổng Nam khoảng gần 300m về phía bắc. Trên hiện trường, dấu tích móng kiến trúc đã xuất lộ 5 hàng cột với 10 móng cột dạng móng kép. Móng cột được gia cố bằng hệ thống vật liệu sét, sỏi đầm lèn rất kỹ và công phu.Kiến trúc Cổng thứ hai cách Cổng thứ nhất khoảng 60m về phía bắc, hiện trạng xuất lộ dấu tích móng 05 hàng cột với 10 móng cột dạng móng kép.

Dấu tích cụm kiến trúc Con Rồng nằm gần ở vị trí có thành bậc đá chạm rồng thời Trần - Hồ được GS.TS. Lưu Trần Tiêu dự đoán có thể nơi đây sẽ tìm thấy dấu tích Chính điện của Thành Nhà Hồ. Do nằm dưới 2 thành bậc này, nên chúng tôi tạm gọi là cụm kiến trúc Con Rồng. Cụm kiến trúc này mới chỉ khai quật được nửa phía đông. Hiện đã xác định cụm kiến trúc này có 5 kiến trúc kết nối với nhau thành một cụm kiến trúc liên hoàn.Cụm kiến trúc Trung tâm có ba đơn nguyên kiến trúc tạm gọi là kiến trúc nam, kiến trúc giữa và kiến trúc bắc kết nối với nhau theo xu hướng tạo thành một mặt bằng tổng thể hình chữ Công


Có thể nói cuộc khai quật đã có nhiều phát hiện mới đóng góp vào việc tìm hiểu cấu trúc và kiến trúc Thành Nhà Hồ qua các thời kỳ lịch sử. Cho đến năm 2022, các cuộc khai quật trong khu vực Nội thành đã liên tiếp làm xuất lộ nhiều dấu tích kiến trúc quan trọng của Kinh đô: Dấu tích con đường Hoàng Gia, cụm kiến trúc Nền Vua, cụm kiến trúc Con Rồng, dấu tích được tương truyền là Đông Thái miếu và Tây Thái miếu.
 

Thông báo

Thư viện

- Tác giả: Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa - Nhà xuất bản: Thanh Hóa – 2020 - Số trang: 212 tr - Khổ sách: 21 x 29,7cm
- Tác giả:  GS.TS. Nguyễn Hữu Minh PGS.TS. Phan Thị Mai Hương PGS.TS. Vũ Thị Thanh Hương PGS.TS. Vũ Mạnh Lợi - Năm xuất bản: ...
- Tác giả: Paul Ory - Người dịch: Phạm Văn Tuân - Nhà xb: Dân Trí, 2019 - Khổ: 14 x 20,5 - Số trang: 164tr
- Tác giả :TS.Trần Thị Phương Hoa (Chủ biên), Viện sử học - Năm xuất bản: 2023 - Số trang: 432tr  
- Tác giả: Viện KHXH vùng Nam Bộ - Năm xuất bản: 2023 - Nhà xb:Lao Động - Số trang: 500  
- Tác giả : TS. Lý Hoàng Mai (Chủ biên)​ - Năm xuất bản: 2022 - Số trang: 244
NXB Tổng hợp TPHCM vừa ra mắt trọn bộ 2 quyển sách Khảo cổ học Đồng bằng sông Mê Kông - Tập II: Văn minh vật chất Óc Eo của tác giả Louis Malleret do...
- Tác giả: Phạm Văn Kỉnh - Nhà xb: Văn hóa dân tộc - Năm xb: 2024 - Số trang: 302tr

Tạp chí

Huyện Hoàng Su Phì và Xín Mần nằm ở phía tây tỉnh Hà Giang, cách thành phố Hà Giang 100 - 150 km về phía tây; phía bắc giáp tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, phía tây giáp tỉnh Lào Cai, phía đông giáp huyện Vị Xuyên và huyện Bắc Quang, phía nam giáp huyện Quang Bình.
QUY ĐỊNH GỬI BÀI CHO TẠP CHÍ KHẢO CỔ HỌC    

61 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội

+8424 38255449
Copyright © 2016 by khaocohoc.gov.vn.
Thiết kế bởi VINNO
Tổng số lượt truy cập: 9022518
Số người đang online: 29