Nông thôn Trung Kỳ từ năm 1858 đến năm 1945

- Tác giả :TS.Trần Thị Phương Hoa (Chủ biên), Viện sử học

Năm xuất bản: 2023
- Số trang: 432tr
Cuốn sách được phát triển từ đề tài nằm trong hệ đề tài nghiên cứu cấp Bộ về Nông thôn Việt Nam từ cổ đại đến hiện đại do Viện Sử học triển khai từ năm 2013. Hệ đề tài nghiên cứu Nông thôn Việt Nam sẽ góp phần nhận diện đầy đủ hơn về diện mạo làng xã, hình thức quần cư, cộng cư, thiết chế chính trị - xã hội làng xã; kết cấu kinh tế truyền thống; quá trình thiên di, di dân; các mối quan hệ họ hàng – làng – nước ở nông thôn… và vai trò của nông thôn, làng xã trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Nội dung khoa học của đề tài góp phần tư vấn cho các nhà quản lý hoạch định những chính sách phù hợp đối với nông thôn, nông dân qua những kinh nghiệm lịch sử, như chính sách về đất đai, thuế khóa, về xây dựng thiết chế làng xã, về việc kết hợp các yếu tố pháp luật với luật lệ làng xã khi xử lý, giải quyết các vụ việc liên quan đến người dân… Đặc biệt, nội dung nghiên cứu của đề tài có thể góp phần cung cấp kinh nghiệm lịch sử trong quá trình triển khai xây dựng nông thôn mới hiện nay.
Đầu thế kỷ XX, nông thôn Việt Nam, trong đó nông thôn Trung Kỳ đã nằm trong chủ trương khai thác thuộc địa của chính quyền thực dân Pháp vì đây chính là nơi sản sinh ra các nguồn lực chủ yếu của thuộc địa như đất đai, thuế, nông sản phẩm, nguồn nhân lực. Việc phân chia Việt Nam ra làm ba xứ Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ và quá trình thiết lập hệ thống quản lý hành chính, kinh tế và xã hội ở những xứ này là một phần quan trọng trong hoạt động khai thác thuộc địa của Pháp ở Việt Nam.

Nhiều nghiên cứu của các học giả nước ngoài cho thấy Trung Kỳ là xứ có điều kiện tự nhiên đang dạng nhất Đông Dương, cùng với đó là sự phức tạp được hiện diện ở nhiều mặt như địa lý, lịch sử, thể chế chính trị. Chính những yếu tố này có những tác động nhất định đến nông thôn Trung Kỳ dưới chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp. Để làm rõ vấn đề này, năm 2023, Nhà xuất bản Khoa học xã hội xuất bản cuốn sách “Nông thôn Trung Kỳ từ năm 1858 đến năm 1945” do TS. Trần Thị Phương Hoa làm chủ biên.

Ngoài Lời nói đầu và Kết luận, nội dung chính của cuốn sách được thể hiện qua 3 chương:

Chương 1. Tổ chức, quản lý làng xã nông thôn Trung Kỳ thời Pháp thuộc

Chương 2. Kinh tế nông thôn Trung Kỳ dười thời Pháp thuộc

Chương 3. Văn hóa – xã hội nông thôn Trung Kỳ thời Pháp thuộc

Cầm cuốn sách trên tay, độc giả được tiếp cận một lượng lớn tài liệu sơ cấp và thứ cấp qua đó hiểu rõ phần nào sự thay đổi diện mạo nông thôn Trung Kỳ từ năm 1858 đến năm 1945. Phân tích nông thôn Trung Kỳ từ năm 1858 đến năm 1945 trên các bình diện, nhóm nghiên cứu khẳng định, thay đổi lớn nhất ở nông thôn Trung Kỳ thời Pháp thuộc là mối quan hệ giữa chính quyền trung ương và chính quyền làng xã được tăng cường; cơ sở hạ tầng đường sá, cầu cống được xây dựng, kết nối nông thôn với thành thị và giữa các vùng nông thôn với nhau. Tuy nhiên, đời sống người dân dường như không có thay đổi gì rõ rệt nếu không muốn nói tình trạng nghèo đói và bần cùng hóa có xu hướng tăng cao. Mâu thuẫn xã hội trong làng ngày càng thêm căng thẳng khi làng xã là nơi cung cấp nguồn nhân lực cũng như vật lực chủ yếu, quan trọng nhất cho chính quyền trung ương. Trong khi đó, người nông dân bị bần cùng hóa, bị bóc lột. Căng thẳng xã hội đã dẫn đến những phản kháng. Trên thực tế, các cuộc đấu tranh phần nhiều xuất phát từ nông thôn, kể từ phong trào Văn thân – Cần Vương, đến phong trào Duy Tân và sau này là phong trào Xô Viết – Nghệ Tĩnh đều lấy nông thôn, làng xã là nơi khởi phát và địa bàn hoạt động. Nhằm xoa dịu người dân, chính quyền thực dân đã thực thi một số chính sách đầu tư cho nông thôn nhưng sản xuất nông nghiệp đình đốn, suy thoái, đời sống người dân bấp bênh, kiệt quệ...
Xin trân trọng giới thiệu!

 

Thông báo

Thư viện

- Tác giả: Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa - Nhà xuất bản: Thanh Hóa – 2020 - Số trang: 212 tr - Khổ sách: 21 x 29,7cm
- Tác giả:  GS.TS. Nguyễn Hữu Minh PGS.TS. Phan Thị Mai Hương PGS.TS. Vũ Thị Thanh Hương PGS.TS. Vũ Mạnh Lợi - Năm xuất bản: ...
- Tác giả: Paul Ory - Người dịch: Phạm Văn Tuân - Nhà xb: Dân Trí, 2019 - Khổ: 14 x 20,5 - Số trang: 164tr
- Tác giả :TS.Trần Thị Phương Hoa (Chủ biên), Viện sử học - Năm xuất bản: 2023 - Số trang: 432tr  
- Tác giả: Viện KHXH vùng Nam Bộ - Năm xuất bản: 2023 - Nhà xb:Lao Động - Số trang: 500  
- Tác giả : TS. Lý Hoàng Mai (Chủ biên)​ - Năm xuất bản: 2022 - Số trang: 244
NXB Tổng hợp TPHCM vừa ra mắt trọn bộ 2 quyển sách Khảo cổ học Đồng bằng sông Mê Kông - Tập II: Văn minh vật chất Óc Eo của tác giả Louis Malleret do...
- Tác giả: Phạm Văn Kỉnh - Nhà xb: Văn hóa dân tộc - Năm xb: 2024 - Số trang: 302tr

Tạp chí

Huyện Hoàng Su Phì và Xín Mần nằm ở phía tây tỉnh Hà Giang, cách thành phố Hà Giang 100 - 150 km về phía tây; phía bắc giáp tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, phía tây giáp tỉnh Lào Cai, phía đông giáp huyện Vị Xuyên và huyện Bắc Quang, phía nam giáp huyện Quang Bình.
QUY ĐỊNH GỬI BÀI CHO TẠP CHÍ KHẢO CỔ HỌC    

Tin tức khác


61 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội

+8424 38255449
Copyright © 2016 by khaocohoc.gov.vn.
Thiết kế bởi VINNO
Tổng số lượt truy cập: 9017572
Số người đang online: 14