10 khám phá khảo cổ bị lãng quên đã được tìm lại

Những khám phá đầy giá trị này bị các nhà nghiên cứu đánh giá sai và dần rơi vào quên lãng.

1. Bức tượng thời đồ đá mới

Vào năm 1850, một bức tượng đá bí ẩn đã được phát hiện ở vùng Skara Brae thuộc đảo Orkney, Scotland.
Vào năm 1850, một bức tượng đá bí ẩn đã được phát hiện ở vùng Skara Brae thuộc đảo Orkney, Scotland.

Vào năm 1850, một bức tượng đá bí ẩn đã được phát hiện ở vùng Skara Brae thuộc đảo Orkney, Scotland. Các chuyên gia ước tính bức tượng này có niên đại vào khoảng 5.000 năm tuổi. Nó được tạc từ xương cá voi với kích thước cao 9,5cm và rộng 7,5cm. Điểm thú vị nằm ở chỗ, đây là một trong những bức tượng có niên đại lâu đời nhất miêu tả hình dáng của một người.

Được đặt tên là "Buddo" có nghĩa là "người bạn" trong tiếng Orkney, bức tượng này đã bị mất tích trong hơn 150 năm qua. Nó được cất giữ trong các kho lưu trữ của Bảo tàng Stromness và sau đó hoàn toàn bị quên lãng. Chỉ mãi cho đến khi các nhà khảo cổ quyết định xem xét lại các hiện vật của vùng Skara Brae thì Buddo mới được xuất hiện trở lại trước công chúng.

Các chuyên gia không thể chắc chắn được nó là gì. Nhưng họ nghĩ rằng nó có thể là một bức tượng thần thời đồ đá mới đã bị bỏ lại khi các cư dân chuyển đến sinh sống ở nơi khác.

2. Bản sao chép của tấm bản đồ đầu tiên trên thế giới

Trong lĩnh vực địa chất, William Smith là một huyền thoại. Ông được coi là "cha đẻ của ngành địa chất nước Anh" và là người tạo nên tấm bản đồ có khả năng làm thay đổi hoàn toàn nhận thức con người thời điểm đó về thế giới. Smith là người đầu tiên tạo ra một tấm bản đồ địa chất của một quốc gia. Cụ thể ở đây, đó chính là Vương quốc Anh. Vào thời điểm công bố, tấm bản đồ Smith đã tạo nên một cuộc cách mạng trong ngành địa chất.

Theo ghi chép, có đến 370 bản sao của tấm bản đồ địa chất Smith đã được sản xuất, tuy nhiên chỉ còn 70 tấm tồn tại cho đến nay. Cũng giống như Buddo, tấm bản đồ được lưu trữ trong một nơi an toàn và sau đó hoàn toàn bị quên lãng. Lần cuối cùng người ta nhìn thấy nó là vào khoảng 50 năm trước đây.

Mãi cho đến gần đây, tấm bản đồ Smith mới được tái phát hiện. Nó nằm trong kho lưu trữ của Hiệp hội địa chất. Trải qua nửa thế kỉ không tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, nhưng tấm bản đồ vẫn trong tình trạng tốt và màu sắc của nó vẫn còn rất tinh tế.

Trải qua nửa thế kỉ không tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, nhưng tấm bản đồ vẫn trong tình trạng tốt và màu sắc của nó vẫn còn rất tinh tế.
Trải qua nửa thế kỉ không tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, nhưng tấm bản đồ vẫn trong tình trạng tốt và màu sắc của nó vẫn còn rất tinh tế.

Điều khiến cho tấm bản đồ trở nên có giá trị là vì nó là một trong những phiên bản đầu tiên. Các chuyên gia ước tính giá trị của tấm bản đồ có thể lên đến 6 con số (tính theo bảng Anh).

Hiện nay, những bản đồ như thế này có thể dễ dàng tạo ra nhờ công nghệ hiện đại. Tuy nhiên, Smith đã mất gần 15 năm trong đời mình để thu thập các dữ liệu cần thiết để tạo ra tấm bản đồ kì diệu này.

3. Viên đạn súng thần công cổ nhất của nước Anh

Cuộc chiến Hoa Hồng là một trong những cuộc chiến mang tính lịch sử và biểu tượng hào hùng của nước Anh. Cuộc chiến này là sự tranh giành ngai vàng nước Anh của nhà York và Lancaster. Nó kéo dài trong suốt hơn 30 năm và chỉ kết thúc khi Henry Tudor của nhà Lancaster đánh bại vua Richard III trong trận Bosworth.

Vài năm trước đây, các chuyên gia đã tìm thấy một hiện vật thuộc cuộc chiến Hoa Hồng. Đó là một viên đạn súng thần công sử dụng trong trận Northampton vào năm 1460 giữa nhà Lancaster và nhà York. Hiện vật này đặc biệt được đánh giá cao vì nó là quả viên đạn súng thần công lâu đời nhất trong lịch sử nước Anh. Tuy nhiên, viên đạn này đã bị mất tích trong suốt một thời gian dài. Nó chỉ được tái phát hiện vào năm 2014 bởi Glenn Foard, một nhà khảo cổ của Đại học Huddersfield.

Một trong những bí ẩn liên quan đến viên đạn này là ai là người đã sử dụng nó. Theo các chuyên gia, lực lượng nhà Lancaster không thể sử dụng pháo của họ trong trận Northampton do mưa. Như vậy, có thể gần như chắc chắn rằng viên đạn này đã được sử dụng bởi phe York.

Vài năm trước đây, các chuyên gia đã tìm thấy một hiện vật thuộc cuộc chiến Hoa Hồng.
Vài năm trước đây, các chuyên gia đã tìm thấy một hiện vật thuộc cuộc chiến Hoa Hồng. Đó là một viên đạn súng thần công sử dụng trong trận Northampton vào năm 1460 giữa nhà Lancaster và nhà York.

4. Bức tượng điêu khắc hai người con song sinh của nữ hoàng Cleopatra và Marc Antony

Năm 1918, các nhà khảo cổ đã phát hiện ra một bức tượng bằng đá sa thạch đặc biệt gần đền thờ Dendera. Trong nhiều thập kỷ sau đó, tác phẩm điêu khắc này được trưng bày tại Bảo tàng Ai Cập nhưng không ai biết được danh tính và giá trị lịch sử của nó. Chỉ cho đến gần đây, khi một nhà Ai Cập tên là Giuseppina Capriotti đã kiểm tra các tác phẩm điêu khắc và tìm ra bí mật của bức tượng kì lạ này.

Tác phẩm mô tả hai đứa trẻ khỏa thân, một nam một nữ. Cả hai đang nắm giữ một con rắn bằng một tay trong khi tay kia khoác lên vai nhau. Bé gái đội một chiếc đĩa hình lưỡi liềm và mặt trăng trong khi bé trai đội chiếc đĩa hình mặt trời.

Sau khi tiến hành phân tích kỹ lưỡng, Capriotti phát hiện ra rằng những đứa trẻ được miêu tả trong tác phẩm điêu khắc này chính là Alexander Helios và Cleopatra Selene, hai đứa con sinh đôi của Nữ hoàng Cleopatra và Marc Antony. Mặc dù các tác phẩm điêu khắc được bảo quản trong điều kiện tương đối tốt, tuy nhiên chi tiết về gương mặt hai đứa trẻ vẫn không thể nhìn thấy rõ.

Năm 1918, các nhà khảo cổ đã phát hiện ra một bức tượng bằng đá sa thạch đặc biệt gần đền thờ Dendera.
Năm 1918, các nhà khảo cổ đã phát hiện ra một bức tượng bằng đá sa thạch đặc biệt gần đền thờ Dendera.

Có khá ít tư liệu lịch sử về cuộc đời thật của cặp song sinh này. Lịch sử viết rằng Alexander Helios đột nhiên biến mất không một dấu vết cùng với người anh ruột của mình là Ptolemy Philadelphus. Còn Cleopatra Selene lại kết hôn với vua Juba II của vùng Mauretania.

5. Bức phù điêu Pharaoh cổ nhất

Vào những năm 1890, nhà khảo cổ học Archibald Sayce đã phát hiện ra một vài tác phẩm điêu khắc đáng chú ý trong một ngôi làng Ai Cập có tên là Nag el-Hamdulab. Tuy nhiên, khám phá của ông đã không được giới khoa học vào thời ấy đánh giá cao.

Trong nhiều năm qua, những hình chạm khắc này đã bị rơi vào quên lãng. Chỉ cho đến năm 2008, khi nhà nghiên cứu Maria Gatto của Đại học Yale đã tái phát hiện và nghiên cứu lại những bức phù điêu này.

Tác phẩm nghệ thuật này có giá trị rất lớn về mặt lịch sử vì nó là những mô tả cổ nhất về một pharaoh. Các hình chạm khắc miêu tả một chiếc vương miện màu trắng đang di chuyển trong một buổi lễ rước trên một con thuyền hình liềm. Các chuyên gia đưa ra giả thuyết rằng những gì bức phù điêu cố gắng truyền đạt là hình ảnh một pharaoh đang thực hiện một chuyến thu thuế trên khắp Ai Cập.

Tác phẩm nghệ thuật này có giá trị rất lớn về mặt lịch sử vì nó là những mô tả cổ nhất về một pharaoh.
Tác phẩm nghệ thuật này có giá trị rất lớn về mặt lịch sử vì nó là những mô tả cổ nhất về một pharaoh.

Các nhà khảo cổ ước tính rằng niên đại của bức phù điêu nằm trong khoảng từ 3200- 3100 TCN. Đó là khoảng thời gian khi Ai Cập đã được thống nhất từ hai vương quốc nhỏ hơn. Điều này đã khiến các chuyên gia kết luận rằng pharaoh được miêu tả trong hình khắc có thể là Narmer, người đã thống nhất hai miền của Ai Cập.

6. Bức tranh tường Thập tự chinh

Nhờ vào một đường ống nước bị vỡ mà bức tranh treo tường lãng quên của quân Thập tự chinh đã được tái phát hiện tại bệnh viện Saint-Louis ở Jerusalem. Bức tranh đã được vẽ bởi một người Pháp tên là Comte Marie Paul Amedee de Piellat. Ông đặt tên cho nó là Thánh Louis IX, một vị vua Pháp và cũng là một người lính Thập tự chinh.

Trong suốt Thế chiến thứ nhất, lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ đã kiểm soát bệnh viện. Tuy không phá hủy các tòa nhà, nhưng họ đã sơn đen lại toàn bộ các bức tường làm che khuất đi những bức tranh của Piellat. Khi chiến tranh kết thúc, ông đã cố gắng để khôi phục các bức tranh nhưng ông đã mất trước khi hoàn thành mọi thứ.

Bức tranh đã được vẽ bởi một người Pháp tên là Comte Marie Paul Amedee de Piellat.
Bức tranh đã được vẽ bởi một người Pháp tên là Comte Marie Paul Amedee de Piellat.

7. Quyển sách Torah hoàn chỉnh cổ nhất thế giới

Torah là giáo lý quan trọng nhất trong đạo Do Thái. Vì thế, những phát hiện liên quan đến nó đều là những sự kiện tôn giáo và lịch sử quan trọng. Vào năm 2013, Giáo sư Mauro Perani của Đại học Bologna đã phát hiện ra một hiện vật được xem là bản sao lâu đời nhất của Torah.

Ông ước tính rằng các văn bản này đã được viết trong thế kỷ 17 và bị để quên trong thư viện của Bologna trong hơn 100 năm.

Tuy nhiên, những phân tích niên đại bằng cacbon đã cho thấy sự thật bất ngờ hơn. Quyển Torah này được viết vào khoảng giữa thế kỷ 12 và 13. Trước khi phát hiện văn bản này, các bản sao lâu đời nhất được biết đến của Torah là từ thế kỷ 14.

Vào năm 2013, Giáo sư Mauro Perani của Đại học Bologna đã phát hiện ra một hiện vật được xem là bản sao lâu đời nhất của Torah.
Vào năm 2013, Giáo sư Mauro Perani của Đại học Bologna đã phát hiện ra một hiện vật được xem là bản sao lâu đời nhất của Torah.

8. Vòng cổ vuốt gấu

Hai nhà thám hiểm William Clark và Meriwether Lewis đã trở thành huyền thoại sau khi họ tiến hành khám phá miền Tây nước Mỹ thuở còn sơ khai. Trong chuyến thám hiểm của mình, họ đã đưa về một số hiện vật bản địa. Một trong số đó là chiếc vòng cổ làm từ vuốt gấu. Đây là một đồ trang sức rất quý hiếm biểu thị sự dũng cảm mà các chiến binh bộ lạc người bản địa ở Mỹ đeo khi đi săn. Chiếc vòng cổ gồm 38 móng vuốt gấu, mỗi chiếc có kích thước khoảng 7,5cm.

Nhưng chiếc vòng cổ này đã bị mất do lỗi của một nhân viên bảo quản. Khi Bảo tàng Peabody Harvard mua lại hiện vật này vào năm 1941, một nhân viên đã cho nó vào danh mục hiện vật của các đảo Nam Thái Bình Dương. Chỉ cho đến năm 2003, chiếc vòng cổ vuốt gấu này mới được tái phát hiện vì những người phụ trách của phòng lưu trữ Châu Đại Dương ở bảo tàng Peabody nhận ra rằng chiếc vòng cổ này không có vẻ gì là liên quan đến biển cho lắm.

Đây là một đồ trang sức rất quý hiếm biểu thị sự dũng cảm mà các chiến binh bộ lạc người bản địa ở Mỹ đeo khi đi săn.
Đây là một đồ trang sức rất quý hiếm biểu thị sự dũng cảm mà các chiến binh bộ lạc người bản địa ở Mỹ đeo khi đi săn.

9. Bộ xương của Noah

Đây không phải là xương của Noah, người đàn ông được miêu tả trong kinh thánh, mà là bộ xương của một người tiền sử sống sót sau một trận lũ lớn giống như Noah. Bộ xương được các nhà khảo cổ ước tính vào khoảng 6.500 năm tuổi.

Bộ xương có niên đại khoảng 4500 TCN, đã được phát hiện bởi một đoàn thám hiểm của Đại học Pennsylvania. Nó đã được khai quật trong khu nghĩa trang hoàng gia Ur (Iraq ngày nay). Sau khi tiến hành phân tích, các nhà khoa học cho rằng bộ xương này thuộc về một người đàn ông khá cơ bắp với chiều cao 178 cm và qua đời ở tuổi 50.

Trải qua hơn 80 năm, bộ xương của Noah bị quên lãng trong tầng hầm của Bảo tàng Penn. Chỉ đến năm 2014, khi các bảo tàng quyết định số hóa tất cả các hồ sơ liên quan đến các cuộc thám hiểm thì bộ xương mới được tái phát hiện.

Khám phá Noah mang đến những giá trị rất lớn đối với ngành khảo cổ học vì giúp mang lại rất nhiều thông tin như lối sống và cách ăn uống của con người vào thời điểm đó.

Bộ xương có niên đại khoảng 4500 TCN, đã được phát hiện bởi một đoàn thám hiểm của Đại học Pennsylvania.
Bộ xương có niên đại khoảng 4500 TCN, đã được phát hiện bởi một đoàn thám hiểm của Đại học Pennsylvania.

10. Công thức tạo nên hòn đá hóa vàng của Isaac Newton

Chúng ta ai cũng biết rằng Isaac Newton là một nhà vật lý huyền thoại. Nhưng khá ít người biết được rằng ông cũng rất đam mê với thuật giả kim. Trong thực tế, Newton đã cố gắng trong nhiều năm với ước vọng biến chì thành vàng.

Một bản thảo viết tay về thuật giả kim vào thế kỷ 17 của Isaac Newton, chôn vùi trong bộ sưu tập tư nhân suốt nhiều thập kỷ, hé lộ công thức chế hòn đá phù thủy chứa phép thuật tạo vàng và thuốc trường sinh.

Hòn đá phù thủy hay Đá tạo vàng là một vật chất kỳ bí. Các nhà giả kim thuật tin rằng nó có nhiều đặc tính phép thuật giúp con người trường sinh.

Một bản thảo viết tay về thuật giả kim vào thế kỷ 17 của Isaac Newton

Một bản thảo viết tay về thuật giả kim vào thế kỷ 17 của Isaac Newton, chôn vùi trong bộ sưu tập tư nhân suốt nhiều thập kỷ, hé lộ công thức chế hòn đá phù thủy chứa phép thuật tạo vàng và thuốc trường sinh.

Tài liệu viết tay này chứa những chỉ dẫn để tạo ra chất thủy ngân phù thủy do Newton sao chép lại từ sổ tay của một nhà giả kim danh tiếng khác. Được viết bằng tiếng Latinh, tựa đề của nó là "Chuẩn bị thủy ngân Sophick cho hòn đá phù thủy bằng kim loại chống mòn hình sao của sao Hỏa và Mặt Trăng lấy từ ghi chép của triết gia người Mỹ".

Công thức điều chế thủy ngân phù thủy của Newton ban đầu do một nhà hóa học người Mỹ tên George Starkey viết ra. Starkey học tại Đại học Harvard và chuyển đến Anh năm 1650 để cộng tác với các nhà hóa học xuất chúng đương thời. Cuối cùng, ông làm việc với Robert Boyle, một trong những đồng nghiệp của Newton. Nhưng Starkey công bố nghiên cứu dưới bút danh Eirenaeus Philalethes, cho phép ông kiểm soát việc các nhà hóa học khác mô phỏng thí nghiệm của mình.

Tuy các sử gia không nêu rõ Newton có tiến hành thí nghiệm giả kim của Starkey hay không, khả năng này là rất cao theo nhận định của Voelkel. Trên thực tế, Newton để lại nhiều chú thích và sửa một lỗi sai trong bản gốc của Starkey. Ở phía sau bản thảo, ông cũng viết lại một thí nghiệm chưng cất lõi chì của chính ông.

Theo khampha

Thông báo

Thư viện

- Tác giả: Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa - Nhà xuất bản: Thanh Hóa – 2020 - Số trang: 212 tr - Khổ sách: 21 x 29,7cm
- Tác giả:  GS.TS. Nguyễn Hữu Minh PGS.TS. Phan Thị Mai Hương PGS.TS. Vũ Thị Thanh Hương PGS.TS. Vũ Mạnh Lợi - Năm xuất bản: ...
- Tác giả: Paul Ory - Người dịch: Phạm Văn Tuân - Nhà xb: Dân Trí, 2019 - Khổ: 14 x 20,5 - Số trang: 164tr
- Tác giả :TS.Trần Thị Phương Hoa (Chủ biên), Viện sử học - Năm xuất bản: 2023 - Số trang: 432tr  
- Tác giả: Viện KHXH vùng Nam Bộ - Năm xuất bản: 2023 - Nhà xb:Lao Động - Số trang: 500  
- Tác giả : TS. Lý Hoàng Mai (Chủ biên)​ - Năm xuất bản: 2022 - Số trang: 244
NXB Tổng hợp TPHCM vừa ra mắt trọn bộ 2 quyển sách Khảo cổ học Đồng bằng sông Mê Kông - Tập II: Văn minh vật chất Óc Eo của tác giả Louis Malleret do...
- Tác giả: Phạm Văn Kỉnh - Nhà xb: Văn hóa dân tộc - Năm xb: 2024 - Số trang: 302tr

Tạp chí

Huyện Hoàng Su Phì và Xín Mần nằm ở phía tây tỉnh Hà Giang, cách thành phố Hà Giang 100 - 150 km về phía tây; phía bắc giáp tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, phía tây giáp tỉnh Lào Cai, phía đông giáp huyện Vị Xuyên và huyện Bắc Quang, phía nam giáp huyện Quang Bình.
QUY ĐỊNH GỬI BÀI CHO TẠP CHÍ KHẢO CỔ HỌC    

61 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội

+8424 38255449
Copyright © 2016 by khaocohoc.gov.vn.
Thiết kế bởi VINNO
Tổng số lượt truy cập: 9028966
Số người đang online: 40