NGHIÊN CỨU NHỮNG DI CỐT NGƯỜI CỔ DI CHỈ KHẢO CỔ HỌC HÒA DIÊM (KHÁNH HÒA)
NGHIÊN CỨU NHỮNG DI CỐT NGƯỜI CỔ DI CHỈ KHẢO CỔ HỌC HÒA DIÊM (KHÁNH HÒA)
Thứ sáu, 05 Tháng 6 2015 15:17
- Tác giả: Nguyễn Lân Cường, Hirofumi Matsumura
- Nxb: Văn hóa - Thông tin- 2014
- Số trang: 205tr
- Khổ sách: (16x24)cm.
Tài liệu về cổ nhân học có một ý nghĩa vô cùng quan trọng trong các cuộc khai quật khảo cổ học, nó giúp ta làm sáng tỏ dần chủ nhân của những hiện vật tìm thấy tại đây, cũng như câu hỏi luôn trăn trở những người khai quật khi phát hiện hàng loạt những ngôi mộ cổ. Chủ nhân nằm trong ngôi mộ ấy là ai ? sinh sống từ xa xưa trên mảnh đất này hay từ đâu tới ? Bởi lẽ đó mà các tác giả, những nhà nghiên cứu thấy sau 7 lần thám sát, khai quật địa điểm khảo cổ học Hòa Diêm, đã đến lúc họ thấy phải tổng kết lại về mặt cổ nhân học của địa điểm này, để tìm hiểu chẳng những chỉ có những tư liệu phong phú về thể chất con người ở đây, về loại hình nhân chủng mà còn về mộ táng, về phong tục chôn cất, về cổ bệnh lý ...
Một cổ Hòa Diêm khá nhiều, nhưng thường mủn nát, nên việc phục chế, gắn chắp mất rất nhiều thời gian, nhiều hộp sọ vỡ thành gần trăm mảnh. Mặt khác, trong ngôi mộ chum không phải lúc nào cũng chỉ có một cá thể mà có khi mai táng 2 hoặc 3, thậm chí tới 5 cá thể. Để phân biệt các cá thể trong một mộ chum không hề đơn giản, nó yêu cầu nhà nghiên cứu phải thận trọng và tìm nhiều cách để đến gần với sự thật, đó là những khó khăn rất lớn với những nhà nghiên cứu. Nhưng, nhờ có sự cộng tác mật thiết giữa các nhà khoa học Nhật Bản và Việt Nam nên bước đầu đã đạt được thành tựu nhất định, và cuốn sách này ra đời đã chứng minh cho đều đó, và đặc biệt có thêm sự hỗ trợ tận tình của Sở VHTT và DL Khánh Hòa và Bảo tàng tỉnh Khánh Hòa.
Nội dung cuốn sách gốm 3 chương:
1/ Vị trí địa lý và lịch sử nghiên cứu
2/ Tư liệu nghiên cứu: Di cốt tìm được trong các năm khai quật 1999, 2002, 2007, 2010, 2011.
3/ Kết luận: Số lượng cá thể nghiên cứu; niên đại; hình thức mai táng; phong tục; bệnh lý; phân tích dữ liệu về nhân chủng; những đặc điểm răng không đo đạc; thảo luận về đặc điểm chủng tộc của người Hòa Diêm và nguồn gốc.
Kèm theo hệ thống bản đồ và nhiều bản ảnh về công trường khai quật, hố khai quật của các năm khai quật 2002, 2007, 2010, 2011; về các ngôi mộ chum, về di cốt người v.v... dùng để minh họa.
Hy vọng sẽ là tư liệu quý cho nhưng ai quan tâm nghiên cứu, tìm hiểu.
Xin trân trọng giới thiệu!
Ngô Thị Nhung
- 01/07/2015 11:30 - LỊCH SỬ VIỆT NAM (từ năm 1930 đến năm 1945)
- 01/07/2015 11:07 - VĂN HÓA CHĂM (Cham Cultural Studies)
- 11/06/2015 16:09 - THƯ VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
- 11/06/2015 14:39 - TRONG CÕI
- 11/06/2015 10:38 - CÁC NỀN VĂN HÓA CỔ VIỆT NAM (TỪ THỜI NGUYÊN THỦY ĐẾN THẾ KỶ 19) (26/03/2015)
- 05/06/2015 14:13 - VIỆT NAM VĂN HÓA SỬ CƯƠNG
- 28/05/2015 08:54 - ĐỊA CHÍ VĨNH PHÚC
- 27/05/2015 11:46 - ĐÌNH LÀNG VÙNG CHÂU THỔ BẮC BỘ
- 22/05/2015 10:18 - ĐỐI THOẠI VỚI NỀN VĂN MINH CỔ CHAMPA
- 22/05/2015 10:00 - LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NGUỒN GỐC ĐẾN GIỮA THẾ KỶ XX