Nghệ thuật chạm gỗ và tạc tượng đồng bằng sông Hồng

Nghệ thuật chạm gỗ và tạc tượng đồng bằng sông Hồng

 

 

Nghề mộc xuất hiện cách ngày nay hàng ngàn năm, nhưng cho tới thế kỷ XIV-XV, các làng nghề mộc vùng châu thổ sông Hồng mới dần được hình thành và phát triển.

Mặc dù xuất hiện muộn hơn các nghề có niên đại từ thời tiền, sơ sử (như nghề chế tác đá, nghề đan, nghề làm đồ gốm, nghề chế tác kim loại …) song nghề mộc ở nước ta vẫn được coi là một nghề nảy sinh và phát triển sớm, bởi nó phải đáp ứng một trong những nhu cầu thiết yếu của con người khi bước chân ra ngoài hang động, đó là nhu cầu tạo dựng nơi ở.

Cuốn sách Nghệ thuật chạm gỗ và tạc tượng đồng bằng sông Hồng của nhóm tác giả Trương Duy Bích và Trương Minh Hằng là thành quả nhiều năm khảo sát thực địa của nhóm nghiên cứu. Trong hệ thống các làng nghề thủ công mỹ nghệ vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, với mục đích là lựa chọn 4 làng có các nghề tương đối giống nhau và sử dụng nguyên liệu gỗ là nghề đóng đồ mộc, nghề chạm gỗ, nghề chế tác tượng Phật hoặc tượng các con rối … thuộc 4 xứ “Đông, Nam, Đoài, Bắc” của châu thổ sông Hồng, nhóm nghiên cứu đã thực hiện các đề tài: Làng nghề chạm gỗ La Xuyên, Làng nghề Chàng Sơn, Làng nghề chạm gỗ Phù Khê … Đây là những công trình thuộc hệ thống các đề tài “tiềm năng” của Viện.

Nội dung của cuốn sách bao gồm 2 phần lớn:

Phần 1: Đặc trưng nghệ thuật chạm gỗ và tạc tượng đồng bằng sông Hồng

Phần 2: Giới thiệu một số làng nghề tiêu biểu vùng đồng bằng sông Hồng

Với công trình này, nhóm tác giả tìm hiểu những vấn đề cốt lõi của nghệ thuật chạm khắc gỗ và tạc tượng với mục đích làm rõ những đặc trưng riêng biệt và sự đóng góp của dòng nghề này trong đời sống vật chất và tinh thần xã hội Việt xưa và nay.

-Nxb: Văn hóa - Thông tin

- Số trang: 390 trang

- khổ sách: 14,5x20,5

Xin trân trọng giới thiệu!

Ngô Thị Nhung

 
 
 
Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Thông báo

Thư viện

- Tác giả: Viện Khảo cổ học - Nhà xb: Khoa học xã hội - 2024 - Số trang: 1358tr - Khổ: 19x27cm
- Tác giả: Trương Khởi Chi (Chủ biên) - Nhà xuất bản: Đại học Quốc gia Hà Nội - Năm xb: 2021 - Khổ sách: 16 x 24 - Số trang: 661 trang
- Tác giả: Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa - Nhà xuất bản: Thanh Hóa – 2020 - Số trang: 212 tr - Khổ sách: 21 x 29,7cm
- Tác giả:  GS.TS. Nguyễn Hữu Minh PGS.TS. Phan Thị Mai Hương PGS.TS. Vũ Thị Thanh Hương PGS.TS. Vũ Mạnh Lợi - Năm xuất bản: ...
- Tác giả: Paul Ory - Người dịch: Phạm Văn Tuân - Nhà xb: Dân Trí, 2019 - Khổ: 14 x 20,5 - Số trang: 164tr
- Tác giả :TS.Trần Thị Phương Hoa (Chủ biên), Viện sử học - Năm xuất bản: 2023 - Số trang: 432tr  
- Tác giả: Viện KHXH vùng Nam Bộ - Năm xuất bản: 2023 - Nhà xb:Lao Động - Số trang: 500  
- Tác giả : TS. Lý Hoàng Mai (Chủ biên)​ - Năm xuất bản: 2022 - Số trang: 244

Tạp chí

Phần 3: KCH sơ sử và nhà nước sớm
Huyện Hoàng Su Phì và Xín Mần nằm ở phía tây tỉnh Hà Giang, cách thành phố Hà Giang 100 - 150 km về phía tây; phía bắc giáp tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, phía tây giáp tỉnh Lào Cai, phía đông giáp huyện Vị Xuyên và huyện Bắc Quang, phía nam giáp huyện Quang Bình.

Tin tức khác


61 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội

+8424 38255449
Copyright © 2016 by khaocohoc.gov.vn.
Thiết kế bởi VINNO
Tổng số lượt truy cập: 9231091
Số người đang online: 16