Nghề luyện kim văn hoá Đồng Đậu

Nghề luyện kim văn hoá Đồng Đậu

 

 

Việc phát minh ra nghề luyện kim, mà trước hết là luyện kim đồng đã đánh dấu một cuộc cách mạng lớn trong lịch sử kỹ thuật của nhân loại. Với những tác động to lớn, nghề luyện kim đã thúc đẩy xã hội tiến đến thời đại văn minh. Ở khu vực trung du và đồng bằng Bắc Bộ, nghề luyện kim đã xuất hiện từ giai đoạn Phùng Nguyên (4.000-3.500 BP), nhưng thực sự có sự phát triển mang tính dột phá như “cuộc cách mạng” từ giai đoạn Đồng đậu (3.500-3.000 BP), sau đó nó tiếp tục được phát triển lên một bước cao hơn trong giai đoạn Gò Mun (3.000-2.700 BP), và đạt đến đỉnh cao vào giai đoạn văn hoá Đông Sơn (2.700-1.800 BP).

Chuyên khảo “Nghề luyện kim văn hoá Đồng Đậu của tác giả Bùi Hữu Tiến được hoàn thiện dựa trên kết quả nghiên cứu của đề tài khoa học do Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn tài trợ kinh phí. Công trình là một tổng quan khoa học rất lý thú về một vấn đề mang tính then chốt trong nghiên cứu về khảo cổ học giai đoạn văn hoá Đồng đậu nói riêng và thời tiền sơ sử ở miền Bắc Việt Nam nói chung.

Đây là một công trình nghiên cứu toàn diện, hoàn thiện nhất về nghề luyện đúc đồng văn hoá Đồng Đậu, qua đó đã tái dựng lại bức tranh toàn cảnh, đầy sức cuốn hút về nghề luyện kim trong một giai đoạn phát triển bứt phá mạnh mẽ.

Trong công trình này, tác giả không những giới thiệu đầy đủ các nét đặc trưng về di tích và di vật cùng công nghệ sản xuất đồ đồng thau giai đoạn văn hoá Đồng Đậu, mà đặc biệt còn dùng các lý thuyết, cách tiếp cận mới ít được sử dụng trong nghành khảo cổ học ở Việt Nam như lý thuyết hệ thống, lý thuyết khan hiếm, lý thuyết mạng xã hội … để đi sâu phân tích, đánh giá, làm rõ tác động của nghề luyện kim đối với sự phát triển của kinh tế xã hội từ nông nghiệp, các nghề thủ công, mua bán, trao đổi đến đánh cá, săn bắn, thu lượm cũng như sự phân tầng xã hội, sự phân công lao động cùng vai trò của người đàn ông và các “thủ lĩnh luyện kim” trong đời sống xã hội lúc đó.

Với nguồn tư liệu phong phú, cách nhìn nhận đa chiều, sự phân tích cẩn thận, chu đáo và một tinh thần làm việc rất nghiêm túc, say mê, nhiệt huyết, sau 10 năm nghiên cứu, Bùi Hữu Tiến đã giới thiệu đến đông đảo bạn đọc, một ấn phẩm khoa học công phu với nhiều ý tưởng và nhận thức mới. Tác giả cho rằng nghiên cứu về nghề luyện kim chính là chìa khoá quan trọng nhất trong hành trình đi soi tìm, khám phá và khai mở những mảnh ghép lịch sử bí ẩn, để từ đó phác dựng lại bức tranh của thời kỳ văn hoá Đồng Đậu nói riêng và bức tranh lịch sử kinh tế của thời kỳ Tiền Đông Sơn nói chung.

Nxb: Thế Giới

Số trang: 219 trang

Khổ: 14,5x20,5 cm

Xin trân trọng giới thiệu !

Ngô Thị Nhung

 

 

 
 
 
Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Thông báo

Thư viện

- Tác giả: Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa - Nhà xuất bản: Thanh Hóa – 2020 - Số trang: 212 tr - Khổ sách: 21 x 29,7cm
- Tác giả:  GS.TS. Nguyễn Hữu Minh PGS.TS. Phan Thị Mai Hương PGS.TS. Vũ Thị Thanh Hương PGS.TS. Vũ Mạnh Lợi - Năm xuất bản: ...
- Tác giả: Paul Ory - Người dịch: Phạm Văn Tuân - Nhà xb: Dân Trí, 2019 - Khổ: 14 x 20,5 - Số trang: 164tr
- Tác giả :TS.Trần Thị Phương Hoa (Chủ biên), Viện sử học - Năm xuất bản: 2023 - Số trang: 432tr  
- Tác giả: Viện KHXH vùng Nam Bộ - Năm xuất bản: 2023 - Nhà xb:Lao Động - Số trang: 500  
- Tác giả : TS. Lý Hoàng Mai (Chủ biên)​ - Năm xuất bản: 2022 - Số trang: 244
NXB Tổng hợp TPHCM vừa ra mắt trọn bộ 2 quyển sách Khảo cổ học Đồng bằng sông Mê Kông - Tập II: Văn minh vật chất Óc Eo của tác giả Louis Malleret do...
- Tác giả: Phạm Văn Kỉnh - Nhà xb: Văn hóa dân tộc - Năm xb: 2024 - Số trang: 302tr

Tạp chí

Huyện Hoàng Su Phì và Xín Mần nằm ở phía tây tỉnh Hà Giang, cách thành phố Hà Giang 100 - 150 km về phía tây; phía bắc giáp tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, phía tây giáp tỉnh Lào Cai, phía đông giáp huyện Vị Xuyên và huyện Bắc Quang, phía nam giáp huyện Quang Bình.
QUY ĐỊNH GỬI BÀI CHO TẠP CHÍ KHẢO CỔ HỌC    

Tin tức khác


61 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội

+8424 38255449
Copyright © 2016 by khaocohoc.gov.vn.
Thiết kế bởi VINNO
Tổng số lượt truy cập: 9027443
Số người đang online: 23