Bảo tồn và phát huy giá trị di sản chùa tháp thời Lý: hiện trạng và giải pháp

Vương triều Lý (1009-1225) là một thời kỳ quan trọng của Đại Việt trong lịch sử Việt Nam. Nhà Lý có nhiều sáng tạo văn hóa đặc sắc dựa trên quá trình khởi đầu cho sự phục hưng giá trị văn hóa truyền thống Lạc Việt sau hơn ngàn năm Bắc thuộc và sự tiếp biến các yếu tố văn minh trong khu vực. Triều Lý rất quan tâm phát triển Phật giáo. Ngoài hoạt động sao chép và phổ biến kinh sách, nhà Lý đặc biệt chú trọng việc xây dựng các công trình chùa tháp quy mô lớn. Chùa tháp thời Lý đều không còn kiến trúc trên mặt đất, chỉ còn nền móng dưới lòng đất, nhưng phần lớn là di sản quý của dân tộc như Tường Long, Phật Tích, Cảnh Long Đồng Khánh, Bảo Ninh Sùng Phúc, Vạn Phong Thành Thiện, Sùng Phúc, Sùng Nghiêm Diên Thánh, Sùng Thiện Diên Linh, Linh Xứng…
Di tích chùa tháp thời Lý là một loại hình di sản hỗn hợp, bao gồm cả vật thể và phi vật thể, có cả giá trị lịch sử nghệ thuật kiến trúc và giá trị văn hóa tôn giáo tín ngưỡng. Chúng không chỉ thể hiện đặc trưng văn hóa tiêu biểu của vương triều Lý, mà còn cho thấy sức sống trường tồn qua lịch sử cũng như trong đời sống tôn giáo tín ngưỡng hiện nay. Nhiều di sản chùa tháp thời Lý đang phát huy giá trị trong đời sống văn hóa, chính trị, xã hội và kinh tế ở nhiều địa phương thuộc miền Bắc Việt Nam. Cùng với sự phát triển của quá trình đô thị hóa và kinh tế du lịch văn hóa Phật giáo ba thập kỷ trở lại đây, di sản chùa tháp thời Lý đang chịu tác động đa chiều. Hiện trạng đó đặt ra một số vấn đề về giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị các di sản quý báu này của dân tộc. Bài viết này xuất phát từ hai vấn đề trữ lượng di tích và hiện trạng di sản chùa tháp thời Lý để đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát huy cho giai đoạn hiện nay.

Đề xuất quy trình chuyên môn bảo tồn và phục hồi di tích
(Nguồn: Đặng Hồng Sơn)

(Đặng Hồng Sơn, Hoàng Văn Khoán, Nguyễn Văn Anh, Khảo cổ học số 1/2024: 42-63).

Thông báo

Thư viện

- Tác giả: Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa - Nhà xuất bản: Thanh Hóa – 2020 - Số trang: 212 tr - Khổ sách: 21 x 29,7cm
- Tác giả:  GS.TS. Nguyễn Hữu Minh PGS.TS. Phan Thị Mai Hương PGS.TS. Vũ Thị Thanh Hương PGS.TS. Vũ Mạnh Lợi - Năm xuất bản: ...
- Tác giả: Paul Ory - Người dịch: Phạm Văn Tuân - Nhà xb: Dân Trí, 2019 - Khổ: 14 x 20,5 - Số trang: 164tr
- Tác giả :TS.Trần Thị Phương Hoa (Chủ biên), Viện sử học - Năm xuất bản: 2023 - Số trang: 432tr  
- Tác giả: Viện KHXH vùng Nam Bộ - Năm xuất bản: 2023 - Nhà xb:Lao Động - Số trang: 500  
- Tác giả : TS. Lý Hoàng Mai (Chủ biên)​ - Năm xuất bản: 2022 - Số trang: 244
NXB Tổng hợp TPHCM vừa ra mắt trọn bộ 2 quyển sách Khảo cổ học Đồng bằng sông Mê Kông - Tập II: Văn minh vật chất Óc Eo của tác giả Louis Malleret do...
- Tác giả: Phạm Văn Kỉnh - Nhà xb: Văn hóa dân tộc - Năm xb: 2024 - Số trang: 302tr

Tạp chí

Huyện Hoàng Su Phì và Xín Mần nằm ở phía tây tỉnh Hà Giang, cách thành phố Hà Giang 100 - 150 km về phía tây; phía bắc giáp tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, phía tây giáp tỉnh Lào Cai, phía đông giáp huyện Vị Xuyên và huyện Bắc Quang, phía nam giáp huyện Quang Bình.
QUY ĐỊNH GỬI BÀI CHO TẠP CHÍ KHẢO CỔ HỌC    

61 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội

+8424 38255449
Copyright © 2016 by khaocohoc.gov.vn.
Thiết kế bởi VINNO
Tổng số lượt truy cập: 9020960
Số người đang online: 16