Khảo cổ học Tiền - Sơ sử Hoàng Su Phì và Xín Mần (Hà Giang)
Khảo cổ học vùng đất phía tây tỉnh Hà Giang còn tương đối trẻ so với khu vực Cao nguyên đá Đồng Văn và khu vực thấp thung lũng sông Lô, sông Gâm. Trong thập niên đầu tiên của thế kỷ XXI, chỉ phát hiện duy nhất bãi đá cổ và hai di tích cự thạch ở huyện Xín Mần. Mãi cho đến năm 2015, những di tích và di vật khảo cổ học đầu tiên ở khu vực này mới được công bố và vào năm 2022 mới có cuộc điều tra khảo cổ học tổng thể ở đây. Bài viết này trình bày về khảo cổ học tiền - sơ sử qua những phát hiện về di tích và di vật từ trước đến nay.
Khu vực nghiên cứu là vùng cao núi đất phía tây gồm hai huyện Hoàng Su Phì và Xín Mần. Đây là khu vực thuộc khối núi thượng nguồn sông Chảy, sườn núi dốc, đèo cao, thung lũng và lòng suối hẹp, là một phần của cao nguyên Bắc Hà (cao nguyên nằm trên địa bàn hai tỉnh Lào Cai và Hà Giang, trải rộng trên phần lớn diện tích các huyện Bắc Hà, Si Ma Cai, Xín Mần, Hoàng Su Phì), thường được gọi là Vòm nâng sông Chảy, có độ cao từ 1.000m đến trên 2.000m. Địa hình nơi đây phổ biến dạng vòm hoặc nửa vòm, quả lê, yên ngựa xen kẽ các dạng địa hình dốc, đôi khi sắc nhọn hoặc lởm chởm dốc đứng, bị phân cắt mạnh, nhiều nếp gấp. Khu vực này là đất cổ nhất miền Bắc Việt Nam trên nền đá Gơ Nai và đá phiến mi ca thái CO Granit. Đất ở đây phần lớn là đất kết tinh, có độ dốc cao (lớn hơn 30%, lớn hơn 250). Sông suối đều ở dạng hẻm, có độ dốc lớn, chảy xiết, do sườn núi quá dốc dẫn đến quá trình xói mòn rửa trôi mạnh, lại không có bồi tụ, nên tầng đất mỏng, bị phân cắt mạnh. Khu vực này có các đỉnh núi cao như Tây Côn Lĩnh (2.419m) và Kiều Liêu Ti (2.402m).
Vùng núi đất phía tây có đặc trưng là một hệ sinh thái rừng khá phong phú, xen kẹp với các hệ sinh thái nông nghiệp. Trên các sườn của hệ thống núi đất có những thửa ruộng bậc thang nối tiếp nhau trên một diện tích khu vực rộng lớn đã tạo nên những cảnh quan tự nhiên tuyệt đẹp rất đặc thù của hệ sinh thái vùng núi đất ở Hà Giang. Vùng địa lý tự nhiên này được chia thành hai tiểu vùng là Hoàng Su Phì và Xín Mần. Trong đó, tiểu vùng Xín Mần có nền đá chắc chắn, không bị rửa trôi và sạt lở như Hoàng Su Phì.
Trong khu vực nghiên cứu, có thể kể đến ba con sông chính. Sông Chảy là phụ lưu lớn thứ hai sau sông Gâm của hệ thống sông Lô, bắt nguồn từ sườn tây nam đỉnh Tây Côn Lĩnh và sườn đông bắc đỉnh Chiêu Lầu Thi, chảy qua hai huyện Hoàng Su Phì và Xín Mần, vượt qua các tỉnh Lào Cai, Yên Bái rồi chảy vào sông Lô ở Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ. Sông Chảy là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho khu vực phía tây của Hà Giang. Sông Con bắt nguồn từ núi Nà Chì thuộc huyện Xín Mần, chảy qua huyện Quang Bỉnh, đổ vào sông Lô ở huyện Bắc Quang. Chiều dài sông khoảng 65km. Sông Bạc là sông nhánh lớn của sông Con, bắt nguồn từ núi Nguyên Sơn, thuộc huyện Hoàng Su Phì, đổ vào sông Con, chiều dài sông khoảng 23km. Ngoài ra, các con sông này đều được tiếp nước của vô số các con suối nhỏ từ núi cao chảy xuống (Địa chí Hà Giang 2020).
(Nguyễn Trường Đông, Khảo cổ học, số 2/2024: 3-16)
Khu vực nghiên cứu là vùng cao núi đất phía tây gồm hai huyện Hoàng Su Phì và Xín Mần. Đây là khu vực thuộc khối núi thượng nguồn sông Chảy, sườn núi dốc, đèo cao, thung lũng và lòng suối hẹp, là một phần của cao nguyên Bắc Hà (cao nguyên nằm trên địa bàn hai tỉnh Lào Cai và Hà Giang, trải rộng trên phần lớn diện tích các huyện Bắc Hà, Si Ma Cai, Xín Mần, Hoàng Su Phì), thường được gọi là Vòm nâng sông Chảy, có độ cao từ 1.000m đến trên 2.000m. Địa hình nơi đây phổ biến dạng vòm hoặc nửa vòm, quả lê, yên ngựa xen kẽ các dạng địa hình dốc, đôi khi sắc nhọn hoặc lởm chởm dốc đứng, bị phân cắt mạnh, nhiều nếp gấp. Khu vực này là đất cổ nhất miền Bắc Việt Nam trên nền đá Gơ Nai và đá phiến mi ca thái CO Granit. Đất ở đây phần lớn là đất kết tinh, có độ dốc cao (lớn hơn 30%, lớn hơn 250). Sông suối đều ở dạng hẻm, có độ dốc lớn, chảy xiết, do sườn núi quá dốc dẫn đến quá trình xói mòn rửa trôi mạnh, lại không có bồi tụ, nên tầng đất mỏng, bị phân cắt mạnh. Khu vực này có các đỉnh núi cao như Tây Côn Lĩnh (2.419m) và Kiều Liêu Ti (2.402m).
Vùng núi đất phía tây có đặc trưng là một hệ sinh thái rừng khá phong phú, xen kẹp với các hệ sinh thái nông nghiệp. Trên các sườn của hệ thống núi đất có những thửa ruộng bậc thang nối tiếp nhau trên một diện tích khu vực rộng lớn đã tạo nên những cảnh quan tự nhiên tuyệt đẹp rất đặc thù của hệ sinh thái vùng núi đất ở Hà Giang. Vùng địa lý tự nhiên này được chia thành hai tiểu vùng là Hoàng Su Phì và Xín Mần. Trong đó, tiểu vùng Xín Mần có nền đá chắc chắn, không bị rửa trôi và sạt lở như Hoàng Su Phì.
Trong khu vực nghiên cứu, có thể kể đến ba con sông chính. Sông Chảy là phụ lưu lớn thứ hai sau sông Gâm của hệ thống sông Lô, bắt nguồn từ sườn tây nam đỉnh Tây Côn Lĩnh và sườn đông bắc đỉnh Chiêu Lầu Thi, chảy qua hai huyện Hoàng Su Phì và Xín Mần, vượt qua các tỉnh Lào Cai, Yên Bái rồi chảy vào sông Lô ở Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ. Sông Chảy là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho khu vực phía tây của Hà Giang. Sông Con bắt nguồn từ núi Nà Chì thuộc huyện Xín Mần, chảy qua huyện Quang Bỉnh, đổ vào sông Lô ở huyện Bắc Quang. Chiều dài sông khoảng 65km. Sông Bạc là sông nhánh lớn của sông Con, bắt nguồn từ núi Nguyên Sơn, thuộc huyện Hoàng Su Phì, đổ vào sông Con, chiều dài sông khoảng 23km. Ngoài ra, các con sông này đều được tiếp nước của vô số các con suối nhỏ từ núi cao chảy xuống (Địa chí Hà Giang 2020).
(Nguyễn Trường Đông, Khảo cổ học, số 2/2024: 3-16)
Thông báo
Thứ tư, 12 Tháng 6 2024- 09:59
Thứ bảy, 27 Tháng 5 2023- 14:12
Thứ hai, 06 Tháng 6 2022- 10:10
Thứ tư, 23 Tháng 3 2022- 14:57
Thứ ba, 07 Tháng 9 2021- 16:38
Thư viện
- Tác giả: Viện Khảo cổ học
- Nhà xb: Khoa học xã hội - 2024
- Số trang: 1358tr
- Khổ: 19x27cm
- Tác giả: Trương Khởi Chi (Chủ biên)
- Nhà xuất bản: Đại học Quốc gia Hà Nội
- Năm xb: 2021
- Khổ sách: 16 x 24
- Số trang: 661 trang
- Tác giả: Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa
- Nhà xuất bản: Thanh Hóa – 2020
- Số trang: 212 tr
- Khổ sách: 21 x 29,7cm
- Tác giả:
GS.TS. Nguyễn Hữu Minh
PGS.TS. Phan Thị Mai Hương
PGS.TS. Vũ Thị Thanh Hương
PGS.TS. Vũ Mạnh Lợi
- Năm xuất bản: ...
- Tác giả: Paul Ory
- Người dịch: Phạm Văn Tuân
- Nhà xb: Dân Trí, 2019
- Khổ: 14 x 20,5
- Số trang: 164tr
- Tác giả :TS.Trần Thị Phương Hoa (Chủ biên), Viện sử học
- Năm xuất bản: 2023
- Số trang: 432tr
- Tác giả: Viện KHXH vùng Nam Bộ
- Năm xuất bản: 2023
- Nhà xb:Lao Động
- Số trang: 500
- Tác giả : TS. Lý Hoàng Mai (Chủ biên)
- Năm xuất bản: 2022
- Số trang: 244
Tạp chí
Phần 3: KCH sơ sử và nhà nước sớm
Khảo cổ học số 2/2024
Khảo cổ học số 1/2024
Khảo cổ học số 1/2024
Huyện Hoàng Su Phì và Xín Mần nằm ở phía tây tỉnh Hà Giang, cách thành phố Hà Giang 100 - 150 km về phía tây; phía bắc giáp tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, phía tây giáp tỉnh Lào Cai, phía đông giáp huyện Vị Xuyên và huyện Bắc Quang, phía nam giáp huyện Quang Bình.
Phần 2: Khảo cổ học Tiền sử
Phần 1: Vấn đề chung
Tin tức khác
02 Th12 2024 15:38
19 Th11 2024 16:52
19 Th11 2024 16:43
19 Th11 2024 16:36
19 Th11 2024 16:07
19 Th11 2024 15:58
Copyright © 2016 by khaocohoc.gov.vn.
Thiết kế bởi VINNO
Tổng số lượt truy cập: 9286825
Số người đang online: 19