Cải cách thể chế chính trị, kinh tế của Hồ Quý Ly và Lê Thánh Tông
- Tác giả : TS. Lý Hoàng Mai (Chủ biên)
- Năm xuất bản: 2022
- Số trang: 244
Cuốn sách là kết quả nghiên cứu của đề tài cấp Bộ của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam “Cải cách thể chế kinh tế của Hồ Quý Ly và Lê Thánh Tông”, do Viện Kinh tế Việt Nam chủ trì và TS. Lý Hoàng Mai làm chủ nhiệm.
Ngoài Lời nói đầu và Kết luận, nội dung chính của cuốn sách được bố cục thành 3 chương:
Chương 1. Cải cách thể chế chính trị, kinh tế của Hồ Quý Ly
Chương này, nhóm tác giả mô tả, phân tích bối cảnh lịch sử dẫn đến các cuộc cải cách thể chế của Hồ Quý Ly, đồng thời nghiên cứu, phân tích các nội dung của cuộc cải cách thể chế của Hồ Quý Ly dưới góc độ thể chế chính trị và thể chế kinh tế. Nghiên cứu khẳng định, cuộc cải cách của Hồ Quý Ly đã phần nào giải quyết tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội cuối thời Trần. Những cải cách này có mặt tích cực và hạn chế, nhưng vai trò “mở đường” của Hồ Quý Ly trong lịch sử khi thực hiện cuộc cải cách với mong muốn xây dựng một nhà nước trung ương tập quyền có sức mạnh về chính trị, quân sự, kinh tế để chống giặc ngoại xâm là điều không thể phủ nhận. Sự xuất hiện những tư tưởng cải cách của Hồ Quý Ly cuối thể kỷ XIV đầu thế kỷ XV đã góp phần định hướng một tiến trình vận động của xã hội phong kiến Việt Nam ở những thế kỷ tiếp theo trong việc xây dựng nhà nước phong kiến trung ương tập quyền.
Chương 2. Cải cách thể chế chính trị, kinh tế của Lê Thánh Tông
Tập trung phân tích bối cảnh lịch sử dẫn đến cải cách thể chế của Lê Thánh Tông; nghiên cứu, phân tích nội dung các cuộc cải cách thể chế của Lê Thánh Tông dưới hai góc độ thể chế chính trị và thể chế kinh tế. Về cải cách thể chế chính trị, nhóm tác giả phân tích một số nội dung: (i) Tư tưởng trị nước của lê Thánh Tông; (ii) Cải cách thể chế chính trị; (iii) Cải cách thể chế hành chính. Nghiên cứu khẳng định, cải cách hành chính dưới triều vua Lê Thánh Tông được đánh giá là tương đối toàn diện và đã mang lại sự hưng thịnh cho đất nước lúc bấy giờ, tình hình chính trị - xã hội ổn định, kinh tế đất nước phát triển. Thể chế nhà nước cũng hoàn thiện hơn các triều đại trước như: hạn chế sự lạm dụng quyền lực, hạn chế tha hóa, tham nhũng, hối lộ, lộng quyền của công thần trong giai đoạn Lê sơ, khi nhà vua còn là bậc minh quân.
Chương 3. Những tác động của các cuộc cải cách tới nền kinh tế phong kiến thế kỷ XV và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Trong chương này, nhóm nghiên cứu làm rõ ảnh hưởng của hai cuộc cải cách này tới nền kinh tế phong kiến ở thế kỷ XV trên các phương diện: sở hữu đất đai, nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp. Đồng thời, đánh giá những kết quả của hai cuộc cải cách ở các mặt thành công và hạn chế, chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế và rút ra bài học kinh nghiệm trong phát triển đất nước.
Có thể nói, cuốn sách là công trình nghiên cứu công phu của tập thể tác giả. Bằng cách tiếp cận đặc thù của lịch sử kinh tế, phương pháp nghiên cứu lịch sử, logic, so sánh.. nhóm nghiên cứu đã cung cấp cho người đọc những thông tin hữu ích, đặc biệt có giá trị về hoạt động cải cách thể chế chính trị và kinh tế của Hồ Quý Ly và Lê Thánh Tông từ thế kỷ XIV đến thế kỷ XV. Hy vọng cuốn sách đáp ứng nhu cầu của độc giả quan tâm.
Xin trân trọng giới thiệu!
- Năm xuất bản: 2022
- Số trang: 244
Cuốn sách là kết quả nghiên cứu của đề tài cấp Bộ của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam “Cải cách thể chế kinh tế của Hồ Quý Ly và Lê Thánh Tông”, do Viện Kinh tế Việt Nam chủ trì và TS. Lý Hoàng Mai làm chủ nhiệm.
Ngoài Lời nói đầu và Kết luận, nội dung chính của cuốn sách được bố cục thành 3 chương:
Chương 1. Cải cách thể chế chính trị, kinh tế của Hồ Quý Ly
Chương này, nhóm tác giả mô tả, phân tích bối cảnh lịch sử dẫn đến các cuộc cải cách thể chế của Hồ Quý Ly, đồng thời nghiên cứu, phân tích các nội dung của cuộc cải cách thể chế của Hồ Quý Ly dưới góc độ thể chế chính trị và thể chế kinh tế. Nghiên cứu khẳng định, cuộc cải cách của Hồ Quý Ly đã phần nào giải quyết tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội cuối thời Trần. Những cải cách này có mặt tích cực và hạn chế, nhưng vai trò “mở đường” của Hồ Quý Ly trong lịch sử khi thực hiện cuộc cải cách với mong muốn xây dựng một nhà nước trung ương tập quyền có sức mạnh về chính trị, quân sự, kinh tế để chống giặc ngoại xâm là điều không thể phủ nhận. Sự xuất hiện những tư tưởng cải cách của Hồ Quý Ly cuối thể kỷ XIV đầu thế kỷ XV đã góp phần định hướng một tiến trình vận động của xã hội phong kiến Việt Nam ở những thế kỷ tiếp theo trong việc xây dựng nhà nước phong kiến trung ương tập quyền.
Chương 2. Cải cách thể chế chính trị, kinh tế của Lê Thánh Tông
Tập trung phân tích bối cảnh lịch sử dẫn đến cải cách thể chế của Lê Thánh Tông; nghiên cứu, phân tích nội dung các cuộc cải cách thể chế của Lê Thánh Tông dưới hai góc độ thể chế chính trị và thể chế kinh tế. Về cải cách thể chế chính trị, nhóm tác giả phân tích một số nội dung: (i) Tư tưởng trị nước của lê Thánh Tông; (ii) Cải cách thể chế chính trị; (iii) Cải cách thể chế hành chính. Nghiên cứu khẳng định, cải cách hành chính dưới triều vua Lê Thánh Tông được đánh giá là tương đối toàn diện và đã mang lại sự hưng thịnh cho đất nước lúc bấy giờ, tình hình chính trị - xã hội ổn định, kinh tế đất nước phát triển. Thể chế nhà nước cũng hoàn thiện hơn các triều đại trước như: hạn chế sự lạm dụng quyền lực, hạn chế tha hóa, tham nhũng, hối lộ, lộng quyền của công thần trong giai đoạn Lê sơ, khi nhà vua còn là bậc minh quân.
Chương 3. Những tác động của các cuộc cải cách tới nền kinh tế phong kiến thế kỷ XV và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Trong chương này, nhóm nghiên cứu làm rõ ảnh hưởng của hai cuộc cải cách này tới nền kinh tế phong kiến ở thế kỷ XV trên các phương diện: sở hữu đất đai, nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp. Đồng thời, đánh giá những kết quả của hai cuộc cải cách ở các mặt thành công và hạn chế, chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế và rút ra bài học kinh nghiệm trong phát triển đất nước.
Có thể nói, cuốn sách là công trình nghiên cứu công phu của tập thể tác giả. Bằng cách tiếp cận đặc thù của lịch sử kinh tế, phương pháp nghiên cứu lịch sử, logic, so sánh.. nhóm nghiên cứu đã cung cấp cho người đọc những thông tin hữu ích, đặc biệt có giá trị về hoạt động cải cách thể chế chính trị và kinh tế của Hồ Quý Ly và Lê Thánh Tông từ thế kỷ XIV đến thế kỷ XV. Hy vọng cuốn sách đáp ứng nhu cầu của độc giả quan tâm.
Xin trân trọng giới thiệu!
Nguồn: Nxb: Khoa học xã hội
Thông báo
Thứ tư, 12 Tháng 6 2024- 09:59
Thứ bảy, 27 Tháng 5 2023- 14:12
Thứ hai, 06 Tháng 6 2022- 10:10
Thứ tư, 23 Tháng 3 2022- 14:57
Thứ ba, 07 Tháng 9 2021- 16:38
Thư viện
- Tác giả :TS.Trần Thị Phương Hoa (Chủ biên), Viện sử học
- Năm xuất bản: 2023
- Số trang: 432tr
- Tác giả: Viện KHXH vùng Nam Bộ
- Năm xuất bản: 2023
- Nhà xb:Lao Động
- Số trang: 500
- Tác giả : TS. Lý Hoàng Mai (Chủ biên)
- Năm xuất bản: 2022
- Số trang: 244
NXB Tổng hợp TPHCM vừa ra mắt trọn bộ 2 quyển sách Khảo cổ học Đồng bằng sông Mê Kông - Tập II: Văn minh vật chất Óc Eo của tác giả Louis Malleret do...
- Tác giả: Phạm Văn Kỉnh
- Nhà xb: Văn hóa dân tộc
- Năm xb: 2024
- Số trang: 302tr
- Dịch giả: Phan Phương Thảo, Phan Hải Linh, Phạm Lê Huy
- Nhà xb: Khoa học xã hội
- Năm xb: 2024
- Số trang: 722tr
- Tác giả: GS.TS. Lâm Thị Mỹ Dung và TS. Nguyễn Anh Thư
- Nhà xb: Văn hóa dân tộc
- Năm xb: 2020
- Số trang: 312tr
Tạp chí
Dày 100 trang, khổ 19x27cm
Dày 100 trang, khổ 19x27cm
Khảo cổ học số 5 - 2023
Khảo cổ học số 1- 2023
Khảo cổ học số 3/2023
Dày 100 trang, khổ 19x27cm
Khổ 19x27cm
Khổ 19x27cm
Tin tức khác
04 Th11 2024 11:04
04 Th11 2024 10:56
04 Th11 2024 10:45
04 Th11 2024 10:39
29 Th7 2024 09:48
29 Th7 2024 09:46
Copyright © 2016 by khaocohoc.gov.vn.
Thiết kế bởi VINNO
Tổng số lượt truy cập: 8961810
Số người đang online: 14