Các công xưởng chế tác đồ trang sức đá trong văn hóa Đông Sơn
Văn hóa Đông Sơn trong quá trình phát triển của mình đã đạt được những thành tựu vô cùng to lớn, có thể nói văn hóa Đông Sơn là sản phẩm tiêu biểu nhất của người Việt cổ. Sự phát triển dựa trên nền tảng kinh tế nông nghiệp ổn định, có năng suất cao, có sự phân hóa xã hội, đã hình thành những nhà nước chức năng từ nhu cầu trị thủy và chống giặc ngoại xâm. Trình độ kỹ thuật của cư dân Việt Cổ đã đạt đến đỉnh cao, điển hình là kỹ thuật đúc trống đồng. Song song với đó là tính chất chuyên môn hóa trong các ngành thủ công mà các công xưởng chế tác khuyên tai đá là một ví dụ.
Tồn tại trong thời hoàng kim của đồ kim khí, trong vai trò công cụ sản xuất đồ đá đã mất ưu thế, nhưng trong vai trò là đồ trang sức, đồ đá vẫn có một vị trí vô cùng quan trọng, cho đến nay chế tác đá quý vẫn là một trong những ngành có hiệu quả kinh tế cao. Những di vật khuyên tai, hạt chuỗi trong các công xưởng cho chúng ta thông tin quan trọng về kỹ thuật, kinh tế thời kỳ Đông Sơn.
Về địa bàn phân bố, các công xưởng này đều tập trung tại khu vực trù phú nhất của đồng bằng sông Mã, nằm cách các dòng chảy không xa. Cho đến thời kỳ văn hóa Đông Sơn thì những công xưởng chế tác đồ trang sức từ đá ở khu vực miền bắc hoàn toàn biến mất, mặc dù ở thời đại đồng thau trước đó có những công xưởng có quy mô lớn và chuyên môn hóa cao như Bãi Tự, Hồng Đà, Tràng Kênh, mà chỉ tập trung phân bố ở lưu vực sông Mã, về loại hình không phải chế tác những vật đeo đa dạng như Bãi Tự, Hồng Đà, Tràng Kênh mà chỉ chế tác khuyên tai với một kiểu dáng duy nhất. Điều này khó có thể diễn giải cặn kẽ, nhưng có thể những vòng đeo khác như vòng tay, vòng chân, vòng cổ, nhẫn đến văn hóa Đông Sơn đã được thay thế bằng những vòng đeo bằng kim loại đồng sắt, và trong những hiện vật của văn hóa Đông Sơn thì những đồ trang sức bằng đồng, bằng sắt chiếm rất nhiều. Nhưng khuyên tai trong văn hóa Đông Sơn lại chủ yếu bằng đá hoặc một số lượng không lớn khuyên tai thủy tinh, khuyên tai bằng kim loại rất hiếm. Có lẽ chỉ có các công xưởng ở lưu vực sông Mã thích nghi được với sự thay đổi đó, hoặc nhu cầu về khuyên tai ở lưu vực sông Mã là rất lớn…
Về niên đại, các công xưởng Gò Mả Chùa, Cồn Cấu, Bái Tê, Núi Sen đều thuộc vào giai đoạn vãn kỳ của văn hóa Đông Sơn, cuối thời đại đồng, sơ ký sắt sớm. Trong tầng văn hóa cho thấy ở đây đã có sự xâm nhập của văn hóa Hán, nhưng những yếu tố bản địa chưa hề mất đi mà trái lại còn tồn tại và phát huy mãnh liệt những bản sắc vốn có.
Đặc trưng của sản phẩm của các công xưởng này là sự vắng mặt của các công cụ sản xuất, sản phẩm chính là khuyên tai từ đá ngọc và đá thạch anh, nghèo nàn về kiểu dáng, đều là những khuyên tai hình vành khăn, nhỏ, bản mỏng, dẹt, mặt cắt hình chữ nhật, hình thang.
Thợ thủ công Đông Sơn đã đạt đến đỉnh cao của kỹ thuật chế tác đá, sản phẩm làm ra là những khuyên tai rất nhỏ, mỏng, có độ thẩm mĩ cao, tinh xảo tới từng chi tiết.
Các công xưởng đã đạt mức chuyên môn hóa tương đối cao, do vậy có thể đã có sự phân công lao động xã hội, và sự chuyên môn hóa đó chính là một trong những điều kiện để thương mại phát triển. Có thể nói bên cạnh kinh tế nền tảng của xã hội là nông nghiệp thì những ngành khác đang dần xác lập được vị trí của mình trong nền kinh tế. Những sản phẩm của các công xưởng không chỉ được trao đổi, giao lưu trong một khu vực nhỏ hẹp mà rất có thể đã vượt qua khỏi giới hạn của một thị tộc, bộ lạc, tiến đến những vùng xa hơn trên những con thuyền vận chuyển dọc theo những con sông. Quá trình trao đổi ấy đã thúc đẩy sự phát triển chung của kinh tế Đông Sơn, đẩy nhanh quá trình phân hóa xã hội.
Các công xưởng cũng cho thấy một phần cuộc sống và sinh hoạt của người Việt Cổ. Có thể nói với sự nở rộ và đạt đến trình độ cao của những công xưởng chế tác đồ trang sức, đã cho thấy cư dân Việt Cổ không chỉ biết đến trồng trọt chăn nuôi, mà còn rất chú trọng đến nhu cầu của đời sống tinh thần, tín ngưỡng. Các công xưởng là một trong những bằng chứng về trình độ phát triển của kinh tế thời kỳ văn hóa Đông Sơn. Với quy mô không lớn, loại hình công xưởng chế tác trang sức này góp phần phản ánh sự hình thành và phát triển của lĩnh vực thủ công gia đình, nhưng đồng thời những sản phẩm của các công xưởng ấy lại có mặt trên một khu vực rộng lớn, phản ánh những tiền đề cho sự hình thành và phát triển của những công xưởng có quy mô lớn hơn trong những giai đoạn tiếp theo. Tiếc rằng sự xâm lăng của phương Bắc và sự thống trị kéo dài đã khiến cho những công xưởng này không có điều kiện phát triển mạnh hơn nữa.
Các công xưởng luôn là những bằng chứng rõ nét nhất cho phép chúng ta khai thác được nhiều được nhiều thành tựu kỹ thuật của nguời xưa nhất. Do vậy các công xưởng chế tác khuyên tai đá cho chúng ta hiểu thêm về trình độ kỹ thuật của cư dân Đông Sơn, đồng thời phản ánh phần nào tâm thức của người Việt Cổ.
Đồng thời các công xưởng còn tồn tại nhiều mối quan hệ xã hội tương đối phức tạp, đặc biệt là các công xưởng chế tác đồ trang sức mang tính xã hội hóa hơn hẳn các công xưởng chế tác đồ đá khác. Nếu được nghiên cứu một cách cặn kẽ, thì những công xưởng sẽ cho chúng ta nhiều thông tin thú vị hơn nữa về tình hình kinh tế, văn hóa, trình độ phát triển chung cũng như tâm thức của cư dân Việt cổ (Hoàng Diệp 2023: 3-15).
Tồn tại trong thời hoàng kim của đồ kim khí, trong vai trò công cụ sản xuất đồ đá đã mất ưu thế, nhưng trong vai trò là đồ trang sức, đồ đá vẫn có một vị trí vô cùng quan trọng, cho đến nay chế tác đá quý vẫn là một trong những ngành có hiệu quả kinh tế cao. Những di vật khuyên tai, hạt chuỗi trong các công xưởng cho chúng ta thông tin quan trọng về kỹ thuật, kinh tế thời kỳ Đông Sơn.
Về địa bàn phân bố, các công xưởng này đều tập trung tại khu vực trù phú nhất của đồng bằng sông Mã, nằm cách các dòng chảy không xa. Cho đến thời kỳ văn hóa Đông Sơn thì những công xưởng chế tác đồ trang sức từ đá ở khu vực miền bắc hoàn toàn biến mất, mặc dù ở thời đại đồng thau trước đó có những công xưởng có quy mô lớn và chuyên môn hóa cao như Bãi Tự, Hồng Đà, Tràng Kênh, mà chỉ tập trung phân bố ở lưu vực sông Mã, về loại hình không phải chế tác những vật đeo đa dạng như Bãi Tự, Hồng Đà, Tràng Kênh mà chỉ chế tác khuyên tai với một kiểu dáng duy nhất. Điều này khó có thể diễn giải cặn kẽ, nhưng có thể những vòng đeo khác như vòng tay, vòng chân, vòng cổ, nhẫn đến văn hóa Đông Sơn đã được thay thế bằng những vòng đeo bằng kim loại đồng sắt, và trong những hiện vật của văn hóa Đông Sơn thì những đồ trang sức bằng đồng, bằng sắt chiếm rất nhiều. Nhưng khuyên tai trong văn hóa Đông Sơn lại chủ yếu bằng đá hoặc một số lượng không lớn khuyên tai thủy tinh, khuyên tai bằng kim loại rất hiếm. Có lẽ chỉ có các công xưởng ở lưu vực sông Mã thích nghi được với sự thay đổi đó, hoặc nhu cầu về khuyên tai ở lưu vực sông Mã là rất lớn…
Về niên đại, các công xưởng Gò Mả Chùa, Cồn Cấu, Bái Tê, Núi Sen đều thuộc vào giai đoạn vãn kỳ của văn hóa Đông Sơn, cuối thời đại đồng, sơ ký sắt sớm. Trong tầng văn hóa cho thấy ở đây đã có sự xâm nhập của văn hóa Hán, nhưng những yếu tố bản địa chưa hề mất đi mà trái lại còn tồn tại và phát huy mãnh liệt những bản sắc vốn có.
Đặc trưng của sản phẩm của các công xưởng này là sự vắng mặt của các công cụ sản xuất, sản phẩm chính là khuyên tai từ đá ngọc và đá thạch anh, nghèo nàn về kiểu dáng, đều là những khuyên tai hình vành khăn, nhỏ, bản mỏng, dẹt, mặt cắt hình chữ nhật, hình thang.
Thợ thủ công Đông Sơn đã đạt đến đỉnh cao của kỹ thuật chế tác đá, sản phẩm làm ra là những khuyên tai rất nhỏ, mỏng, có độ thẩm mĩ cao, tinh xảo tới từng chi tiết.
Các công xưởng đã đạt mức chuyên môn hóa tương đối cao, do vậy có thể đã có sự phân công lao động xã hội, và sự chuyên môn hóa đó chính là một trong những điều kiện để thương mại phát triển. Có thể nói bên cạnh kinh tế nền tảng của xã hội là nông nghiệp thì những ngành khác đang dần xác lập được vị trí của mình trong nền kinh tế. Những sản phẩm của các công xưởng không chỉ được trao đổi, giao lưu trong một khu vực nhỏ hẹp mà rất có thể đã vượt qua khỏi giới hạn của một thị tộc, bộ lạc, tiến đến những vùng xa hơn trên những con thuyền vận chuyển dọc theo những con sông. Quá trình trao đổi ấy đã thúc đẩy sự phát triển chung của kinh tế Đông Sơn, đẩy nhanh quá trình phân hóa xã hội.
Các công xưởng cũng cho thấy một phần cuộc sống và sinh hoạt của người Việt Cổ. Có thể nói với sự nở rộ và đạt đến trình độ cao của những công xưởng chế tác đồ trang sức, đã cho thấy cư dân Việt Cổ không chỉ biết đến trồng trọt chăn nuôi, mà còn rất chú trọng đến nhu cầu của đời sống tinh thần, tín ngưỡng. Các công xưởng là một trong những bằng chứng về trình độ phát triển của kinh tế thời kỳ văn hóa Đông Sơn. Với quy mô không lớn, loại hình công xưởng chế tác trang sức này góp phần phản ánh sự hình thành và phát triển của lĩnh vực thủ công gia đình, nhưng đồng thời những sản phẩm của các công xưởng ấy lại có mặt trên một khu vực rộng lớn, phản ánh những tiền đề cho sự hình thành và phát triển của những công xưởng có quy mô lớn hơn trong những giai đoạn tiếp theo. Tiếc rằng sự xâm lăng của phương Bắc và sự thống trị kéo dài đã khiến cho những công xưởng này không có điều kiện phát triển mạnh hơn nữa.
Các công xưởng luôn là những bằng chứng rõ nét nhất cho phép chúng ta khai thác được nhiều được nhiều thành tựu kỹ thuật của nguời xưa nhất. Do vậy các công xưởng chế tác khuyên tai đá cho chúng ta hiểu thêm về trình độ kỹ thuật của cư dân Đông Sơn, đồng thời phản ánh phần nào tâm thức của người Việt Cổ.
Đồng thời các công xưởng còn tồn tại nhiều mối quan hệ xã hội tương đối phức tạp, đặc biệt là các công xưởng chế tác đồ trang sức mang tính xã hội hóa hơn hẳn các công xưởng chế tác đồ đá khác. Nếu được nghiên cứu một cách cặn kẽ, thì những công xưởng sẽ cho chúng ta nhiều thông tin thú vị hơn nữa về tình hình kinh tế, văn hóa, trình độ phát triển chung cũng như tâm thức của cư dân Việt cổ (Hoàng Diệp 2023: 3-15).
Thông báo
Thứ tư, 12 Tháng 6 2024- 09:59
Thứ bảy, 27 Tháng 5 2023- 14:12
Thứ hai, 06 Tháng 6 2022- 10:10
Thứ tư, 23 Tháng 3 2022- 14:57
Thứ ba, 07 Tháng 9 2021- 16:38
Thư viện
- Tác giả: Viện Khảo cổ học
- Nhà xb: Khoa học xã hội - 2024
- Số trang: 1358tr
- Khổ: 19x27cm
- Tác giả: Trương Khởi Chi (Chủ biên)
- Nhà xuất bản: Đại học Quốc gia Hà Nội
- Năm xb: 2021
- Khổ sách: 16 x 24
- Số trang: 661 trang
- Tác giả: Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa
- Nhà xuất bản: Thanh Hóa – 2020
- Số trang: 212 tr
- Khổ sách: 21 x 29,7cm
- Tác giả:
GS.TS. Nguyễn Hữu Minh
PGS.TS. Phan Thị Mai Hương
PGS.TS. Vũ Thị Thanh Hương
PGS.TS. Vũ Mạnh Lợi
- Năm xuất bản: ...
- Tác giả: Paul Ory
- Người dịch: Phạm Văn Tuân
- Nhà xb: Dân Trí, 2019
- Khổ: 14 x 20,5
- Số trang: 164tr
- Tác giả :TS.Trần Thị Phương Hoa (Chủ biên), Viện sử học
- Năm xuất bản: 2023
- Số trang: 432tr
- Tác giả: Viện KHXH vùng Nam Bộ
- Năm xuất bản: 2023
- Nhà xb:Lao Động
- Số trang: 500
- Tác giả : TS. Lý Hoàng Mai (Chủ biên)
- Năm xuất bản: 2022
- Số trang: 244
Tạp chí
Phần 3: KCH sơ sử và nhà nước sớm
Khảo cổ học số 2/2024
Khảo cổ học số 1/2024
Khảo cổ học số 1/2024
Huyện Hoàng Su Phì và Xín Mần nằm ở phía tây tỉnh Hà Giang, cách thành phố Hà Giang 100 - 150 km về phía tây; phía bắc giáp tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, phía tây giáp tỉnh Lào Cai, phía đông giáp huyện Vị Xuyên và huyện Bắc Quang, phía nam giáp huyện Quang Bình.
Phần 2: Khảo cổ học Tiền sử
Phần 1: Vấn đề chung
Tin tức khác
02 Th12 2024 15:38
19 Th11 2024 16:52
19 Th11 2024 16:43
19 Th11 2024 16:36
19 Th11 2024 16:07
19 Th11 2024 15:58
Copyright © 2016 by khaocohoc.gov.vn.
Thiết kế bởi VINNO
Tổng số lượt truy cập: 9144241
Số người đang online: 21