Hải trình chí lược
- Tác giả: Phan Huy Chú
- Nxb: Hà Nội
- Năm xb: 2021
- Khổ sách:16 x 24cm
- Số trang: 254 tr
- Hình thức bìa: mềm
Tháng 12 năm 1994, nhà xuất bản Association de l'Archipel tại Paris phát hành tuyển tập thứ 25 của hội, cuốn sách biên khảo song ngữ Pháp-Việt, tựa đề Phan Huy Chú - Hải Trình Chí Lược -Récit sommaire d'un voyage en mer 1833- do Phan Huy Lê, Claudine Salmon và Tạ Trọng Hiệp dịch và giới thiệu. Ðây là một công trình biên khảo nghiêm túc hiếm có, với sự cộng tác Pháp Việt.
Cuốn sách chia làm ba phần:
- Nxb: Hà Nội
- Năm xb: 2021
- Khổ sách:16 x 24cm
- Số trang: 254 tr
- Hình thức bìa: mềm
Tháng 12 năm 1994, nhà xuất bản Association de l'Archipel tại Paris phát hành tuyển tập thứ 25 của hội, cuốn sách biên khảo song ngữ Pháp-Việt, tựa đề Phan Huy Chú - Hải Trình Chí Lược -Récit sommaire d'un voyage en mer 1833- do Phan Huy Lê, Claudine Salmon và Tạ Trọng Hiệp dịch và giới thiệu. Ðây là một công trình biên khảo nghiêm túc hiếm có, với sự cộng tác Pháp Việt.
Cuốn sách chia làm ba phần:
- Phần đầu về cuộc đời và sự nghiệp của Phan Huy Chú.
- Phần thứ nhì về Nhãn quan phái viên đi Hạ Châu.
- Phần thứ ba là bản dịch tập du ký Hải Trình Chí Lược của Phan Huy Chú, với phần chú giải quan trọng.
Phan Huy Chú sinh năm 1782, mất năm 1840, là tác giả tập Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí, bộ bách khoa toàn thư đầu tiên và có giá trị hàng đầu về lịch sử và văn hóa Việt Nam. Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí được Phan Huy Chú soạn trong 10 năm, làm nhà trong núi Sài Sơn, đóng cửa tạ khách, từ tuổi 27 đến tuổi 37. Tác phẩm này đã đưa Phan Huy Chú lên vị trí nhà bác học lớn của Việt Nam. Trong phần cuộc đời và sự nghiệp của Phan Huy Chú, không những người đọc được biết về điều kiện làm việc và quan lộ của Phan Huy Chú, với những nét mới chưa được công bố từ trước đến giờ, về tiểu sử của ông, về dòng họ Phan Huy, sự kết hợp với dòng họ Ngô Thì, hai dòng họ có truyền thống văn học lớn vào bậc nhất nước Việt thời ấy.
Về phần nhãn quan của phái viên đi Hạ Châu, các dịch giả và soạn giả dẫn giải về bối cảnh lịch sử, chính trị, kinh tế và địa lý của các chuyến đi sứ dưới thời nhà Nguyễn, bắt đầu từ đời Minh Mạng, về vùng Hạ Châu, tức là vùng Nam Dương quần đảo. Vì chuyến đi Âu Châu năm 1840 đã không thành công, các sứ giả không được Paris và Luân Ðôn tiếp kiến, nên triều đình Huế đã phái người đi Hạ Châu để tìm hiểu những hoạt động kinh tế, chính trị và quân sự của Tây phương.
Trong phần dịch Hải Trình Chí Lược, người đọc được biết về nội dung chuyến đi, qua lời tường thuật của học giả Phan Huy Chú. Lộ trình bắt đầu từ Ðà Nẵng, qua Ðèo cả, xuống Mũi Né - Phan Thiết, tới Singapour tức Tân Gia Ba, rồi dọc theo đảo Sumatra tới thủ đô Batavia nằm trên đảo Java. Và người đọc còn được mở rộng tầm nhìn về bối cảnh lịch sử và văn hóa Việt Nam trong sự giao tiếp giữa Việt Nam và các vùng lân cận, ở thế kỷ XIX.
Sau cùng là những địa đồ, tranh ảnh, minh họa được lựa chọn kỹ càng cho cuốn sách. Ðiều mà chúng ta thường thấy rất thiếu trong các công trình nghiên cứu sử địa của Việt Nam từ trước đến giờ.
Một trong những đóng góp đáng chú ý của Phan Huy Chú đối với văn xuôi ghi chép là tập Hải trình chí lược. Ở tập ký này Phan Huy Chú ghi lại hành trình (một dạng kỷ hành văn) trên biển của ông trong chuyến đi công cán để chuộc tội sang Tân Gia Ba và Giang Lưu Ba năm 1832, cố gắng tả thật đúng những cảnh sắc núi sông và các sự tình xảy ra trong cuộc lữ hành, cả những ấn tượng của tác giả trước một thế giới đầy mới lạ…Qua những điều tai nghe mắt thấy, Phan Huy Chú đã cung cấp cho người đọc những hiểu biết về vùng Singapo thuộc Anh và Inđônêxia thuộc Hà Lan ở nửa đầu thế kỷ 19: từ những tri thức về địa lý tự nhiên đến những thể chế hành chính, phong tục tập quán, công nghiệp, thương nghiệp, tình hình kinh tế chính trị, cả về vấn đề ngôn ngữ cũng như về một số thắng cảnh. Hơn nữa, là một trí thức Nho học có trình độ hiểu biết sâu về lịch sử, văn hóa Trung Hoa, tại những vùng đất xa lạ trong hành trình của mình, Phan Huy Chú đặc biệt suy nghĩ và chú ý ghi chép về những tiến bộ kỹ thuật, về ứng xử văn hóa rất khác với thế giới Việt Nam - Trung Hoa mà ông đã quen thấy trước đây. Vì thế những ghi chép của ông không những cho thấy các mối quan hệ chính trị, ngoại giao, buôn bán giữa triều NGuyễn và các nước trong khu vực, mà còn phản ánh khá rõ những nhận thức của trí thức Việt Nam lúc bấy giờ về một thế giới mới ở Đôg Nam Á có sự hiện diện cuộc sống và các hoạt động giao thương của người Anh, người Hà Lan phương Tây.
Hành trình chí lược được coi là một trong những tác phẩm ký văn xuôi chữ Hán đã ghi lại được những bước đi đầu tiên của dân tộc Việt Nam trong tiến trình nhận thức châu Âu. Nó đồng thời có ý nghĩa đối với việc tìm hiểu lịch sử phát triển thể văn này vừa có ý nghĩa trong việc xem xét mối quan hệ của Việt Nam trong giao lưu văn háo, văn học với châu Âu ở những bước khởi đầu.
Xin trân trọng giới thiệu!
Về phần nhãn quan của phái viên đi Hạ Châu, các dịch giả và soạn giả dẫn giải về bối cảnh lịch sử, chính trị, kinh tế và địa lý của các chuyến đi sứ dưới thời nhà Nguyễn, bắt đầu từ đời Minh Mạng, về vùng Hạ Châu, tức là vùng Nam Dương quần đảo. Vì chuyến đi Âu Châu năm 1840 đã không thành công, các sứ giả không được Paris và Luân Ðôn tiếp kiến, nên triều đình Huế đã phái người đi Hạ Châu để tìm hiểu những hoạt động kinh tế, chính trị và quân sự của Tây phương.
Trong phần dịch Hải Trình Chí Lược, người đọc được biết về nội dung chuyến đi, qua lời tường thuật của học giả Phan Huy Chú. Lộ trình bắt đầu từ Ðà Nẵng, qua Ðèo cả, xuống Mũi Né - Phan Thiết, tới Singapour tức Tân Gia Ba, rồi dọc theo đảo Sumatra tới thủ đô Batavia nằm trên đảo Java. Và người đọc còn được mở rộng tầm nhìn về bối cảnh lịch sử và văn hóa Việt Nam trong sự giao tiếp giữa Việt Nam và các vùng lân cận, ở thế kỷ XIX.
Sau cùng là những địa đồ, tranh ảnh, minh họa được lựa chọn kỹ càng cho cuốn sách. Ðiều mà chúng ta thường thấy rất thiếu trong các công trình nghiên cứu sử địa của Việt Nam từ trước đến giờ.
Một trong những đóng góp đáng chú ý của Phan Huy Chú đối với văn xuôi ghi chép là tập Hải trình chí lược. Ở tập ký này Phan Huy Chú ghi lại hành trình (một dạng kỷ hành văn) trên biển của ông trong chuyến đi công cán để chuộc tội sang Tân Gia Ba và Giang Lưu Ba năm 1832, cố gắng tả thật đúng những cảnh sắc núi sông và các sự tình xảy ra trong cuộc lữ hành, cả những ấn tượng của tác giả trước một thế giới đầy mới lạ…Qua những điều tai nghe mắt thấy, Phan Huy Chú đã cung cấp cho người đọc những hiểu biết về vùng Singapo thuộc Anh và Inđônêxia thuộc Hà Lan ở nửa đầu thế kỷ 19: từ những tri thức về địa lý tự nhiên đến những thể chế hành chính, phong tục tập quán, công nghiệp, thương nghiệp, tình hình kinh tế chính trị, cả về vấn đề ngôn ngữ cũng như về một số thắng cảnh. Hơn nữa, là một trí thức Nho học có trình độ hiểu biết sâu về lịch sử, văn hóa Trung Hoa, tại những vùng đất xa lạ trong hành trình của mình, Phan Huy Chú đặc biệt suy nghĩ và chú ý ghi chép về những tiến bộ kỹ thuật, về ứng xử văn hóa rất khác với thế giới Việt Nam - Trung Hoa mà ông đã quen thấy trước đây. Vì thế những ghi chép của ông không những cho thấy các mối quan hệ chính trị, ngoại giao, buôn bán giữa triều NGuyễn và các nước trong khu vực, mà còn phản ánh khá rõ những nhận thức của trí thức Việt Nam lúc bấy giờ về một thế giới mới ở Đôg Nam Á có sự hiện diện cuộc sống và các hoạt động giao thương của người Anh, người Hà Lan phương Tây.
Hành trình chí lược được coi là một trong những tác phẩm ký văn xuôi chữ Hán đã ghi lại được những bước đi đầu tiên của dân tộc Việt Nam trong tiến trình nhận thức châu Âu. Nó đồng thời có ý nghĩa đối với việc tìm hiểu lịch sử phát triển thể văn này vừa có ý nghĩa trong việc xem xét mối quan hệ của Việt Nam trong giao lưu văn háo, văn học với châu Âu ở những bước khởi đầu.
Xin trân trọng giới thiệu!
Ngô Thị Nhung
Thông báo
Thứ tư, 12 Tháng 6 2024- 09:59
Thứ bảy, 27 Tháng 5 2023- 14:12
Thứ hai, 06 Tháng 6 2022- 10:10
Thứ tư, 23 Tháng 3 2022- 14:57
Thứ ba, 07 Tháng 9 2021- 16:38
Thư viện
- Tác giả: Viện Khảo cổ học
- Nhà xb: Khoa học xã hội - 2024
- Số trang: 1358tr
- Khổ: 19x27cm
- Tác giả: Trương Khởi Chi (Chủ biên)
- Nhà xuất bản: Đại học Quốc gia Hà Nội
- Năm xb: 2021
- Khổ sách: 16 x 24
- Số trang: 661 trang
- Tác giả: Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa
- Nhà xuất bản: Thanh Hóa – 2020
- Số trang: 212 tr
- Khổ sách: 21 x 29,7cm
- Tác giả:
GS.TS. Nguyễn Hữu Minh
PGS.TS. Phan Thị Mai Hương
PGS.TS. Vũ Thị Thanh Hương
PGS.TS. Vũ Mạnh Lợi
- Năm xuất bản: ...
- Tác giả: Paul Ory
- Người dịch: Phạm Văn Tuân
- Nhà xb: Dân Trí, 2019
- Khổ: 14 x 20,5
- Số trang: 164tr
- Tác giả :TS.Trần Thị Phương Hoa (Chủ biên), Viện sử học
- Năm xuất bản: 2023
- Số trang: 432tr
- Tác giả: Viện KHXH vùng Nam Bộ
- Năm xuất bản: 2023
- Nhà xb:Lao Động
- Số trang: 500
- Tác giả : TS. Lý Hoàng Mai (Chủ biên)
- Năm xuất bản: 2022
- Số trang: 244
Tạp chí
Phần 3: KCH sơ sử và nhà nước sớm
Khảo cổ học số 2/2024
Khảo cổ học số 1/2024
Khảo cổ học số 1/2024
Huyện Hoàng Su Phì và Xín Mần nằm ở phía tây tỉnh Hà Giang, cách thành phố Hà Giang 100 - 150 km về phía tây; phía bắc giáp tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, phía tây giáp tỉnh Lào Cai, phía đông giáp huyện Vị Xuyên và huyện Bắc Quang, phía nam giáp huyện Quang Bình.
Phần 2: Khảo cổ học Tiền sử
Phần 1: Vấn đề chung
Tin tức khác
02 Th12 2024 10:35
25 Th11 2024 16:02
07 Th11 2024 10:48
06 Th11 2024 16:08
06 Th11 2024 16:04
04 Th11 2024 11:04
Copyright © 2016 by khaocohoc.gov.vn.
Thiết kế bởi VINNO
Tổng số lượt truy cập: 9297671
Số người đang online: 26