Lưu Dấu Chăm-Pa: Cố Đô Simhapura - Trà Kiệu (Thế Kỷ I-XI)

Tác giả: Linh mục An Tôn, Nguyễn Trường Thăng
- Nxb: Hội Nhà văn Việt Nam - 2018
- Khổ sách: 25 x 25cm
- Hình thức bìa: cứng
- Số trang: 93tr

Trong lòng đất của Kinh thành Sư tử - Simhapura, Trà Kiệu thuộc vương quốc cổ Chiêm Thành/Chăm-pa vẫn còn ẩn giấu nhiều bí ẩn lịch sử, mặc dầu những cuộc khai quật khảo cổ học tại đây từ những năm 1927-1928 và trong những thập niên qua đã hiện lộ nhiều kết quả thú vị.

Trong những năm 1980, cư dân Trà Kiệu đã tình cờ tìm thấy nhiều cổ vật trong kinh thành này; họ ưu ái dành tặng Cha quản xứ An-tôn Nguyễn Trường Thăng những gạch, ngói, tượng đá thu thập được trong khu vực quanh chân đồi Bửu Châu. Cũng tại khu vực này vào thập niên 1990, các cuộc khai quật khảo cổ học đã được tiến hành bởi những nhà khảo cổ học uy tín của các đại học University College London (Anh Quốc) và Waseda University (Nhật Bản). Kể từ đó, kinh đô một thời của vương quốc cổ Chăm-pa được đón nhận sự quan tâm rộng rãi bởi cộng đồng học giả quốc tế qua nhiều chuyên khảo về khảo cổ học, lịch sử và nghệ thuật được công bố trên các tạp chí khoa học.

Sưu tập của Linh mục An-tôn Nguyễn Trường Thăng tuy không nhiều và dĩ nhiên không có xuất xứ từ những cuộc khai quật khảo cổ học nhưng rất phong phú về thể loại và chất liệu; do đó chúng có thể được dùng để nghiên cứu đối sánh với những hiện vật phát lộ trong các cuộc khai quật chính quy nhằm góp phần tìm hiểu quá khứ sinh động của kinh thành Trà Kiệu.

Trong sưu tập này, những tác phẩm đáng quan tâm được kể đến là: Phần trên của một bức phù điêu thể hiện thẩn Shiva, phía sau có văn khắc bằng tiếng Chăm cổ, phát hiện tại thung lũng Chiêm Sơn Tây; phần dưới của nó được sưu tẩm từ thời Pháp thuộc, hiện nay được bảo quản tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm - Đà Nẵng; bức văn khắc này có niên đại vào giữa thế kỷ XV, cung cấp nhiều thông tin quan trọng vào giai đoạn cuối của vương quốc Chiêm Thành/Chăm-pa tại vùng Quảng Nam. Ngoài ra còn phải kể đến một hiện vật độc đáo khác, đó là đồng tiền vàng Dinar đúc vào đầu thế kỷ X, cho đến nay đó là đồng tiền Ả Rập duy nhất được tìm thấy tại Việt Nam.

Mong rằng quyển sách nhỏ được chính Linh mục An-tôn Nguyễn Trường Thăng biên soạn để giới thiệu bộ sưu tập giá trị của ông sẽ cung cấp thêm những thông tin cơ bản nhằm thu hút các giới thưởng ngoạn tìm đến chiêm ngưỡng và nghiên cứu thêm theo như tâm nguyện của ông.
Xin trân trọng giới thiệu!

Ngô Thị Nhung

Thông báo

Thư viện

- Tác giả: Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa - Nhà xuất bản: Thanh Hóa – 2020 - Số trang: 212 tr - Khổ sách: 21 x 29,7cm
- Tác giả:  GS.TS. Nguyễn Hữu Minh PGS.TS. Phan Thị Mai Hương PGS.TS. Vũ Thị Thanh Hương PGS.TS. Vũ Mạnh Lợi - Năm xuất bản: ...
- Tác giả: Paul Ory - Người dịch: Phạm Văn Tuân - Nhà xb: Dân Trí, 2019 - Khổ: 14 x 20,5 - Số trang: 164tr
- Tác giả :TS.Trần Thị Phương Hoa (Chủ biên), Viện sử học - Năm xuất bản: 2023 - Số trang: 432tr  
- Tác giả: Viện KHXH vùng Nam Bộ - Năm xuất bản: 2023 - Nhà xb:Lao Động - Số trang: 500  
- Tác giả : TS. Lý Hoàng Mai (Chủ biên)​ - Năm xuất bản: 2022 - Số trang: 244
NXB Tổng hợp TPHCM vừa ra mắt trọn bộ 2 quyển sách Khảo cổ học Đồng bằng sông Mê Kông - Tập II: Văn minh vật chất Óc Eo của tác giả Louis Malleret do...
- Tác giả: Phạm Văn Kỉnh - Nhà xb: Văn hóa dân tộc - Năm xb: 2024 - Số trang: 302tr

Tạp chí

Huyện Hoàng Su Phì và Xín Mần nằm ở phía tây tỉnh Hà Giang, cách thành phố Hà Giang 100 - 150 km về phía tây; phía bắc giáp tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, phía tây giáp tỉnh Lào Cai, phía đông giáp huyện Vị Xuyên và huyện Bắc Quang, phía nam giáp huyện Quang Bình.
QUY ĐỊNH GỬI BÀI CHO TẠP CHÍ KHẢO CỔ HỌC    

Tin tức khác


61 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội

+8424 38255449
Copyright © 2016 by khaocohoc.gov.vn.
Thiết kế bởi VINNO
Tổng số lượt truy cập: 9022044
Số người đang online: 38